Thạc Sĩ Đánh giá sự biến động nguồn lợi tôm giống của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Đánh giá sự biến động nguồn lợi tôm giống của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius và Metapenaeus Wood - Mason et Alcock vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau


    MỞ ĐẦU
    Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, có ba mặt giáp biển và có hệ
    thống sông, rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 7000 km và tổng diện
    tích mặt nước gần 160 km
    2
    . Đây là vùng đất thấp, nên các sông, rạch đóng
    vai trò của những “kênh dẫn triều” đưa nước biển theo thuỷ triều xâm nhập
    ngược dòng làm nhiễm mặn gần toàn bộ sông, rạch ở nơi này. Đặc biệt, với
    những bãi triều rộng, nhiều cửa sông cùng với chế độ môi trường nước và
    thuỷ văn thuận lợi đã tạo nên một vùng sinh thái thuỷ sinh đặc trưng không
    phải nơi đâu cũng có và đã hấp dẫn nhiều loài động thực vật thủy sinh đến trú
    ẩn và sinh sản, như vùng bãi bồi Tây Ngọc Hiển - Vườn Quốc gia (VQG) mũi
    Cà Mau. Bãi bồi này lâu nay được xem như là bãi ương cung cấp, bổ sung
    nguồn lợi các loài tôm, cá, nhuyễn thể vv . vào các quần đàn trưởng thành
    sống trong vùng, cũng như khu vực biển Đông - Tây Nam Bộ.
    Trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ tôm trong và ngoài
    nước tăng mạnh, nên ngư dân ven biển đã khai thác tận thu các loài tôm cá
    dẫn đến nguồn lợi nhiều loài tôm có giá trị kinh tế đang có chiều hướng suy
    giảm nghiêm trọng. Ngư dân không chỉ khai thác tôm, cá con mà còn khai
    thác cả các cá thể đang mang trứng trong mùa sinh sản ở ngay cả những vùng
    cấm, mùa cấm đánh bắt vv . bằng nhiều phương tiện đánh bắt mang tính huỷ
    diệt, như nghề đáy sông, nghề te và nguy hiểm hơn là nghề te có sử dụng
    xung điện. Chính việc khai thác nguồn lợi bừa bãi không có quy hoạch, thiếu
    giải pháp hợp lý và thiếu ý thức bảo vệ, cùng với sự gia tăng dân số và áp lực
    phát triển kinh tế xã hội của địa phương ngày càng cao, vấn đề ô nhiễm môi
    trường vv . tất cả những yếu tố trên làm thay đổi thành phần loài, số lượng và
    trữ lượng các loài tôm ở đây. Hiện tại, các nhà khoa học và các nhà quản lý
    đang tìm kiếm các giải pháp hợp lý cho vấn đề nan giải này.
    Cho tới nay, đã có một số chương trình nghiên cứu ở Cà Mau, nhưng
    đa số đều tập trung về sinh thái, còn đa dạng sinh học ít được quan tâm hơn,
    nhất là đa dạng sinh học thủy sinh. Lược khảo tài liệu cho thấy, hầu hết tài
    liệu về đa dạng sinh học thủy sinh ở Cà Mau tập trung nghiên cứu các loài
    tôm, cá ở giai đoạn trưởng thành, còn giai đoạn ấu trùng, con giống ít được đề
    cập tới, nhất là về nguồn lợi tôm giống.
    Ở Cà Mau, có một số loài tôm được nuôi và khai thác phổ biến là
    Penaeus monodon, P. indicus và Metapenaeus ensis. Trong đó con giống loài
    Penaeus monodon chủ yếu được sản xuất nhân tạo, những loài tôm khác đượ c
    khai thác ngoài tự nhiên. Ước tính mỗi năm, chỉ riêng loài tôm sú Penaeus
    monodon người nuôi tôm ở Cà Mau sử dụng khoảng 10 tỷ con giống với số
    tiền chi phí lên tới hàng trăm tỷ đồng. Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng
    cũng như biến động nguồn lợi tôm, nhất là nguồn lợi tôm giống và đánh giá
    hiện trạng và ảnh hưởng của một số loại nghề khai thác có tính hủy diệt là rất
    cần thiết để làm cơ sở đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý, bảo vệ
    và tái tạo nguồn lợi tôm ở Cà Mau góp phần quan trọng cho việc quy hoạch,
    định hướng và phát triển bền vững ngành Thủy sản ở đây.
    Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Đánh giá sự biến động nguồn
    lợi tôm giống của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius,
    1798 và Metapenaeus Wood - Mason et Alcock, 1891 vùng cửa sông bãi bồi
    Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau” được tiến hành.
    Mục đích nghiên cứu:
    Đánh giá hiện trạng và tình hình biến động nguồn lợi tôm giống của
    một số loài tôm có giá trị kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius, 1798 và
    Metapenaeus Wood - Mason et Alcock, 1891 vùng cửa sông bãi bồi Tây
    Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải
    pháp khả thi nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi tôm
    giống vùng ven biển Cà Mau nhất là vùng bãi bồi Tây Ngọc Hiển, thuộc
    Vườn Quốc Gia mũi Cà Mau.
    Nội dung nghiên cứu:
    1. Nghiên cứu thành phần loài và tình hình biến động nguồn lợi tôm giống
    của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius, 1798 và
    Metapenaeus Wood - Mason et Alcock, 1891ở KVNC.
    2. Điều tra hiện trạng và đánh giá sự ảnh hưởng của nghề te, nghề đáy sông
    đến nguồn lợi thủy sản ở VQG mũi Cà Mau.
    3. Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở VQG mũi Cà Mau
    và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm quản lý bảo vệ và tái tạo nguồn lợi.
    Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận án:
    1. Ý nghĩa khoa học
    Là công trình nghiên cứu đầu tiên, chuyên về nguồn lợi tôm giống của
    02 giống tôm kinh tế và được nghiên cứu không những ở vùng biển ven bờ ,
    mà còn cả ở vùng cửa sông của cả vùng biển của một tỉnh, có điều kiện sinh
    thái và nguồn lợi tôm đặc thù nhất, phong phú nhất cả nước.
    Công trình đã đánh giá một cách khoa học thành phần và sự ảnh hưởng
    tôm giống bị hai ngư cụ không thích hợp khai thác.
    Công trình đã nghiên cứu tương đối tổng hợp, có cơ sở khoa học về các
    điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc ban hành các chính sách bảo vệ
    nguồn lợi.
    2. Ý nghĩa thực tiễn
    Các kết quả nghiên cứu về thành phần loài, số lượng và sự biến động
    giống loài tôm phân bố tự nhiên theo thời gian, địa điểm; thành phần loài, số
    lượng bị khai thác bởi nghề te và nghề đáy sông, có ý nghĩa lớn trong việc
    đưa ra những biện pháp tích cực để bảo vệ nguồn lợi.
    Các đánh giá về hiện trạng khai thác, hiện trạng của các biện pháp bảo
    vệ nguồn lợi đang được thực hiện là cơ sở khoa học để các cơ quan chức năng
    nắm được tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp để đưa ra những quyết
    sách mới.Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau, 2000, ịch s Đảng bộ Cà Mau.
    2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), inh kế bền vững cho
    các khu bảo tồn biển iệt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    3. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, Nhà xuất bản Nông
    nghiệp.
    4. Bộ Thủy sản, Danida (1997), ổng quan ngành hủy sản t nh số liệu
    điều tra khung, giai đoạn I.
    5. Khúc Ngọc Cẩm (1988), Biến động về mùa vụ theo số lượng tôm, cá
    giống tự nhiên vào đầm nước lợ qua cống lấy giống, Sinh học tôm và kĩ
    thuật nuôi tôm ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Các công trình nghiên cứu
    Khoa học kĩ thuật thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tạp chí Thủy
    sản, 1988.
    6. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau (2004), áo cáo số liệu tàu
    thuyền tính đến năm 2004.
    7. Chi cục Thống kê tỉnh Cà Mau (2012), Ni n giám thống k t nh Cà Mau
    năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê.
    8. Chi cục Thuế huyện Năm Căn, huyện Phú Tân, huyện Ngọc Hiển
    (2008), ố liệu nghề te, đáy sông.
    9. Nguyễn Văn Chiêm (2003), Thả tôm trở lại biển, Tạp chí thủy sản
    7/2003.
    10. Nguyễn Văn Chung, Phạm Thị Dự (1995), Danh mục tôm biển iệt
    Nam, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật.
    11. Nguyễn Công Con (1983), Điều tra thành phần tôm con trong sản lượng
    đánh bắt của các nghề xiệp, đáy sông, đáy biển khu vực sông Ông
    rang, huyện Năm Căn, t nh Minh Hải.
    12. Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản (1992), Các văn bản về bảo vệ và phát
    triển nguồn lợi thuỷ sản, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
    13. Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản (1995), ình hình nguồn lợi tôm và mực
    biển iệt Nam, hiện trạng và các biện pháp bảo vệ, Báo cáo đề tài
    KN.04.02.
    14. Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản (2003), Hướng dẫn khai thác và bảo vệ
    nguồn lợi hải sản iệt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    15. Mai Văn Cứ, Ngô Tự Trác, Nguyễn Trọng Hường (1980), Tình hình
    xuất hiện giống ở một số đầm nước lợ v ng Hải hòng.
    16. Đại học Cần Thơ, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau (2004),
    Điều tra nguồn lợi tôm, cá, cua v ng ãi ồi tây Ngọc Hiển, t nh Cà
    Mau.
    17. Phạm Ngọc Đ ng, Nguyễn Hải Đường (1977), ước đầu tìm hiểu một
    số đ c điểm sinh học của tôm bộp (Metapenaeus affinis Milne Edwwards) v ng gần bờ vịnh ắc ộ, Báo cáo tổng kết kết quả nghiên
    cứu 1975-1977.
    18. Phạm Ngọc Đ ng (1989), Điều tra sự phân bố, biến động nguồn lợi tôm
    giống v ng ven biển và c a sông t Hải hòng đến hanh Hóa, Báo cáo
    Khoa học kĩ thuật, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    19. Phạm Ngọc Đ ng (1994), Nguồn lợi tôm biển iệt Nam, Chuyên khảo
    biển Việt Nam, tập IV, 1994.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...