Thạc Sĩ Đánh giá sinh trưuởng bạch đàn Eucalyptus urophylla trồng thuần loài tại Lạng Sơn, Bắc Giang, làm cơ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Bạch đàn được dẫn giống vào Việt Nam từ trước năm 1945. Do có những đặc tính ưu việt: sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, dễ trồng, ít sâu bệnh, gỗ có giá trị kinh tế và nhiều công dụng như: gỗ xây dựng, gỗ xẻ, bột giấy, xuất khẩu, làm củi, lấy tinh dầu, ta nanh, nuôi ong mật, làm cảnh Nên từ những năm 60 đã phát triển mạnh, được gây trồng rộng rãi, tính đến năm 1995, Việt Nam có khoảng 144.417 ha rừng Bạch đàn các loại, chiếm 35% diện tích rừng trồng cả nước, giữ vị trí hàng đầu trong các cây trồng rừng chủ yếu (Nguyễn Ngọc Lung, 1995, [11]
    Bạch đàn dẫn giống vào nước ta có rất nhiều loài trong đó phải kể đến bạch đàn trắng (E.camaldulensis), bạch đàn đỏ (E.robusta), bạch đàn liễu (E.exserta) Những năm gần đây bạch đàn E.urophylla được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi trong đó có Công ty Lâm Nông nghiệp Đông Bắc.
    Công ty Lâm Nông Nghiệp Đông Bắc được Bộ và Chính phủ giao nhiệm vụ trồng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, hàng năm cung cấp cho ngành than từ 55.000-60.000m3 gỗ mỏ và tiến tới 80.000-90.000m3 vào năm 2005. Tính trung bình mỗi năm Công ty phải trồng 1.400 ha rừng. Vì thế cần thiết phải trồng rừng thâm canh với những loài cây trồng thích ứng với điều kiện tự nhiên và cho năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Công ty đã trồng hai dòng bạch đàn E.urophylla vô tính, và bạch đàn E.urophylla bằng cây con thực sinh, đến nay các rừng bạch đàn này đã được 3 tuổi.
    Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đánh gía sinh trưởng, chất lượng, sản lượng rừng trồng bạch đàn E.urophylla các dòng vô tính và bạch đàn trồng bằng cây con thực sinh để làm cơ sở cho chọn dòng bạch đàn E.urophylla có hiệu quả kinh tế cao nhất.
    Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá sinh trưởng bạch đàn Eucalyptus urophylla trồng thuần loài tại Lạng Sơn, Bắc Giang, làm cơ sở chọn loài cây trồng cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp cho Công Ty Lâm Nông Nghiệp Đông Bắc".
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


    1.1 TRÊN THẾ GIỚI
    Cây bạch đàn được coi là cây đặc trưng của lục địa Otxtrâylia. Nhiều loài và loài phụ bạch đàn đều là đặc hữu của lục địa Otxtrâylia, nhưng hiện nay các đảo lớn của Tân-Ghi Nê ở phía Bắc của Otxtrâylia, một số đảo nhỏ ở phía đông của Oxtrâylia (Timor, Weter ) có nhiều loài đang tồn tại trong trạng thái tự nhiên.
    Trong các loài đã tìm thấy ngoài Otxtrâylia có hai loài E. deglupta và E. urophylla. Cả hai loài này đều có đặc tính đáng chú ý là có thể sống được ở vùng có vĩ độ thấp.
    Theo tài liệu của Martin và Costalter (1975) [5] E. urophylla phân bố tự nhiên ở Timo và các đảo khác ở phần phía đông quần đảo Inđônexia, vĩ độ 8-100 Nam. Khi dẫn giống loài cây này ra ngoài vùng phân bố tự nhiên, thấy chúng đặc biệt thích hợp với vùng vĩ độ thấp, có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, hơi ẩm.
    Do sự phong phú về loài, biên độ sinh thái rộng, sinh trưởng nhanh, năng suất cao, giá trị kinh tế lớn. Bạch đàn đã trở thành cây trồng của cả thế giới.
    Hiện nay đã có 58 nước trồng bạch đàn với tổng diện tích lên tới 7.000.000ha, và 50 nước khác đang trồng thử nghiệm, đưa bạch đàn lên vị trí đứng đầu trong các loài cây trồng của thế giới [5].
    Đứng đầu các nước trồng bạch đàn trên thế giới là Brazin, đến năm 1973 diện tích đã trồng được là 1.052.000 ha. Tới năm 1983, Brazin đã có 4 triệu ha rừng trồng bạch đàn. Các loài bạch đàn được trồng phổ biến là: E. grandis, E.dennii, E. saligna, E. pilularis, E. deglypta, E. camaldulensis, E.urophylla, E. exserta Đứng thứ hai trên thế giới sau Brazin là Ấn Độ, từ 1790 đến 1974 đã trồng được 415.000ha
    Trước kia, các loài bạch đàn được trồng rộng rãi bằng cây con thực sinh, hạt được thu hái tại chỗ, do có nền tảng di truyền hẹp nên các cá thể trong rừng trồng có biến động mạnh về đường kính, chiều cao, dễ bị nhiễm bệnh, làm giảm năng suất, chất lượng gỗ. Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp nhằm tăng sự đồng đều của các cá thể, tăng năng suất và chất lượng gỗ.
    Brazin đã trồng bạch đàn bằng cây mô, hom được coi là một điển hình thành công, có tác dụng khích lệ đối với nhiều nước trên thế giới. Ngay từ năm 1980, Brazin đã sản xuất hàng năm 8 triệu cây mô, hom cho bạch đàn E. grandis (Hartney, 1980). Tới nay, con số cây mô, hom được trồng đã tăng lên rất nhiều.
    Cùng với việc trồng cây mô, hom các nhà khoa học còn bắt đầu chương trình cải thiện giống. Tới năm 1991, trong số 75 dòng vô tính tốt nhất để sản xuất cây hom phục vụ trồng rừng đại trà, đã có 13 dòng vô tính có nguồn gốc từ cây lai, trong đó có bạch đàn E. urophylla, tăng trưởng bình quân 35 m3/ha/năm.
    1.2 Ở VIỆT NAM
    Bạch đàn được dẫn giống vào nước ta trước năm 1945 [2]), nhưng chủ yếu là trồng thử nghiệm và làm cảnh, chưa trồng thành rừng kinh tế tập trung. Việc phát triển trồng bạch đàn trên qui mô lớn, mới được bắt đầu từ năm 1960.
    Riêng ở miền Bắc, ngay từ 1960 đến 1971 lực lượng quốc doanh đã trồng được 40.000 ha rừng bạch đàn (Hoàng Xuân Tý, 1984, Nguyễn Hồng Quân, 1991), trong đó phần lớn là bạch đàn liễu ( E. exserta). Từ 1972-1977 diện tích trồng rừng bạch đàn hàng năm khoảng 10.000-15.000 ha, chiếm 10% tổng diện tích rừng trồng (Nguyễn Hồng Quân, 1991).
    Từ 1960 bạch đàn trở thành một trong những loài cây trồng chủ yếu của Lâm Nghiệp, tuy nhiên cho đến nay bạch đàn đã phải trải qua những bước thăng trầm, có thể chia ra 3 giai đoạn: Từ 1977-1983 là thời kỳ bài trừ bạch đàn mạnh nhất, do có quan niệm bạch đàn trồng làm xấu đất, làm cạn kiệt nguồn nước, do đó diện tích trồng chỉ còn 2.000-3.000 ha/năm, mặt khác rừng bạch đàn còn bị tàn phá hoặc không được chăm sóc, nhiều cây con ở vườn ươm đủ tiêu chuẩn bị vứt bỏ.
    Giai đoạn 1984-1986 là giai đoạn phục hồi, diện tích trồng bạch đàn hàng năm không ngừng tăng lên và từ 1987 trở lại đây là giai đoạn phát triển, diện tích trồng rừng bạch đàn luôn đứng đầu trong các loài cây trồng của Lâm Nghiệp, các loài bạch đàn được trồng nhiều như: E. exserta, E.camaldulensis, E.citriodora, E.robusta. E.urophylla
    Trong điều kiện hiện nay đất trồng rừng bạch đàn thường thuộc loại nghèo kiệt, để kinh doanh rừng theo hướng phát triển bền vững và thâm canh, Chúng ta đã tập trung nghiên cứu tổng hợp nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng cây con được nuôi dưỡng ở vườn ươm, biện pháp làm đất trồng và bón phân cho rừng trồng, giảm mật độ trồng từ 2500 – 3300 cây/ha xuống còn 1100-2000cây/ha Một trong những biện pháp kỹ thuật được đặc biệt quan tâm là chọn giống và cải thiện giống. Theo chương trình cải tạo giống cây rừng, Trung Tâm Nghiên Cứu cây nguyên liệu giấy Vĩnh Phú đã khảo nghiệm chọn xuất xứ, chọn các dòng bạch đàn E.urophylla sinh trưởng nhanh, năng suất cao, bước đầu cho thấy bạch đàn lai E.urophylla và E.grandis và một số dòng bạch đàn Phù Ninh có nhiều triển vọng tốt, tuy nhiên khả năng thích ứng của nó với các vùng sinh thái khác nhau còn chưa được nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...