Luận Văn Đánh giá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệm gây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    65 trang

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu

    Phần 1: Đặt vấn đề 1

    Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

    2.1. Trên thế giới 3

    2.1.1. Nghiên cứu mang tính chất cơ sở 3

    2.1.2. Những công trình nghiên cứu thực tiễn 3

    2.2. Trong nước 4

    2.2.1. Các công trình mang tính chất cơ sở 4

    2.2.2. Các công trình nghiên cứu thực tiễn 4

    Phần 3: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp nghiên cứu 6

    3.1. Mục tiêu nghiên cứu 6

    3.2. Giới hạn nghiên cứu 6

    3.3. Nội dung nghiên cứu 7

    3.3.1. Đánh giá hiện trạng tầng cây cao 7

    3.3.2. Đánh giá hiện trạng tầng cây bản địa 7

    3.3.3. Điều tra một số nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng cây bản

    địa 7

    3.3.4. Xác định mối quan hệ giữa sinh trưởng và chất lượng của cây bản địa với một số nhân tố hoàn cảnh 7

    3.3.5. Tổng kết kinh nghiệm cây trồng các loài cây bản địa 7

    3.3.6. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh 8

    3.4. Phương pháp nghiên cứu 8

    3.4.1. Phương pháp luận 8

    3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 8

    Phần 4: Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu 17

    4.1.Điều kiện tự nhiên 17

    4.2. Điều kiện kinh tế xã hội 17

    Phần 5: Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả 21

    5.1. Giới thiệu mô hình trồng rừng bản địa dưới tán 21



    5.1.1. Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Thông mã vĩ 21

    5.1.2. Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Keo lá tràm 21

    5.2. Hiện trạng tầng cây cao 21

    5.2.1. Hiện trạng rừng Thông mã vĩ 23

    5.2.2. Hiện trạng rừng Keo lá tràm 25

    5.3. Hiện trạng tầng cây bản địa 27

    5.3.1. Giới thiệu sơ lược các loài cây bản địa được gây trồng tại khu vực nghiên cứu 27

    5.3.2. Mô tả sơ lược đặc điểm hình thái và sinh thái học của các loài cây bản địa được nghiên cứu 29

    5.3.3. Kết quả nghiên cứu hiện trạng các loài cây bản địa 32

    5.4. Kết quả điều tra một số nhân tố hoàn cảnh có ảnh hưởng tới sinh trưởng của tầng cây bản địa 36

    5.4.1. Nhân tố đất 37

    5.4.2. Thực bì, cây bụi thảm tươi 38

    5.4.3. Thảm mục, vật rơi rụng 40

    5.5. Xác định ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của tầng cây bản địa 41

    5.5.1. Quan hệ giữa sinh trưởng của cây bản địa dưới tán Thông mã vĩ với độ tàn che 41

    5.5.2. Quan hệ giứa sinh trưởng của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm và độ tàn che 44

    5.5.3. Kết luận chung về quan hệ giữa sinh trưởng của cây bản địa và độ tàn che 48

    5.6. Tổng kết kinh nghiệm gây trồng 48

    5.6.1. Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Thông mã vĩ 48

    5.6.2. Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Keo lá tràm 49

    5.7. Đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh 51

    5.7.1. Đối với lâm phần Thông mã vĩ 51

    5.7.2. Đối với lâm phần Keo lá tràm 52

    Phần 6: Kết luận – tồn tại – kiến nghị 53





    LỜI NÓI ĐẦU

    Sau quá trình học tập trong suốt 4 năm tại trường Đại học Lâm nghiệp với sự giảng dạy tận tình của các thầy cô trong trường, bản thân tôi đã được tiếp thu nhiều kiến thức quý báu nhằm phục vụ cho công tác lâm nghiệp trong tương lai. Nhằm đánh dấu bước chuyển biến trong quá trình học tập sau khoá học tại trường, đồng thời cũng nhằm củng cố và hoàn thiện kiến thức, được sự cho phép của Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Lâm học và các Thầy cô giáo, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp “Đánh giá sinh trưởng và tổng kết kinh nghiệm gây trồng một số loài cây gỗ bản địa trồng dưới tán rừng tại Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ - Đại Lải - Vĩnh Phúc” dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Phạm Xuân Hoàn, ThS. Nguyễn Trung Thành và các Thầy cô trong bộ môn Lâm sinh.

    Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, do lần đầu thực hiện nghiên cứu độc lập nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô và các bạn đọc thông cảm và góp ý kiến chỉ bảo thêm cho tôi.

    Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm khoa Lâm học, các Thầy cô trong Bộ môn Lâm sinh, Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên tại Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ, gia đình, các bạn bè đồng nghiệp - những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Đặc biệt, cho tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Xuân Hoàn, ThS. Nguyễn Trung Thành - Trường Đại học Lâm nghiệp và KS. Triệu Hiền - Trung tâm KHSXLN Đông Bắc Bộ đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi trong toàn bộ quá trình thực hiện khoá luận.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!




    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong sự phát triển của xã hội loài người, rừng được coi là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng bởi những ảnh hưởng mang tính toàn cầu của nó. Rừng không chỉ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà còn có nhiều ý nghĩa lớn hơn ơ trong nhiều lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường sinh thái, du lịch cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị nhân văn, .v.v Tuy nhiên, sự tàn phá rừng trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con người, mất rừng gây nên sự biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu toàn cầu, đất đai bị rửa trôi xói mòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồi lấp, an ninh lương thực bị đe doạ, các sản phẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong khi nhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian,.v.v

    Đứng trước tình hình đó, trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc khôi phục lại lớp thảm thực vật đã bị mất đi đang được coi là một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết với một yêu cầu bắt buộc là lớp thảm thực vật gây trồng được phải đảm bảo chức năng bền vững lâu dài.

    Trong những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều chương trình xúc tiến đẩy mạnh quá trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng rừng kinh tế với hiệu quả ban đầu tương đối khả quan. Song do chạy theo xu thế phát triển kinh tế, vốn đầu tư còn hạn chế nên các chương trình trồng rừng ở nước ta mới chỉ tập trung vào các loài cây mọc nhanh như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề,.v.v những loài cây này mới chỉ đáp ứng được mục tiêu kinh tế chứ đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, tính bền vững chưa cao.

    Trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp, nghành Lâm nghiệp đã chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa đang ngày càng bị thu hẹp lại về cả diện tích cũng như số loài do những hiểu biết về chúng ngày càng được hé mở. Ngày nay, người ta đã biết được những lợi ích to lớn mà các loài cây bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung cấp lâm đặc sản mà chúng còn là những loài cây "của tự nhiên", có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững cao, "thân thiện với môi trường sinh thái". Ngoài ra, chúng mang những ý nghĩa nhân văn to lớn trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống gần rừng, gắn liền với kiến thức bản địa và phong tục tập quán của họ, do vậy việc đem gây trồng chúng cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

    Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ là trung tâm vùng trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành gây trồng một số mô hình trồng cây bản địa dưới tán rừng, điển hình là mô hình trồng 10 loài cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ tại khu vực Lũng Đồng Đành và trồng 180 loài cây bản địa dưới tán rừng Keo lá tràm tạo thành một vườn sưu tập thực vật tại khu vực Năm Xà Lũng. Theo đánh giá ban đầu, các mô hình này đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu định lượng cụ thể nào nhằm đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây bản địa này mà mới chỉ có điều tra sơ bộ để đánh giá và chọn ra một số loài có triển vọng tại khu rừng trồng dưới tán Keo lá tràm, khu rừng trồng dưới tán Thông mã vĩ vẫn chưa có một điều ra nghiên cứu nào kể từ ngày tiến hành gây trồng.

    Do vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình sinh trưởng và tổng kết kỹ thuật gây trồng một số loài cây gỗ bản địa dưới tán rừng tán rừng tại Trung tâm Khoa học và xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ” nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả công tác trồng rừng thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh nhằm thúc đẩy sinh trưởng của các loài cây bản địa, đồng thời tổng kết kinh nghiệm gây trồng chúng nhằm góp phần nhân rộng một cách có hiệu quả các mô hình trồng cây bản địa dưới tán rừng.










    PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


    2.1. Trên thế giới

    2.1.1. Những nghiên cứu mang tính chất cơ sở

    -E.P.ODUM với nhiều công trình nghiên cứu về sinh thái học làm cơ sở cho nghiên cứu hệ sinh thái rừng. Đây là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng mưa nhiệt đới.

    -Geoge N Baur (1952, 1964, 1976) đã nghiên cứu cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa, phục hồi và quản lý rừng nhiệt đới. Tác giả đã tổng kết những biện pháp xử lý kỹ thuật lâm sinh nhằm đem lại rừng đồng tuổi và không đồng tuổi trong kinh doanh rừng nhiệt đói ở các châu lục khác nhau.

    -Richards PW (1952), Cantinot (1965) đã đi sâu vào biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng biểu đồ các nhân tố cấu trúc được mô tả, phân loại theo dạng sống, tầng phiến, tầng thử .

    -Parde (1961), bottam (1972), Rollet (1979) đã vận dụng toán học thống kê để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng,định lượng hoá các quy luật, đồng thời làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật.

    2.1.2. Những cộng trình nghiên cứu thực tiễn

    Các công trình đi sâu vào nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật về tái sinh các loài cây gỗ bản địa bằng phương pháp trồng dặm, trồng thêm vào rừng nghèo, rừng tái sinh kém, .nhằm nâng cao chất lượng và trữ lượng gỗ bằng nhiều phương pháp như trồng theo rạch, theo băng, theo đám, trồng dưới tán .và đã được áp dụng ở nhiều nước như: Nijênia, Cônggô, Camerun, Gabon, Côtdivoa .

    -Tại Nhật Bản: Kasama Forest Technology Center đã thiết lập hàng loạt các mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loài cây và ở nhiều cấp tuổi, trồng ở nhiều độ cao khác nhau ở vùng Tsucuba (có độ cao 876m so với mực nứoc biển ) cho cả loài cây Tuyết tùng (Japanese Cedar) và đã đưa ra sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài cây khi trồng hỗn giao với nhau và ảnh hưởng của môi trường đến từng cây.

    -Tại Đài Loan và một số nước châu Á đã đưa cây bản địa trồng ở những vùng đất trống đồi núi trọc sau khi đã trồng phủ xanh bằng cây lá kim kết quả là tạo ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ, chống xói mòn đất.

    2.2. Trong nước

    2.2.1. Các công trình nghiên cứu mang tính chất cơ sở

    *Về cấu trúc rừng: có rất nhiều rất nhiều tác giả đã sử dụng hàm thống kê toán học để nghiên cứu định lượng cấu trúc:

    - Đồng Sĩ Hiển (1974), Nguyễn Hải Tuất (1986, 1990), Vũ Tiến Hinh (1990) đã sử dụng các hàm hồi quy và hàm thống kê để mô tả hiện trạng cấu trúc rừng cho cả rừng tự nhiên và rừng trồng.

    - Nguyễn Văn Trương (1983), Phùng Ngọc Lan (1986) và Vũ Tiến Hinh (1987,1988) đã nghiên cứu và tìm ra những kết quả làm căn cứ xây dựng mô hình rừng có sản lượng, tăng trưởng ổn định (về một số nhân tố chủ đạo).

    *Về phân loại trạng thái rừng: có các công trình của Trần Ngũ Phương(1963), Thái Văn Trừng (1978), Vũ Biệt Linh (1984) đã nghiên cứu và có những thành tựu có tầm quan trọng to lớn.

    *Về sinh thái học: có các công trình của Thái Văn Trừng (1948) về đặc điểm hình thành rừng ngập mặn ở Cà Mau, thảm thực vật trên những đồi trọc vùng trung du miền núi phía Bắc (1959).

    2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong thực tiễn nhằm phát triển các loài cây bản địa

    - Trần Nguyên Giảng (1961-1963 và 1960-1962), Trần Xuân Tiếp - Lê Xuân Tám (1963-1967) đã đưa ra các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phục hồi cây bản địa nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình tu bổ lại tầng cây cao có giá trị trong lâm phần rừng. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Trần Nguyên Giảng đã xây dựng thành công mô hình trồng hỗn loài cây bản địa dưới tán cây phù trợ và đã có báo cáo tổng kết sơ bộ tình hình sinh trưởng của rừng ở khu vực nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái cũng như mối quan hệ tương hỗ giữa các loài cây này.

    - Năm 1996, Trần Nguyên Giảng đã nghiên cúu trồng 10 loài cây bản dưới tán rừng Keo lá tràm và Keo Tai tượng tại vườn Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng. Tác giả cho rằng hai loài cây này có tác dụng cải tạo bảo vệ đất, phù trợ cho cây bản địa mọc và phát triển nên chứng tỏ cách làm như vậy là đúng. Nhưng đến năm 1998, kết qủa đạt được lại không giống như vậy, cây bản địa trồng dưới tán rừng Keo lá tràm có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt, trong khi đó cây bản địa trồng dưới tán rừng Keo tai tượng thì có tỷ lệ sống thấp, sinh trưởng, phát triển kếm không có triển vọng tồn tại. Tác giả giải thích đó có thể là do nhu cầu nước của Keo tai tượng là rất lớn làm cho đất luôn khô cứng nên không cải thiện được môi trường đất.

    - Trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây) đã xây dựng vườn sưu tập các loài cây trồng dưới tán rừng Thông nhựa và đã tìm ra được các loài cây thích nghi cũng như những loài cây không thích nghi khi trồng dưới tán rừng cây lá kim.

    -Trung tâm KHSX Lâm Nghiệp Đông Bắc Bộ (Ngọc Thanh - Phúc Yên -Vĩnh Yên) đã thử nghiệm cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ những năm 2000 và 2001 trên diện tích 10 ha tại khu vực Lũng Đồng Đành bao gồm 5 loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao:Lim xanh, Lim xẹt, Re hương, Ràng ràng xanh và Dẻ Yên Thế.

    Ngoài ra trung tâm cũng xây dựng một khu vườn sưu tập thực vật trông trên 180 loài cây bản địa cùng với cây phù trợ là Keo lá tràm và Keo tai tượng (1996 - 2001)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...