Thạc Sĩ Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng bời lời đỏ ( Litsea glutinosa Roxb

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .3
    1.1.Ngoài nước . 3
    1.2.Trong nước 4
    1.3.Thảo luận . 6
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .8
    2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
    2.1.1 Phạm vi nghiên cứu 8
    2.1.2 Đối tượng nghiên cứu . 8
    2.1.3 Đặc điểm của các cây trồng trong các mô hình nghiên cứu . 11
    2.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 16
    2.2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu . 16
    2.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu . 17
    Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
    3.1 Mục tiêu nghiên cứu 21
    3.2 Giả định nghiên cứu 21
    3.3 Nội dung nghiên cứu . 21
    3.4 Phương pháp nghiên cứu 22
    3.4.1 Phương pháp luận nghiên cứu . 22
    3.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 22
    3.4.3 Khung logic nghiên cứu 26
    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
    4.1 Hệ thống biện pháp kỹ thuật gây trồng, chăm sóc Bời lời 28
    4.1.1 Mô hình trồng bời lời thuần loài . 28vi
    4.1.2 Mô hình bời lời trồng xen cà phê 29
    4.1.3 Mô hình trồng bời lời Nông lâm kết hợp xen sắn 30
    4.2 Sinh trưởng Bời lời đỏ trong các mô hình 30
    4.2.1 Sinh trưởng về đường kính, chiều cao, thể tích . 30
    4.2.2 Sinh khối các bộ phận của Bời lời . 40
    4.2.3 Xác định mật độ phù hợp 46
    4.3 Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Bời lời 51
    4.3.1 Giá bán cây đứng tại vườn 51
    4.3.2 Giá trị lũy kế theo thời gian của các mô hình 53
    4.3.3 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng Bời lời 62
    4.4 Chi phí sản xuất sơ chế Bời lời đỏ 68
    4.4.1 Chi phí sản xuất của người thu mua 68
    4.4.2 Cơ cấu phần trăm chi phí của các khâu trong SX sơ chế . 70
    4.4.3 Cơ cấu hưởng lợi 74
    4.5 Phân tích SWOT, CIPP và các giải pháp phát triển cây Bời lời 75
    4.5.1 Phân tích đánh giá SWOT các mô hình trồng bời lời 76
    4.5.2 Phân tích CIPP 77
    4.5.3 Thảo luận và đề xuất các giải pháp phát triển Bời lời 78vii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    Từ viết tắt Nguyên nghĩa
    A Tuổi cây Bời lời đỏ trong mô hình nghiên cứu
    BVTV Bảo vệ thực vật
    CP Chi phí
    Dg ,Hg, V Đường kính D 1.3 , chiều cao Hvn, thể tích cây bình quân lâm phần
    Ho Chiều cao cây tầng trội Bời lời đỏ
    log Hàm Logarit Neper.
    NLKH Nông lâm kết hợp
    SK Sinh khối
    SX Sản xuất
    Δd, Δh, Δv Tăng trưởng Dg, Hg, V viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 4. 1 Các mô hình sinh trưởng bình quân cây Bời lời đỏ trồng NLKH xen Sắn . 31
    Bảng 4. 2 Sinh trưởng, tăng trưởng cây bình quân Bời lời đỏ trồng NLKH xen Sắn . 31
    Bảng 4. 3: Các mô hình sinh trưởng bình quân cây Bời lời đỏ trồng thuần 32
    Bảng 4. 4: Sinh trưởng, tăng trưởng cây bình quân Bời lời đỏ trồng thuần . 32
    Bảng 4. 5: Các mô hình sinh trưởng bình quân cây Bời lời đỏ trồng xen Cà phê . 33
    Bảng 4. 6: Sinh trưởng, tăng trưởng cây bình quân Bời lời đỏ trồng xen Cà phê 33
    Bảng 4. 7: Dg, ΔDg của Bời lời đỏ trong các mô hình nghiên cứu . 34
    Bảng 4. 8: Hg và ΔHg của Bời lời đỏ trong các mô hình nghiên cứu 36
    Bảng 4. 9: V và ΔV Bời lời đỏ trong các mô hình nghiên cứu . 38
    Bảng 4. 10: Các mô hình ước lượng thể tích cây Bời lời đỏ . 39
    Bảng 4. 11: Các mô hình ước lượng sinh khối tươi Bời lời đỏ trồng NLKH xen Sắn 40
    Bảng 4. 12: Sinh khối tươi cây bình quân Bời lời đỏ trồng Nông lâm kết hợp xen sắn 40
    Bảng 4. 13: Các mô hình ước lượng sinh khối tươi Bời lời đỏ trồng thuần 41
    Bảng 4. 14: Sinh khối tươi cây bình quân Bời lời đỏ trồng thuần . 41
    Bảng 4. 15: Các mô hình ước lượng sinh khối tươi Bời lời đỏ trồng xen Cà phê . 42
    Bảng 4. 16: Sinh khối tươi bình quân cây Bời lời đỏ trồng xen Cà phê 42
    Bảng 4. 17: Sai số của các hàm ước lượng sản lượng vỏ Bời lời 43
    Bảng 4. 18: Sai số giữa ước đoán và thực tế 44
    Bảng 4. 19: Sản lượng vỏ Bời lời đỏ trong các mô hình nghiên cứu theo tuổi . 45
    Bảng 4. 20: Các mô hình ước lượng Ho và St theo A cây Bời lời đỏ trồng thuần 47
    Bảng 4. 21: Sản lượng vỏ và tổng sinh khối tươi Bời lời đỏ trồng thuần 48
    Bảng 4. 22: Các mô hình ước lượng sinh khối tươi Bời lời đỏ theo A 49
    Bảng 4. 23: Các mô hình ước lượng Ho và St theo A cây Bời lời đỏ trồng xen cà phê 49
    Bảng 4. 24: Độ tàn che của Bời lời đỏ trồng xen Cà phê 50
    Bảng 4. 25: Giá mua cây đứng Bời lời đỏ trồng thuần 52
    Bảng 4. 26: Giá mua cây đứng Bời lời đỏ trồng NLKH xen Sắn 52
    Bảng 4. 27: Giá mua cây đứng Bời lời đỏ trồng xen Cà phê . 52
    Bảng 4. 28: Các mô hình ước lượng giá bán cây đứng Bời lời đỏ 53
    Bảng 4. 29 Giá trị tích lũy của mô hình Bời lời đỏ trồng thuần 55ix
    Bảng 4. 30: Năng suất cà phê điều tra trong mô hình Bời lời xen Cà phê 56
    Bảng 4. 31: Các mô hình ước năng suất Cà phê theo thời gian . 57
    Bảng 4. 32: Giá trị tích lũy của mô hình Bời lời đỏ trồng xen Cà phê 58
    Bảng 4. 33: Tỷ số LER của mô hình Bời lời đỏ trồng xen Cà phê 59
    Bảng 4. 34: Năng suất Sắn trồng thuần . 60
    Bảng 4. 35: Giá trị tích lũy của mô hình NLKH Bời lời – Sắn . 60
    Bảng 4. 36: Tỷ số LER của mô hình NLKH . 61
    Bảng 4. 37: Tính các chỉ số CBA mô hình Bời lời đỏ trồng thuần . 65
    Bảng 4. 38: Tính các chỉ số CBA của mô hình Bời lời đỏ trồng xen cà phê 66
    Bảng 4. 39: Tính các chỉ số CBA của mô hình Bời lời đỏ trồng NLKH xen Sắn 67
    Bảng 4. 40: Một số chỉ số kinh tế ở các phương thức trồng Bời lời 67
    Bảng 4. 41: Tiền bán SP, CPSX và Lợi nhuận của Bời lời . 69
    Bảng 4. 42: Các mô hình ước lượng BPV, CPV, NPV . 69
    Bảng 4. 43: Cơ cấu phần trăm chi phí của các khâu trong SX 70
    Bảng 4. 44: Cơ cấu % chi phí SX tại các điểm điều tra . 72
    Bảng 4. 45: Cơ cấu % giá bán sản phẩm của cây Bời lời đỏ . 73
    Bảng 4. 46: Cơ cấu % hưởng lợi theo tuổi 74
    Bảng 4. 47: Phân tích SWOT các mô hình trồng Bời lời đỏ . 76x
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Trang
    Hình 2. 1: Mô hình NLKH Bời lời đỏ xen Sắn 9
    Hình 2. 2: Bời lời trồng xen trong vườn Cà phê 10
    Hình 2. 3 :Bời lời trồng thuần loài . 10
    Hình 2. 4: Khu vực nghiên cứu 17
    Hình 4. 1: Sơ đồ phối trí Bời lời đỏ trong xen Cà phê 29
    Hình 4. 2: Mặt cắt đứng mô hình Bời lời đỏ trồng xen vườn Cà phê 29
    Hình 4. 3: Sinh trưởng Dg cây bình quân Bời lời đỏ . 35
    Hình 4. 4: Sinh trưởng chiều cao cây bình quân của Bời lời đỏ 37
    Hình 4. 5: Thể tích cây bình quân Bời lời trong các mô hình . 38
    Hình 4. 6: Sản lượng vỏ Bời lời theo tuổi trong các mô hình 45
    Hình 4. 7: Sản lượng vỏ và tổng sinh khối trên 1ha 48
    Hình 4. 8: Năng suất cà phê ở mô hình xen Bời lời . 57
    Hình 4. 9: Chuỗi giá trị sơ chế Bời lời . 71
    Hình 4. 10: Cơ cấu chi phí SX sơ chế Bời lời . 72
    Hình 4. 11: Cơ cấu giá trị các sản phẩm của Bời lời . 73
    Hình 4. 12: Cơ cấu hưởng lợi theo tuổi cây . 75
    Hình 4. 13: Phân tích CIPP của các phương thức trồng Bời lời đỏ . 77xi
    MỞ ĐẦU - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    Bời lời là loài cây được khai thác lấy vỏ làm chất kết dính. Có giả thiết
    cho rằng, Bời lời được làm chất kết dích trong việc tạo gạch xây dựng các các
    công trình cổ trước kia của người Chăm; ngày nay Bời lời được khai thác vỏ làm
    chất kết dính trong việc làm nhang, làm ván ép Theo người dân hay gọi, thì ở
    tỉnh Gia Lai có hai loài Bời lời là Bời Lời trắng và Bời Lời đỏ. Trong 2 loài cây
    này thì cây Bời lời đỏ được trồng, được khai thác nhiều hơn, giá thu mua cũng
    cao hơn vì vỏ dày hơn, chất nhớt nhiều hơn
    Trước kia, Bời lời được khai thác trong rừng tự nhiên, ngày nay Bời lời
    được trồng nhiều dưới dạng quy mô vườn hộ, vườn rừng ở nhiều huyện trên địa
    bàn tỉnh Gia Lai. Đây cũng là loài cây được gây trồng mạnh vì nhanh cho thu
    hoạch, ngoài vỏ thân là sản phẩm thu hoạch chính thì các sản phẩm phụ khác
    cũng được tận thu triệt để: vỏ cành, lá cũng được thu mua, thân sau khi bóc vỏ
    cũng được bán làm vật liệu xây dựng. Sau khi khai thác, gốc cây tái sinh chồi
    mạnh nên sau khi trồng thì sau vài luân kỳ khai thác nữa mới phải trồng lại.
    Mặc dù là loài cây đa dụng, có chu kỳ sinh trưởng và phát triển nhanh, sản
    phẩm có giá bán cao trên thị trường, nên Bời lời đỏ được coi là cây “làm giàu”
    của người bản địa vì trồng đơn giản, sản phẩm có thể bán bất cứ ở độ tuổi nào,
    bất cứ lúc nào trong năm và có thể trồng dưới nhiều hình thức khác nhau: trồng
    thuần, trồng xen, trồng nông lâm kết hợp nhưng các tài liệu nghiên cứu về cây
    Bời lời nói chung cũng như cây Bời lời đỏ nói riêng còn rất ít, ngoài tài liệu điều
    tra mô tả về hình thái, sinh thái, giá trị sử dụng trong một số tài liệu thì những
    nghiên cứu sâu về sinh trưởng, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường của loài
    cây này thì còn rất hạn chế.
    Việc trồng và khai thác loài cây này đều xuất phát từ tự phát của người
    dân và nhu cầu thị trường, do đó việc đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế
    của một số phương thức trồng Bời lời đỏ là vấn đề cần thiết nhằm đưa ra những 2
    khuyến cáo, làm tài liệu tham khảo cho người dân trong việc gây trồng loài cây
    này.
    Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ cho đến nay trên toàn địa bàn tỉnh Gia
    Lai, tổng diện tích trồng Bời lời đỏ lên đến 4.000 ha, chủ yếu tập trung ở các
    huyện Mang Yang (1.500ha), Chư Păh (1.000ha), Ia Grai (500ha), thành phố
    Pleiku (500ha) còn lại có ít ở các huyện: Kbang, Chư Prông, Chư Pưh. Tuy
    nhiên tùy theo điều kiện đất đai, tiểu khí hậu và đặc điểm nguồn lực nông hộ,
    trình độ canh tác khác nhau mà hiện tại Bời lời được gây trồng với nhiều phương
    thức khác nhau, có trồng thuần, trồng Nông lâm kết hợp xen cây nông nghiệp
    ngắn ngày, xen với vườn cây công nghiệp như cà phê, tiêu với các hệ thống
    biện pháp kỹ thuật gây trồng khác nhau, mức đầu tư và trình độ thâm canh khác
    nhau do vậy dẫn đến các vườn cây Bời lời có tình hình sinh trưởng, hiệu quả
    kinh tế xã hội và tác động môi trường khác nhau.
    Được sự nhất trí của cơ sở đào tạo là trường Đại học Tây Nguyên, Phòng
    Đào tạo Sau đại học và giảng viên hướng dẫn, chúng tôi thực hiện luận văn cuối
    khóa với tên đề tài “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của một số mo
    hình trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa Roxb) tại một số huyện ở Gia Lai”. Thực
    hiện đề tài với mục đích kết hợp làm luận văn cuối khóa để nghiên cứu, giải
    quyết một vấn đề có tính thực tiễn của địa phương, qua nghiên cứu để đánh giá
    tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng Bời lời khác
    nhau tại 3 địa phương đại diện, từ đó đề xuất các giải pháp về mặt kinh tế kỹ
    thuật và chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả canh tác cây Bời lời đỏ - một
    loài cây rừng bản địa của địa phương, trong việc phát triển kinh tế xã hội, cải
    thiện đời sống người dân và góp phần nâng cao hiệu quả môi trường nhờ gia
    tăng độ che phủ của rừng trồng Bời lời.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...