Thạc Sĩ Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm cấp hạt của 5 dòng ca cao tại Huyện Krông Ana, T

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục tiêu của đề tài 3
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
    3.1 Ý nghĩa khoa học 3
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
    4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài 3
    5. Cấu trúc luận văn 4
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1 Giới thiệu về cây ca cao 5
    1.1.1 Nguồn gốc 5
    1.1.2 Sự da dạng về di truyền 5
    1.1.3 Giá trị sử dụng của cây ca cao 8
    1.2 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây ca cao 9
    1.2.1 Đặc điểm thực vật học 9
    1.2.1.1 Rễ 9
    1.2.1.2 Thân 10
    1.2.1.3 Lá 10
    1.2.1.4 Hoa 11
    1.2.1.5 Quả 11
    1.2.1.6 Hạt 12
    1.2.2 Yêu cầu sinh thái của cây ca cao 12
    1.2.2.1 Điều kiện khí hậu 12
    1.2.2.2 Đất đai 13
    1.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ ca cao trong nước và trên thế giới 13
    1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới 13
    1.3.1.1 Tình hình sản xuất 13 iv
    1.3.1.2 Tình hình tiêu thụ 15
    1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Việt Nam 17
    1.3.3 Tình hình sản xuất ca cao ở Đắk Lắk 20
    1.4 Thành tựu chọn tạo giống ca cao trên thế giới và trong nước 22
    1.4.1 Trên thế giới 22
    1.4.2 Trong nước 25
    1.4.3 Những khởi động bước đầu tại Đắk Lắk 27
    1.4.4 Một số kết quả nghiên cứu về các dòng ca cao 29
    CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 31
    2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
    2.3 Nội dung nghiên cứu 31
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 31
    2.4.1 Phương pháp điều tra 31
    2.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 32
    2.4.3 Phương pháp lấy mẫu đất 33
    2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 33
    2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 34
    2.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 34
    2.5.2 Chỉ tiêu về quả, hạt 34
    2.5.3 Chỉ tiêu về năng suất 35
    2.5.4 Chỉ tiêu về sâu bệnh hại 35
    2.5.5 Các chỉ tiêu hóa tính đất 37
    2.6 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng 37
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
    3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển ca cao tại huyện Krông
    Ana 39
    3.1.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên của huyện Krông Ana 39
    3.1.1.1 Vị trí địa lý huyện Krông Ana 39 v
    3.1.1.2 Địa hình khu vực nghiên cứu 39
    3.1.1.3 Đất đai 40
    3.1.1.4 Khí hậu, thuỷ văn 41
    3.1.2 Vài nét đặc trưng của khu vực nghiên cứu 44
    3.2.2 Thực trạng phát triển ca cao tại huyện Krông Ana 45
    3.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng của 5 dòng ca cao 47
    3.3 Đánh giá năng suất và phẩm cấp hạt của 5 dòng Ca cao 49
    3.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của 5 dòng ca cao 54
    3.4.1 Thành phần sâu hại, tỉ lệ hại và mức độ gây hại của một số loài sâu hại chủ
    yếu trên cây ca cao 54
    3.4.2 Thành phần bệnh hại, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của một số loại bệnh hại
    chủ yếu trên cây Ca cao 60
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
    1. KẾT LUẬN 64
    2. KIẾN NGHỊ 64 vi
    CHỮ VIẾT TẮT
    ACRI: Ameriacan Cocoa Esearch Institute (Mỹ).
    CTV: Cộng tác viên.
    CB: Cấp bệnh.
    CSB: Chỉ số bệnh.
    CSB: Chỉ số bệnh.
    DB KTTV: Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn.
    DT: Diện tích.
    Ha: Hécta.
    KH: Ký hiệu.
    KTCB: Kiến thiết cơ bản.
    KK TB: Không khí trung bình.
    KD: Kinh doanh.
    MĐH: Mức độ hại.
    NS: Năng suất.
    PTNT: Phát triển Nông thôn.
    TB: Trung bình.
    TLH: Tỷ lệ hại.
    TLB: Tỷ lệ bệnh.
    TP HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh.
    TTXVN: Thông Tấn Xã Việt Nam.
    UBND: Ủy ban Nhân dân.
    VKH KTNLNTN: Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
    Tây Nguyên. vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1: Sản lượng hạt ca cao của thế giới (1.000 tấn) 14
    Bảng 1.2: Giá thành hạt ca cao của một số nước niên vụ 2006/2007 15
    Bảng 1.3: Tiêu thụ ca cao trên thế giới (1.000 tấn) 16
    Bảng 1.4: Sản lượng ca cao một số tỉnh năm 2008-2009 18
    Bảng 1.5: Các giống ca cao đang trồng tại Việt Nam 19
    Bảng 1.6: Tình hình xuất khẩu hạt ca cao của Việt Nam 20
    Bảng 1.7: Quy hoạch phát triển ca cao tại Đắk Lắk cho các vùng Dự án 21
    Bảng 1.8: chất lượng ca cao Việt Nam với một số nước 2008-2009 26
    Bảng 1.9: Chất lượng ca cao theo từng tỉnh (Năm 2008-2009) 27
    Bảng 2.1: Mức đầu tư cho vườn ca cao giai đoạn kinh doanh 38
    Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí tượng của khu vực nghiên cứu qua các năm 41
    Bảng 3.2: Số liệu khí tượng khu vực nghiên cứu từ 11/2009 đến 7 /2010 42
    Bảng 3.3: So sánh yêu cầu sinh thái của cây ca cao với điều kiện sinh thái
    Đắk Lắk 43
    Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu hoá tính đất khu vực nghiên cứu 45
    Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng ca cao qua các năm của
    huyện Krông Ana 46
    Bảng 3.6: Sinh trưởng của 5 dòng ca cao sau trồng 6 năm (2003-2009) 47
    Bảng 3.7: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 5 dòng Ca cao 48
    Bảng 3.8: Mô tả đặc điểm hình thái quả của 5 dòng ca cao 49
    Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu về quả ca cao 49
    Bảng 3.10: Kích thước quả của 5 dòng ca cao 50
    Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu về hạt của 5 dòng ca cao 51
    Bảng 3.12: Kích thước và đặc điểm hạt của 5 dòng ca cao 52
    Bảng 3.13: Năng suất của 05 dòng ca cao trong niên vụ 2009-2010 53 viii
    Bảng 3.14: Thành phần sâu hại trên cây ca cao 55
    Bảng 3.15: Tỷ lệ hại, mức độ hại của một số loài sâu hại chủ yếu
    trên cây ca cao tại 4 thời điểm khác nhau (%) 57
    Bảng 3.16: Thành phần bệnh hại trên vườn ca cao 60
    Bảng 3.17: Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của một số bệnh hạichủ yếu ở 4 thời
    điểm khác nhau (%) 61 ix
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
    Trang
    Biểu đồ 1.1: Sản lượng Ca Cao theo từng tỉnh năm 2008-2009 18
    Biểu đồ 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ca cao qua các năm 46
    Biểu đồ 3.2: Sinh trưởng của 5 dòng ca cao sau 6 năm (2003-2009) 48
    Biểu đồ 3.3. Năng suất của 05 dòng ca cao niên vụ 2009-2010 54
    Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ hại của các loài sâu hại chủ yếu 59
    Biểu đồ 3.5: Mức độ hại của các loài sâu hại chủ yếu 59
    Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ bệnh của các bệnh hại chủ yếu trên ca cao 62
    Biểu đồ 3.7: Chỉ số bệnh của các bệnh hại chủ yếu trên ca cao 631
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Việt Nam là một nước nông nghiệp, bên cạnh phát triển các loại cây
    lương thực, thực phẩm thì cây công nghiệp cũng là một loại cây trồng mang lại
    hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài các loại cây công nghiệp
    đã được biết đến như: cà phê, cao su được trồng phổ biến trong nông dân, thì
    cây ca cao đã và đang được quan tâm.
    Ca cao là cây công nghiệp nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại đất khác
    nhau, không đòi hỏi đầu tư quá cao, đặc biệt là nước tưới. Là loại cây đã được
    biết đến từ lâu đời bởi những người thổ dân da Đỏ. Ca cao có nguyên sản từ
    vùng Nam Mỹ, hạ lưu sông Amazon, hiện nay được trồng ở nhiều nước trên thế
    giới như: Bờ Biển Ngà, Indonesia, Brazil, Ecuador
    Sản phẩm của cây ca cao là những mặt hàng nổi tiếng, có giá trị kinh tế
    cao. Nước uống sản xuất từ cây ca cao là một trong ba thức uống có giá trị mà
    ngày càng được con người sử dụng rộng rãi. Chính vì vậy mà cây ca cao được
    trồng nhiều nơi trên thế giới.
    Từ Nam Mỹ, cây ca cao phát triển sang các nước khác ở Trung và Nam
    Mỹ và đến cuối thế kỷ 16 lưu hành rộng rãi ở Châu Mỹ. Từ thế kỷ 16, ca cao bắt
    đầu phát triển rộng rãi sang các nước trên thế giới, trước hết là các nước Nam
    Mỹ và vùng biển Carible, sau đó ca cao vượt biển Thái Bình Dương và được
    trồng ở Philippin vào thế kỷ 17, tiếp tục mở rộng sang Ấn Độ và Srilanka vài
    chục năm sau. Cuối thế kỷ 19 ca cao mới được trồng ở Tây Phi, trước hết là
    Ghana và Nigieria, ở đây ca cao phát triển rất mạnh trên thị trường châu Âu.
    Năm 1900 châu Phi chiếm 17% tổng sản lượng toàn thế giới nhưng đến năm
    1996 đã chiếm 73% tổng sản lượng. Từ năm 1985 trở lại đây các nước châu Á
    bắt đầu phát triển cây ca cao, trước hết là Malaysia, Indonesia, Ấn Độ
    Ở Việt Nam, cây ca cao đã được du nhập năm 1878, lần đầu tiên trồng ở
    Bến Tre và sau đó được trồng rộng rãi ở nhiều vùng. Năm 1965 bắt đầu có 2
    chương trình trồng khảo nghiệm cây ca cao tại các tỉnh Tây Nguyên và đồng
    bằng sông Cửu Long. Tại Buôn Ma Thuột, khoảng 20ha ca cao được trồng xen
    với vườn cây cao su, năm 1985 vẫn còn những cây cho năng suất từ 150-200
    quả/năm. Tuy nhiên, sự phát triển của cây ca cao trong giai đoạn này trải qua rất
    nhiều khó khăn và thử thách do không có thị trường tiêu thụ cũng như người dân
    chưa được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên diện tích cây ca cao ngày càng thu
    hẹp và có thời gian người trồng ca cao đã phải chặt bỏ để thay vào những cây có
    giá trị hơn.
    Năm 1996, khi nhà máy Chocolate Quảng Ngãi đi vào hoạt động thì việc
    trồng ca cao trong nước bắt đầu có những bước chuyển mới. Năm 1997, Hội
    thảo chuyên đề về cây ca cao đã khẳng định cây ca cao là cây công nghiệp dài
    ngày có thể sinh trưởng và phát triển ở một số vùng hiện có quỹ đất đáng kể như
    Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
    Tháng 9 năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt Dự án trồng cây ca cao đến
    năm 2010 là 100.000 ha tập trung 4 vùng trọng điểm: Tây Nguyên (28.500 ha),
    miền Đông Nam bộ (20.500 ha), Duyên Hải miền Trung (13.000 ha), và Đồng
    Bằng sông Cửu Long (918.500 ha) (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp,
    tháng 10 năm 1998) [5].
    Ngày 21/7/2003 UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt Dự án phát triển cây
    ca cao của Tỉnh đến 2010 với diện tích 10.000 ha [4]. Tính đến năm 2005 tổng
    diện tích ca cao của tỉnh Đắk Lắk đã đạt được 1.024,9 ha trong tổng diện tích ca
    cao toàn quốc là 4.500 ha.
    Cây ca cao ở Đắk Lắk hiện nay đang được quan tâm và ngày càng gia
    tăng về diện tích, đầu tư thâm canh cao để tăng năng suất, sản lượng và chất
    lượng. Hiện nay, nông dân trồng đại trà nhiều giống khác nhau, vừa cây thực
    sinh và cây ghép nên chất lượng chưa đạt như mong muốn, để đáp ứng nhu cầu
    chọn lựa được các giống ca cao có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và năng
    suất chất lượng hạt cao chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá sinh 3
    trưởng, phát triển, năng suất và phẩm cấp hạt của 5 dòng ca cao tại Huyện
    Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Nhằm chọn ra một số dòng ca cao có khả năng sinh trưởng phát triển tốt,
    cho năng suất cao và phẩm cấp hạt tốt để phục vụ cho việc phát triển ca cao tại
    địa phương.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    3.1 Ý nghĩa khoa học
    - Kết quả sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng sinh trưởng,
    phát triển, năng suất và chất lượng hạt của một số dòng ca cao trồng tại huyện
    Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
    - Làm cơ sở để chọn được một số dòng ca cao có triển vọng, phù hợp với
    điều kiện sinh thái của địa phương và phục vụ các công trình nghiên cứu tiếp
    theo về cây ca cao tại tỉnh Đắk Lắk.
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn
    - Kết quả đề tài sẽ xác định được những dòng ca cao có triển vọng và
    thích nghi tại địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng hàng năm. Góp phần tăng
    thu nhập và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.
    - Kết quả đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu về ca cao đang trồng tại địa
    phương, làm tài liệu tham khảo cho các trường Cao đẳng và Đại học chuyên
    ngành. Đồng thời phục vụ cho những nghiên cứu chiều sâu về các dòng ca cao.
    4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
    - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ tháng 09/2009 đến
    tháng 09/2010 tại thôn Quỳnh Ngọc, xã Ena, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
    - Đề tài được tiến hành trong một thời gian ngắn nên chưa thể đánh giá
    một cách toàn diện về các điểm nổi bật của các dòng ca cao. Hơn nữa cây ca cao
    là cây công nghiệp dài ngày nên muốn hệ thống hoá cần phải có thời gian dài.
    Do vậy đề tài chỉ nghiên cứu 05 dòng ca cao: TD1, TD3, TD5, TD6, TD10 đang
    được trồng phổ biến tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. 4
    5. Cấu trúc luận văn
    Luận văn được trình bày trong 64 trang không kể tài liệu tham khảo và
    phụ lục, trong đó có 25 bảng biểu và 08 đồ thị.
    Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tham khảo 26 tài liệu, trong đó
    có 14 tài liệu tiếng Việt, 12 tài liệu tiếng Anh và 04 tài liệu từ Internet.
    Toàn bộ luận văn gồm có 05 phần. Trong đó gồm:
    Mở đầu: 04 trang
    Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu : 31 trang
    Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 09 trang
    Chương 3: Kết quả và thảo luận: 28 trang
    Kết luận và kiến nghị: 01 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...