Tiểu Luận đánh giá sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bánh mì đặc ruột

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1.Sự cần thiết phải đầu tưBánh mì , một loại thức ăn nhanh vô cùng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà hầu như là toàn thế giới. Để đáp ứng nhu cầu ngày một càng cao của người tiêu dùng Vì vậy các cơ sở sản xuất bánh mì ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
    Kết quả khảo sát khoảng 500 người tiêu dùng của tiến sĩ Lê Đăng Minh, thực hiện nhằm thăm dò khả năng thành công trước khi mở cửa hàng bánh mì B4 cho thấy: có đến 71,6% người chọn bánh mì là món ưu tiên hàng đầu vào mỗi buổi sáng, so với món xôi 26,6%. Những người thường xuyên ăn bánh mì với mức độ khoảng 1-2 lần/tuần chiếm gần 60%.
    Việc xây dựng các nhà máy sản xuất bánh mì đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, đem lại những lợi ích về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên do những lợi ích về kinh tế và nhiều nguyên nhân khác mà vấn đề môi trường đã không được quan tâm đúng mức. Lượng chất thải ra ngày càng nhiều đã làm ảnh hưởng đến đời sống của con người và môi trường sống của các loài sinh vật khác. Và cơ sở sản xuất “Bánh Mì Đặc Ruột” của gia đình anh Nguyễn Tấn Hùng là một ví dụ diển hình.
    Vì vậy trong giai đoạn hội nhập như hiện nay chúng ta cần phải có những biện pháp giải quyết đồng thời cả vấn đề môi trường và kinh tế.
    Hiện nay sản xuất sạch hơn được biết đến như một tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu hiệu quả hơn. Do đó việc “Áp dụng sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bánh mì đặc ruột” không chỉ giúp cho
    việc cắt giảm chi phí, đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, qua đó giảm bớt chi phí xử lý môi trường.
    1.2.Đối tượng nghiên cứu của đề tàiCơ sở sản xuất Bánh Mì Đặc Ruột.
    1.3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    Phân tích các công đoạn trong quá trình sản xuất.
    Đề xuất các cơ hội thực hiện sản xuất sạch hơn.
    Lựa chọn các giải pháp thích hợp.
    Thực hiện và duy trì các giải pháp đã lựa chọn.
    1.4.Phương pháp nghiên cứu

    Thu thập số liệu, thông tin về cơ sở sản xuất.
    Quan sát và ghi nhận dây chuyển sản xuất, các trang thiết bị vận hành và các công đoạn xả thải.
    Khảo sát điểu tra ban lãnh đạo, công nhân viên của cơ sở
    Xử lý số liệu
    1.5.Phạm vi nghiên cứu

    Quy trình sản xuất bánh mì.
    Xác định đầu vào và đầu ra của mỗi công đoạn sản xuất.
    Xác định nguyên nhân phát sinh dòng thải.
    Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn.
    Chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn khả thi với điều kiện hiện tại của cơ sở
    1.6.Ý nghĩa của đề tàiĐem lại lợi ích về mặt kinh tế cho nhà máy và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
    1.7.Khái quát về cơ sở SXSH
    1.7.1.Cơ sở sản xuất “Bánh mì đặc ruột”
    1.7.1.1. Vị trí địa lí
    Cơ sở sản xuất hiện đặt tại số 16/16, tổ 6, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ chí Minh
    Nằm trong lòng chợ làng Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    1.7.1.2. Quy mô, diện tích,, nguồn nhân lực
    Quy mô (hộ gia đình): công suất 300 ổ bánh mì thành phẩm/ ngày; 4000 ổ bánh mì thành phẩm / năm
    Diện tích: 50m[SUP]2[/SUP]
    Nhân lực: Anh: Nguyễn Tấn Hùng và chị Mai Thị Cẩm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...