Luận Văn Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng Phát Triển nhà đồng bằng sông Cửu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương 1: Tổng quan .1
    1.1. Lý do chọn đề tài: 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
    1.3. Phương pháp nghiên cứu: .2
    1.4. Phạm vi nghiên cứu: 2
    Chương 2: Cơ sở lý luận .3
    2.1. Khái quát về tín dụng: .3
    2.1.1. Khái niệm: .3
    2.1.2. Bản chất: .3
    2.1.3. Chức năng của tín dụng: .3
    2.1.4. Vai trò của tín dụng: 3
    2.2. Khái quát về cho vay: 3
    2.2.1. Các khái niệm: 3
    2.2.2. Phân loại nợ: .4
    2.2.3. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn: .5
    2.3. Rủi ro tín dụng: 6
    2.3.1. Khái niệm: .6
    2.3.2. Phân loại 6
    2.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD: .7
    2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: 7
    2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: .7
    2.3.4. Những thiệt hại do RRTD gây ra: .8
    - Đối với nền kinh tế: 8
    - Đối với ngân hàng: .8
    2.4. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng: .9
    Tỷ lệ nợ quá hạn: .9
    Tỷ lệ nợ xấu: .9
    2.5. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng: .9
    Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long .11
    3.1. Sơ lược về MHB - Chi nhánh An Giang: .11
    3.1.1. Quá trình hình thành MHB: 11
    3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển MHB - Chi nhánh An Giang: .11
    3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: 12
    3.3. Sản phẩm dịch vụ chính tại ngân hàng: .15
    3.3.1. Cho vay xây dựng, sữa chữa, nâng cấp nhà ở: 15
    3.3.2. Cho vay tiêu dùng .16
    3.3.3. Hạn mức tín dụng 17
    3.3.4. Cho vay mua xe ô tô .17
    3.4. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006- 2008: 17
    3.4. Thuận lợi và khó khăn: .19
    a. Thuận lợi: 19
    b. Khó khăn: 20
    Chương 4: Thực trạng RRTD trong cho vay xây dựng nhà tại MHB chi nhánh An Giang .21
    4.1. Một số đặc điểm chủ yếu của cho vay xây dựng nhà: .21
    4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB Chi nhánh An Giang: .21
    4.2.1. Doanh số cho vay xây dựng nhà: 22
    4.2.2. Doanh số thu nợ cho vay xây dựng nhà: 23
    4.2.3. Tình hình dư nợ trong hạn: 25
    4.2.4. Tình hình nợ quá hạn: 26
    4.2.5. Tình hình nợ xấu: 28
    4.2.6. Đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB: .30
    4.3. Những nguyên nhân chủ dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà tại MHB chi nhánh An Giang: .31
    4.3.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan: .31
    a. Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật: .31
    b. Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: .32
    4.3.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan: .32
    a. Nguyên nhân từ phía khách hàng: .32
    b. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: 32
    Chương 5: Một số giải pháp hạn chế RRTD 34
    5.1. Định hướng phát triển của MHB chi nhánh An Giang trong năm 2009: .34
    5.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay xây dựng nhà ở: .34
    5.2.1. Đối với ngân hàng: 34
    5.2.2. Đối với việc nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: 35
    5.2.3. Bán các khoản nợ quá hạn cho công ty mua bán nợ: 35
    5.2.4. Ứng dụng các nguyên tắc của Basel về quản lý nợ xấu: .36
    5.2.5. Ứng dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ-IRR trong quản lý rủi ro: 39
    PHẦN KẾT 44

    TỔNG QUAN
    1.1.
    Lý do chọn đề tài:
    Trong năm 2008 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động lớn diễn ra nhanh chóng và khó dự báo, tình hình lạm phát tăng cao 23,1% (1) vào những tháng đầu năm. Để đối phó, chính phủ đã phải thực hiện hàng loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ, thông qua việc thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra các quyết định (số1317/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008 và quyết định số 1326/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008) để nâng mức lãi suất cơ bản từ 12% lên mức 14% và lãi suất tái cấp vốn từ 13% lên mức 15%.
    Vào những tháng cuối năm 2008, nền kinh tế trở nên đình đốn và lâm vào tình trạng suy thoái. Để kích cầu nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, chỉ trong khoảng thời gian hơn 2 tháng (từ ngày 1/10/2008 đến ngày 22/12/2008) lãi suất cơ bản giảm từ 14% xuống còn 8,5%, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng giảm từ 15,67% xuống 8,48%.
    Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên thế giới, được khởi nguồn từ Mỹ bằng cuộc khủng hoảng địa ốc, cho vay dưới chuẩn đã nhanh chóng lan nhanh sang các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, kinh tế, lao động, việc làm và các khu vực, các nước khác. Không ngoại lệ, tuy có chậm hơn một số nước nhưng Việt Nam cũng bị tác động rất lớn và khá rộng.
    Từ những tác động trên, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế giảm sút, đồng tiền bị mất giá gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Hoạt động của các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng đáng kể, xuất phát từ tính chất của sản phẩm dịch vụ các ngân hàng là “nhạy cảm, không cất trữ được, không bền vững và không độc quyền”, do có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội nên hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn với rủi ro. Từ đó gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng.
    Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý, Vì vậy có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng.
    Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao. Đặc biệt rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra cao hơn trong năm 2008, do ảnh hưởng không tốt của nền kinh tế, khả năng thanh toán trong dân cư giảm, ngân hàng có khả năng thu hồi nợ chậm, mất vốn.
    Trong các lĩnh vực tín dụng của MHB thì cho vay xây dựng nhà là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận. Đây là lĩnh vực cho vay tập trung chủ yếu vào trung và dài hạn. Trong năm qua, với mức lãi suất cho vay cao, cùng giá cả vật tư xây dựng tăng cao, thì việc cho vay xây dựng nhà là một hoạt động hết sức rủi ro. Qua quá
    (1) Vietnam: Selected Economic Indicators, 2005–09
    http://www.IMF.org/external/np/sec/pn/2009/pn0936.htm
    Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại GVHD: Ths. Trần Thị Thanh Phương
    Ngân hàng PTN ĐBSCL-CN An Giang
    SVTH: Văn Thùy Như Ngọc Hân Trang 2
    trình tìm hiểu và thực tập tại ngân hàng tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh An Giang” nhằm tìm hiểu những rủi ro mà ngân hàng gặp phải.
    1.2.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    -
    Đánh giá sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    -
    Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại ngân hàng
    -
    Đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay xây dựng nhà
    1.3.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Vận dụng các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, cùng những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu sách báo, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
    -
    Thu thập dữ liệu chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp:
    ã
    Từ các báo cáo, tài liệu của ngân hàng MHB
    ã
    Tài liệu trên các phương tiện truyền thông như: Sách, Báo, Internet, ý kiến của các chuyên gia,
    -
    Sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh các số liệu và dữ liệu thu thập được.
    1.4.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng rất đa dạng, bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, . Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh An Giang cũng gặp phải các rủi ro trên. Tuy nhiên, tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những rủi ro trong cho vay xây dựng nhà trong các năm 2006-2008 và những biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng MHB.
    Để tiến hành tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài thì điều cần thiết đầu tiên là phải có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngân hàng và một cơ sở lý thuyết vững chắc cho bài nghiên cứu. Do đó, để làm tiền đề vững chắc cho đề tài, ta đi vào nghiên cứu phần cơ sở lý luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...