Luận Văn đánh giá quy trình soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hương ước, lệ làng cổ được coi là một trong những di sản văn hoá có tính chất pháp lý đặc sắc trong làng xã cổ truyền Việt Nam.

    Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những giá trị không thể phủ nhận được vai trò “tự quản” của hương ước lệ làng. Nhiều truyền thống tốt đẹp, nhiều phẩm chất quý giá; những hành vi ứng xử xã hội, gia đình và cá nhân ít nhiều đã được hương ước, lệ làng gìn giữ và điều chỉnh.

    Ngày nay nông thôn Việt Nam đang trong thời kỳ thay đổi mạnh mẽ. Đảng

    và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú ý đến việc phát huy vai trò tự quản của nhân

    dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cuộc vận động làng văn hoá, gia đình văn

    hoá đả trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước. Đảng bộ và chính quyền các

    cấp đã coi cuộc vận động này là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của

    nhân dân ta thiết thực góp phần làm nên thắng lợi phát triển kinh tế, ổn định trật

    tự an ninh xã hội.

    Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “Phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, bài trừ hũ tục mê tín di đoan, tệ nạn xã hội, phát huy tình nghĩa xóm làng, đảm bảo đoàn kết nông thôn, khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước về nếp sống văn minh ở các thôn xã”.

    Ngày 19/6/1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 24 - 1998/CT

    - TTG về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.

    Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

    theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương V khoá VII và chỉ thị số 61/CT - UB

    của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết

    xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; phát huy quyền tự quản của nhân dân,

    các thôn văn hoá ở huyện Lâm Hà ra đời và các hương ước, quy ước của các thôn,

    buôn cũng đã xuất hiện với mục đích “Phát huy quyền tự quản của nhân dân, thực

    hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong

    nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ

    sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản

    xuất và đời sống; gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục

    của cộng đồng nhằm thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ của công dân và nhiệm vụ cấp trên trên trao “theo đúng tinh thần của điều 13 - Chương VI trong quy chế thực hiện dân chủ ở xã của chính phủ ban hành ngày 11/5/1998.

    112 thôn, buôn, khu phố văn hoá và 52 cơ quan văn hoá ở huyện Lâm Hà

    - Tỉnh Lâm Đồng là minh chứng tính năng động, phát huy quyền dân chủ, nhân

    dân tự quản, kế thừa những di sản quý báu cha ông ta và của Đảng ta.

    Đánh giá đúng quy trình soạn thảo, nội dung và tổ chức thực hiện hương

    ước, quy ước mới trong các thôn , buôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà- Tỉnh

    Lâm Đồng là vấn đề có ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn góp phần làm

    sáng tỏ quan điểm dân tộc, giai cấp của Đảng ta, góp thêm cơ sổ khoa học chi

    việc quản lý xã hội nông thôn trong điều kiện hiện nay. Thông qua nội dung của

    đề tài nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những ý kiến chân thực, khoa học cho các địa

    phương “ tự điều chỉnh và xây dựng , tổ chúc thực hiện các hương ước, quy ước

    mới trong các thôn, buôn văn hoá đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách

    pháp luật của Nhà nước, nhằm góp phần làm cho hương ước, quy ước mới trở

    thành một trong những công cụ chuyển tải đường lối của Đảng, chính sách pháp

    luật của Nhà nước đến địa bàn vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều thành phần đồng

    bào dân tộc cư trú, và cư dân của 24 tỉnh thành trong cả nước về đây lập nghiệp.

     Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, thời gian và địa bàn nghiên cứu. Do

    vậy, ngoài việc sử dụng, kế thừa tài liệu của những người đi trước khi nghiên cứu

    hương ước, quy ước xưa và nay. Chúng tôi đã trực tiếp điều tra, khảo sát thu thập

    tư liệu trên địa bàn. Đây cũng chính là những tài liệu cơ bản, là cơ sở của sự đánh

    giá, nhận định mà đề tài nghiên cứu đã đặt ra.

    Dựa vào những hiểu biết về phương pháp luận sử học logich học và chủ yếu vận dụng những kết quả điều tra dân tộc học, xã hội học. Nhất là đứng vững trên quan điểm khoa học lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin làm cơ sở cho những suy nghĩ, nhận thức của đề tài.

     Để giải quyết những vấn đề trên, đề tài” đánh giá quy trình soạn thảo

    nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hoá ở

    huyện Lâm Hà - Tỉnh Lâm Đồng được bố cục thành những nội dung chính như

    sau:


    Chương 1: Tổng quan về vùng đất, con người Lâm Hà

    Phần này chúng tôi giới thiệu về điều kiện tự nhiên và xã hội của Lâm Hà. Đặc biệt trong phần này chúng tôi chú ý nhiều đến thành phần dân cư; tình hình văn hoá, giáo dục, y tế và tôn giáo đã ảnh hưởng như thế nào đối với việc soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà.

    Chương 2: Quy trình soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước ở các thôn văn hoá huyện Lâm Hà-Lâm Đồng.

    Trong chương này chúng tôi đề cập đến quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng hương ước, quy ước của làng, thôn văn hoá, cũng như kế hoạch triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thôn, thị trấn huyện Lâm Hà.

    Nội dung chương này còn trình bày quy trình soạn thảo hương ước và quy

    ước mới từ những quy định chung của quy trình soạn thảo hương ước ,quy ước đến

    việc thành lập ban vận động xây dựng thôn, buôn, khu phố văn hoá của Sở

    VHTT Lâm Đồng, phòng VHTT-TDTT huyện Lâm Hà. Từ đó, chúng tôi đánh giá

    thực trạng thục hiện quy trình này để rút ra những nguyên nhân tồn tại và bài học

    kinh nghiệm trong quy trình đăng ký thôn buôn văn hoá cũng như quy trình soạn

    thảo hương ước, quy ước của thôn, buôn văn hoá sao cho đúng với quy định pháp

    luật của nhà nước và phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của người dân địa

    phương.

    Chương 3: Đánh giá thực trạng nội dung của hương ước, quy ước,và tổ chức thực hiện của các thôn văn hoá ở huyện Lâm Hà- Lâm Đồng

    Căn cứ vào nội dung của bản hương ước, quy ước trong các thôn, buôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà và qua khảo sát thực tế tại địa phương, chúng tôi tiến hành đánh giá quan điểm chỉ đạo về nội dung và tổ chức thực hiện của Ban chỉ đạo Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở của huyện Lâm Hà. Đồng thời chúng tôi cũng đặt ra một số vấn đề: Hương ước, quy ước mới có đảm bảo được nguyên tắc tuân thủ theo các quy định của pháp luật; có kế thừa phát triển các phong tục, tập quán truyền thống văn hoá tốt đẹp, và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thôn, buôn văn hoá hay chưa? Và kết quả của việc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trên địa bàn ra sao?


    Từ đi sâu tìm hiểu những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã đưa ra những ý

    kiến cuả mình với mong muốn góp thêm phần nhỏ bé vào việc xây dựng hương

    ước, quy ước mới của thôn, buôn văn hoá trên địa bàn Lâm Hà thật sự dân chủ,

    đúng pháp luật, hợp lòng dân, tiến tới xây dựng một nông thôn nơi đây giàu mạnh,

    văn minh, tiến bộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...