Tài liệu Đánh giá quy hoạch đầu nút giao thông tại 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim

Thảo luận trong 'Giao Thông Vận Tải' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Đánh giá quy hoạch đầu nút giao thông tại 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đang dần phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới, đạt được nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
    Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao nhất cả nước, nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách, hàng hóa.
    Thế nhưng giao thông lại đang là vấn đề vô cùng bức xúc ở Hà Nội, đặc biệt giao thông đường bộ tại các khu đô thị mới, sự thiếu đồng bộ giữa các công trình hạ tầng bên trong và bên ngoài đô thị đã dẫn đến tình trạng đường xuống cấp và ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu đô thị. Xuất phát từ thực trạng này, với vai trò sinh viên khoa “Môi trường và Đô thị”, chúng tôi nhận thấy trách nhiệm của mình trước vấn đề này. Chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá quy hoạch đầu nút giao thông tại 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở lý luận về giao thông, quy hoạch giao thông đô thị để chỉ ra thực trạng của một số nút giao thông ở 3 khu đô thị mới Định Công, Đại Kim – Định Công và Đại Kim. Phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, từ đó đưa ra những biện pháp cho vấn đề quy hoạch giao thông, bước đầu làm hạn chế những tiêu cực mà giao thông mang lại cho xã hội.
    Chương I: Lý luận chung
    I. Các khái niệm cơ bản.
    1. Quy hoạch giao thông.
    2. Giao thông
    Giao thông đô thị là sự dịch chuyển của con người, hàng hóa, phương tiện trong không gian đô thị theo thời gian.
    Giao thông tĩnh: là một bộ phận của hình thức giao thông phục vụ phương tiện trong thời gian không di chuyển.
    Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi và các công trình kĩ thuật đầu mối giao thông: Sân bay, nhà ga, bến xe, cảng. Hệ thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng mặt đường, bê tong, nhựa, đá, cấp phối, đất , đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường, quận.
    3. Ùn tắc giao thông và lưu lượng giao thông
    Tắc nghẽn giao thông: sự mất hoặc giảm khả năng lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông do sự quá tải của các phương tiện so với khả năng có thể đáp ứng được của đường xá.
    Nguyên nhân: do phương tiện giao thông tăng quá nhanh, đường phố nhỏ hẹp, tổ chức giao thông không tốt, ý thức chấp hành giao thông kém.
    Lưu lượng giao thông: số phương tiện giao thông đi qua 1 km đường trong 1 đơn vị thời gian.
    4. Vai trò của giao thông
    Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong quy hoạch đô thi và xây dựng đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau.
    Giao thông góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng quy mô của thị trường, tạo cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, di chuyển lao động, gia tăng cạnh tranh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
     
Đang tải...