Tiểu Luận Đánh giá quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về hình thức của hợp đồng dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- NỘI DUNG:
    1. Khái niệm hợp đồng dân sự:
    a. Khái niệm:
    Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự và là phương tiện pháp lý quan trọng để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Hợp đồng dân sự nói riêng và hợp đồng nói chung được hình thành từ hai cơ sở:
    Thứ nhất, cơ sở khách quan để hình thành hợp đồng. Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động ngày càng thể hiện rõ rệt. Theo đó, mỗi chủ thể chỉ có thể đảm trách một hoặc một số công việc nhất định trong xã hội. Trong khi đó, nhu cầu của con người ngày càng một gia tăng theo sự phát triển của các điều kiện về vật chất và tinh thần. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, các chủ thể phải tham gia nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau, trong đó có hợp đồng dân sự.
    Thứ hai, cơ sở chủ quan để hình thành quan hệ hợp đồng. Vì lợi ích của bản thân mình nên chủ thể sẽ tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự. Như vậy, cơ sở chủ quan để hình thành quan hệ hợp đồng là ý chí và sự tự do ý chí của chủ thể trong quan hệ hợp đồng mà chủ thể tham gia. Nếu tham gia quan hệ hợp đồng mà không có sự tự do ý chí của chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó thì hợp đồng dân sự có thể bị vô hiệu.
    Như vậy, một xã hội muốn tồn tại và phát triển, nhu cầu của con người muốn được thỏa mãn thì buộc các chủ thể phải tìm đến với nhau thông qua quan hệ hợp đồng và trong quan hệ hợp đồng đó phải có sự tự do ý chí của chủ thể.
    Hợp đồng dân sự được xác lập sẽ hình thành mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, mối liên hệ pháp lý này được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Do đó, có thể nói rằng sau khi hợp đồng được thiết lập, sự ràng buộc pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được thể hiện rõ nét, theo đó bên nào vi phạm cam kết, thỏa thuận phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi vi phạm của mình. Chính vì lý do này, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng cho quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể như bản cam kết, bản giao kèo, khế ước, luật riêng của các bên tham gia giao kết .
    Ý chí của chủ thể có thể là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu ý chí đơn phương làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ không cần chịu sự ràng buộc ý chí của bất cứ chủ thể nào trước đó thì đối với hợp đồng, sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng lại được coi là yếu tố cốt lõi để hình thành quan hệ giữa các bên. Chính vì lý do này, hợp đồng luôn được định nghĩa bắt đầu bằng sự “thỏa thuận”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...