Luận Văn Đánh giá quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Buôn Ma Thuột và đề xuất một số biện pháp xử

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của loài người là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường hiện nay. Các hoạt động này, một mặt tạo ra nguồn của cải vật chất phục vụ đời sống của con người, mặt khác phát sinh phế thải làm thay đổi tính chất trong lành của môi trường, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Trong vài thập kỷ gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường không những làm cho các nhà khoa học, các nhà quản lý mà ngay cả người dân cả nước cũng hết sức quan tâm.
    Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị thành phố ở nước ta thường do các công ty đô thị hay do các công ty vệ sinh chịu trách nhiệm. Phương pháp tiêu hủy rác chủ yếu tại các thành phố nước ta là tập trung rác thành những bãi hở, không kiểm soát được. Rác được phân hủy một cách tự nhiên, sau đó được sàn lấy một phần làm phân bón, phần còn lại đổ bừa bãi hay được đốt ngoài trời. Với cách làm này chắc chắn sẽ không tránh được nguy cơ ô nhiễm từ rác bốc hơi lên. Bên cạnh đó những bãi rác hở chính là các nguồn gây bệnh dễ phát sinh qua sự phát triển của ruồi, muỗi, chuột, bọ có thể gây nên dịch bệnh cho dân cư trong vùng.
    Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, các cấp lãnh đạo của tỉnh và thành phố Buôn Ma Thuột cũng có nhiều quan tâm tới môi trường. Tuy nhiên do có địa bàn rộng nên công tác thu gom và quản lý còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả xử lý chưa cao gây ảnh hưởng tới môi trường, mất mỹ quan thành phố, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
    Trước thực trạng nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài sau: “Đánh giá quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Buôn Ma Thuột và đề xuất một số biện pháp xử lý đến năm 2025” nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp thích hợp góp phần giải quyết vấn đề rác thải của thành phố trong tương lai.






    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
    1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
    Chất thải rắn (CTR) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, .) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
    Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng [10].
    1.1.2. Phân loại rác thải sinh hoạt
    Bất kể hoạt động sống nào của con người tại nhà, tại cơ quan, trên đường đi và tại các nơi công cộng đều sinh ra chất thải. Dựa vào thành phần hóa học và vật lý, tính chất mà có thể có nhiều cách phân loại rác thải.
    Phân loại theo chất của rác thải: rác thải vô cơ và rác thải hữu cơ
    Rác thải vô cơ là những loại rác thải có khả năng tái sử dụng cao như bao bì bằng nhựa, nilon, mảnh sành, kim loại, thủy tinh,
    Rác thải hữu cơ là những loại rác thải phần lớn có nguồn gốc tự nhiên, có thời gian phân hủy nhanh như: thức ăn thừa, lá cây, rơm rạ, xác súc vật,
    Phân loại theo nguồn: rác thải sinh hoạt, rác thải rác thải y tế, rác thải từ khu công nghiệp, rác thải từ sản xuất nông nghiệp
    Phân loại theo thành phần: rác tự phân hủy (thức ăn, thực vật chết, ), rác tái chế được (kim loại, chai thủy tinh, ), rác thải có chứa thành phần độc hại, không tái chế được, có thể gây nguy hiểm cho con người và thiên nhiên.
    Dựa vào đặc điểm, bản chất nguồn tạo thành, rác thải được chia thành rác thải thực phẩm, rác thải nguy hại, rác thải sinh hoạt
    Rác thải thực phẩm bao gồm thực phẩm thừa như lá, rau quả, loại chất thải này mang bản chất dễ phân hủy sinh học. Quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
    Rác thải nguy hại bao gồm rác thải từ hóa chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ, hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật
    Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn phát sinh chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, sản phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm rạ, [5].
    1.1.3. Nguồn gốc phát sinh rác thải [7]
    Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do sự tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
    Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)
    Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng.
    Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng
    Từ các trạm xử lý nước thải, các ống thoát nước, từ các làng nghề,















    Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Nguồn phát sinh[/TD]
    [TD]Nơi phát sinh[/TD]
    [TD]Các dạng chất thải rắn[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khu dân cư[/TD]
    [TD]Hộ gia đình, khu chung cư, biệt thự, .[/TD]
    [TD]Thực phẩm dư thừa, giấy, nhựa, thủy tinh, thiếc, nhôm, .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khu thương mại[/TD]
    [TD]Nhà kho, nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa và dịch vụ[/TD]
    [TD]Thực phẩm dư thừa, giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cơ quan, công sở[/TD]
    [TD]Trường học, bệnh viện, văn phòng, cơ quan chính phủ[/TD]
    [TD]Thực phẩm dư thừa, giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng[/TD]
    [TD]Khu nhà xây dựng mới, sữa chữa, nâng cấp, mở rộng đường phố,[/TD]
    [TD]Gạch, bê tông, thép, gỗ, bụi, .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khu công cộng[/TD]
    [TD]Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm, .[/TD]
    [TD]Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung từ các khu vui chơi, giải trí, [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nhà máy xử lý chất thải
    [/TD]
    [TD]Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác[/TD]
    [TD]Bùn, .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hoạt động công nghiệp[/TD]
    [TD]Công nghiệp xây dựng chế tạo, công nghiệp nhẹ, nặng, lọc dầu, hóa chất[/TD]
    [TD]Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu và các rác thải sinh hoạt[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hoạt động nông nghiệp[/TD]
    [TD]Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả,nông trại[/TD]
    [TD]Thực phẩm bị thối rữa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    (Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Văn Phước, 2007, Quản Lý Chất Thải Rắn)




    1.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
    1.1.4.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt [4]
    Thành phần CTRSH thay đổi theo điều kiện kinh tế, theo tập quán sinh hoạt, theo vị trí địa lý cũng như theo thời gian và mùa trong năm.

    Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần chất thải rắn sinh hoạt

    [TABLE="width: 612"]
    [TR]
    [TD]Thành phần[/TD]
    [TD]Định nghĩa[/TD]
    [TD]Ví dụ[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]a. Các chất cháy được[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Giấy[/TD]
    [TD]Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy[/TD]
    [TD]Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hàng dệt[/TD]
    [TD]Có nguồn gốc từ các sợi[/TD]
    [TD]Vải, len, nilon, [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thực phẩm[/TD]
    [TD]Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm[/TD]
    [TD]Cọng rau, vỏ trái cây, thân cây[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cỏ, gỗ củi, rơm rạ[/TD]
    [TD]Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm[/TD]
    [TD]Đồ dung bằng gỗ như: ghế, đồ chơi, vỏ dừa, [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chất dẻo[/TD]
    [TD]Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo[/TD]
    [TD]Phim cuộn, túi nhựa, chai lọ, dây điện, chất dẻo, [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Da và Cao su[/TD]
    [TD]Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su[/TD]
    [TD]Bóng, ví, giày dép, [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]b. Các chất không cháy được[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các kim loại sắt[/TD]
    [TD]Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút[/TD]
    [TD]Vỏ hộp, dây điện, dao, [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các loại phi sắt[/TD]
    [TD]Các vật liệu không bị nam châm hút[/TD]
    [TD]Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thuỷ tinh[/TD]
    [TD]Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thuỷ tinh[/TD]
    [TD]Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đá, sành sứ[/TD]
    [TD]Bất cứ vật liệu nào không cháy ngoài kim loại và thủy tinh[/TD]
    [TD]Xương, gạch, đá, gốm, [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...