Chuyên Đề Đánh giá Quan hệ Đối tác giữa ICCO của Việt Nam

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Cuộc đánh giá xem xét hai nội dung chính là hoạt động của các tổ chức đối tác, và quan hệ đối tác giữa ICCO và VNGOs (RDSC và RDPR) trong giai đoạn 2002-2006 và sự phù hợp của chương trình với bối cảnh phát triển của Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá nhấn mạnh là họ không đánh giá chất lượng hoạt động của các VNGOs. Kết quả cuộc đánh giá sẽ giúp ICCO xem xét chính sách của mình tại Việt Nam và góp phần đưa tiếng nói của các đối tác Việt Nam vào quá trình ra quyết định chính sách của nhà tài trợ.
    Các quan sát khi tham gia các hoạt động của cuộc đánh giá tại khu vực dự án của RDSC và RDPR cho thấy, cuộc đánh giá được thực hiện theo một số phương pháp nghiên cứu kết hợp. Nhóm đánh giá đã điều tra qua một phiếu hỏi để các tổ chức đối tác điền sẵn (trước các cuộc phỏng vấn ít nhất một tháng). Các cuộc phỏng vấn cá nhân với các lãnh đạo hoặc nhóm các cán bộ lãnh đạo được thực hiện tại văn phòng của các tổ chức đối tác. Đoàn đánh giá cũng đến hiện trường của RDPR tại xã Trường Sơn, thông qua các quan sát, và các cuộc thảo luận ở xã và ở bản Cổ tràng, để hiểu rõ hơn về các tiếp cận trong phát triển của RDPR là đối tác của ICCO. Đoàn đánh giá cũng thu thập các báo cáo hoạt động, các tài liệu giới thiệu về dự án. Theo đoàn đánh giá, tất cả các đối tác của ICCO đều được tham vấn, trừ các trường hợp đặc biệt, có các dự án nằm ngoài cách tiếp cận chung của chương trình do ICCO thực hiện ở Việt nam. Chuyên gia Hà Lan có khả năng đánh máy vi tính tại chỗ tất cả các biên bản phỏng vấn tại hiện trường.
    Về hoạt động cuả đối tác, Đoàn đánh giá quan tâm đến các khung pháp lý mà các RDSC và RDPR đã hình thành và hoạt động, cũng như các mối quan tâm xã hội là động lực hình thành tổ chức. Một chủ đề quan trọng là quan hệ giữa nhu cầu phát triển của cộng đồng và mục đích mục tiêu của tổ chức hay là triết lý của tổ chức. Đoàn đã tìm hiểu các cơ cấu tổ chức (kể cả hoạt động của Hội đồng Quản trị hoặc các cơ chế tương đương) và phương hướng mà tổ chức theo đuổi để đạt được mục đích. Đoàn cũng thu thập thông tin về phương thức mà tổ chức theo dõi đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của mình, và phương pháp ra quyết định. Đặc biệt đoàn tìm hiểu khả năng học hỏi của tổ chức thông qua các điểu chỉnh mà tổ chức đối tác đã thực hiện, hoặc mong muốn thực hiện trong quá trình thực hiện dự án.
    Đoàn đánh giá đã tới bản Cổ Tràng, nơi mà bà con dân tộc Vân Kiều có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy một người châu Âu, ông Sogge đã trao đổi với thành viên các nhóm sở thích bên cạnh vườn chuối triũ các buồng quả, và bên cạnh những chuồng bò xây cải tiến và vườn cỏ voi xanh um. Đoàn đánh giá cũng tìm hiểu các bằng chứng về ý nghĩa hoặc các thành công của VNGO với cộng đồng, sự thay đổi đã diễn ra dưới tác động của dự án. Đoàn đã đưa ra các câu hỏi với dân bản về những điều “được” và “chưa được” và các bài học của cộng đồng và RDPR, qua đó làm rõ vai trò của VNGO với cộng đồng. Đoàn cũng đã hỏi các cán bộ dự án của RDPR về ý nghĩa vai trò của cộng đồng với sự phát triển và hoạt động của VNGOs.
    Đoàn cũng có những câu hỏi quanh chủ đề tác động của việc Việt Nam tham gia WTO, và quá trình toàn cầu hoá tới các cộng đồng dân tộc thiểu số. Dường như, với các cộng nghèo và biệt lập, sống trong một nền kinh tế tự cung tự cấp, và giao lưu với xã hội bên ngoài theo kênh trợ cấp của nhà nước(về giống, phân bón, các khoản trợ cấp theo chương trình 134 và 135), và hàng hoá nội địa, tác động này chưa rõ ràng, trừ việc tăng giá sinh hoạt do tăng giá xăng dầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...