Thạc Sĩ Đánh giá quá trình sản xuất sơ cấp và hiệu quả sinh thái vùng biển vịnh Bắc bộ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
    Hà Nội - 2012




    M
    C LC
    MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG 1: GII THIU VÙNG BIN NGHIÊN CU VÀ CÁC VN ĐỀ
    VNĂNG SUT SINH HC SƠ CP TRONG BIN 7
    1.1. Một số điều kiện tự nhiên vùng biển nghiên cứu . 7

    1.1.1. Vtrí địa lý .7
    1.1.2. Điu kin khí tượng, hi dương vùng nghiên cu .8
    1.2. Các vấn đề về năng suất sinh học sơ cấp trong biển 11
    1.2.1. Ý nghĩa ca vic nghiên cu năng sut sinh hc trong bin 11
    1.2.2. Tng quan mt skết qunghiên cu năng sut sinh hc sơ cp vùng bin nghiên cu 12
    1.2.3. Mt sphương pháp đo và tính toán năng sut sinh hc sơ cp 15

    CHƯƠNG 2: ÁP DNG MÔ HÌNH CHU TRÌNH CHUYN HÓA NITƠ TRONG HSINH THÁI BIN ĐỂ TÍNH TOÁN NĂNG SUT SINH HC SƠ CP VÀ HIU QUSINH THÁI VÙNG BIN VNH BC B .17
    2.1. Sơ đồ chu trình chuyển hóa Nitơ trong hệ sinh thái biển . 17
    2.2. Mô phỏng toán học chu trình chuyển hóa Nitơ . 18
    2.2.1. Mô phng toán hc các quá trình chuyn hóa .18
    2.2.2. Mô phng toán hc quá trình sn xut vt cht hu cơ 24
    2.2.3. Các thông ssdng trong mô hình 26
    2.3. Phương pháp giải mô hình . 27
    2.4. Dữ liệu cho mô hình . 30

    CHƯƠNG 3: KT QUTÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH .37

    3.1. Kết quả tính toán sản xuất sơ cấp . 37
    3.1.1. Phân bthc vt phù du 37
    3.1.2. Phân bố động vt phù du .46
    3.1.3. Phân bnăng sut thô 55
    3.1.4. Phân bnăng sut tinh .64
    3.1. 5. Phân bnăng sut thcp .73
    3.2. Kết quả tính toán hiệu quả sinh thái . 81
    KT LUN 85
    TÀI LIU THAM KHO 86



    MỞ ĐẦU

    Ở Việt Nam, việc sử dụng các mô hình toán và các phương pháp số trong nghiên cứu đánh giá quá trình sản xuất sơ cấp và hiệu quả sinh thái trong hệ sinh thái biển ngày càng có nhiều triển vọng. Hướng nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở mô phỏng toán học chu trình chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái biển nhằm giải quyết, một mặt đánh giá khả năng sản xuất sơ cấp cũng như cường độ vận động và chuyển hoá năng lượng theo các kênh dinh dưỡng, hai là, tìm hiểu các quá trình sản xuất thứ cấp, đặc biệt là đối với các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế. Đó là những thông số quan trọng phục vụ việc nghiên cứu đánh giá các nguồn lợi sinh vật, phục vụ việc định hướng quy hoạch khai thác và sử dụng các vực nước hợp lý và cuối cùng là phục vụ cho công tác đánh giá và quản lý chất lượng môi trường
    biển.

    Đề tài “Đánh giá quá trình sản xuất sơ cấp và hiệu quả sinh thái vùng biển vịnh Bắc Bộ” không chỉ nhằm mục đích có được chu trình chuyển hoá Nitơ để đánh giá quá trình sản xuất sơ cấp và hiệu quả sinh thái mà mục tiêu chủ yếu của đề tài là ứng dụng phương pháp mô hình hoá toán học trong nghiên cứu môi trường và hệ sinh thái biển.
    Đề tài đặt ra 5 nội dung sau đây:

    - Thu thập số liệu, tài liệu, phương pháp, mô hình phục vụ cho tính toán.

    - Nghiên cứu, ứng dụng mô hình chu trình chuyển hóa Nitơ cho vịnh Bắc Bộ.

    - Xác định quá trình sản xuất sơ cấp cho vùng biển vịnh Bắc Bộ trung bình tháng và các tầng sâu chuẩn.
    - Xác định hiệu quả sinh thái và diễn giải phân tích chi tiết.

    - Phân tích, đánh giá các kết quả thu được.

    Ở nội dung thứ hai, trên cơ sở một mô hình chuyển hoá Nitơ trong hệ sinh thái biển do các nhà khoa học của Phòng nghiên cứu Địa Thuỷ Động lực và Môi trường (GeoHydrodynamics and Environment Research Laboratory-GHER) thuộc Đại học Tổng hợp Liege (Vương quốc Bỉ) xây dựng, PGS.TS Đoàn Văn Bộ đã cải tiến và bổ sung thêm một số quá trình sinh hoá học trong chu trình. Mô hình chu trình Nitơ đơn giản bao gồm bao gồm 5 hợp phần: thực vật phù du (Phytoplankton), động vật phù du (Zooplankton), chất hữu cơ hoà tan (Dissolved Organic Matter), Amoni (Amonium) và Nitrat (Nitrate).
    Mô hình toán mô phỏng chu trình chuyển hoá Nitơ là một hệ gồm 5 phương trình vi phân thường, được xây dựng trên cơ sở nguyên lý bảo toàn. Từng quá trình chuyển hoá trong chu trình được mô phỏng và tham số hoá trên cơ sở định luật tối thiểu Liebig và các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước. Trong mô hình, 38 thông số sinh thái và môi trường (các hằng số) đã được sử dụng. Phương pháp Runge - Kuta giải hệ 5 phương trình vi phân thường của mô hình cũng đã được tìm hiểu và lập trình bằng ngôn ngữ Fortran.
    Các tính toán được thực hiện trên cơ sở nguồn số liệu của ủy ban Đại dương và Khí quyển (NOAA) (website: http://www.nodc.noaa.gov). Từ các dữ liệu này đã trích ra và lưu ra nhiệt độ trung bình 12 tháng trên các tầng chuẩn ở vùng nghiên cứu (từ vĩ độ 160N đến 220N và từ kinh độ 1050E đến 1100E làm đầu vào cho mô hình.


    TÀI LIU THAM KHO

    1. Nguyễn Tác An, 1980. Sơ bộ nhận xét về năng suất sinh học bậc 1 ở vịnh Bắc Bộ.

    Tuyển tập Nghiên cứu biển, tập II, phần 1, Nha Trang, tr. 43-49.

    2. Đỗ Trọng Bình, 1997. Kết quả tính toán năng suất sinh học sơ cấp và hiệu quả sinh thái của thực vật nổi vào mùa khô (tháng 1-1997) tại vịnh Hạ Long. Tài nguyên và Môi trường Biển, tập IV, NXB KH & KT Hà Nội, Tr.206-213.
    3. Đoàn Văn Bộ, 1996. Giáo trình mô hình toán Hsinh thái bin. ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội, lưu hành nội bộ.
    4. Đoàn Bộ, Nguyễn Đức Cự, 1996. Nghiên cứu năng suất sinh học sơ cấp của thực vật nổi trong hệ sinh thái vùng triều cửa sông Hồng. Tài nguyên và Môi trường biển, T.3, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr.169-176.
    5. Đoàn Bộ, 1999. Mô hình sinh thái thuỷ động lực và một số kết quả áp dụng tại biển Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ 4, Tập 1: Khí tượng-Thuỷ văn, Động lực biển . TT KHTN & CNQG, tr .185-191.
    6. Đặc điểm phân bố và biến động năng suất sinh học sơ cấp ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ T25, Số 1S (2009) 21-27
    7. Đoàn Bộ, Phùng Đăng Hiếu, 2001. Nghiên cứu năng suất sinh học sơ cấp của thực vật nổi vùng biển ven bờ tây vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập Hội nghị khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN lần thứ hai, Hà Nội 23-25 tháng 11 năm 2000, Chuyên ngành Khí tượng-Thuỷ văn-Hải dương học, Sở Văn hoá-Thông tin Hà Nội, tr.
    3-6.

    8. Đoàn Văn Bộ, 2002. Nghiên cu và thnghim mô hình chu trình chuyn hoá Nitơ trong hsinh thái bin. Báo cáo đề tài cấp cơ sở TN 01-25, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội.
    9. Đoàn Bộ – Trịnh Lê Hà. Mô hình chu trình Ni tơ trong hệ sinh thái biển. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Khoa học ĐHKHTN: Ngành Khí tượng - Thuỷ văn - Hải dương.
    10. Đoàn Bộ. Năng suất sinh học của quần xã Plankton vùng biển khơi nam Việt Nam.

    Hội nghị khoa học Tài nguyên và môi trường biển năm 2004



    11. Vũ Trung Tạng, 2000. Cơ sở sinh thái học. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

    12. Vũ Trung Tạng, 2004. Sinh học và sinh thái biển. Nhà xuất bản ĐHQG HN

    13. Lê Đức Tố và ctv, 2001. Báo cáo tổng kết đề tài KĐL-CIS-01 “Điều tra nghiên cứu hệ thống đảo ven bờ vịnh Bắc Bộ phục vụ cho việc qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển” (1999-2000). Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin-Tư liệu Quốc gia.
    14. Nguyễn Thế Tưởng và ctv, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài KC-09-17 “Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường vịnh Bắc Bộ” (2003-
    2005). Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Thông tin-Tư liệu Quốc gia.

    15. Đề tài-KHCN-06-02, 2002. Mô hình 3D sinh thái thy động lc và môi trường bin Đông và nhng kết qutrin khai ti vnh Bc b. Báo cáo chuyên đề 3, tài liệu lưu trữ tại Bộ môn Hải dương học.
    16. Đề tài – KHCN – 06 – 02: Các kết quả triển khai mô hình 3D kết hợp Thủy nhiệt động lực và Sinh thái vịnh Bắc Bộ. Báo cáo chuyên đề 4, tài liệu lưu trữ tại bộ môn Hải dương học.
    17. Doan Bo, Liana McManus and others, 1997: Primary productivity of phytoplankton in study area of RP-VN JOMSRE-SCS 1996. Proceedings: Conference on the Philippines-Vietnam Joint Oceanographic and Marine Scientific Research Expedition in the South China Sea 1996, Hanoi, 22-23 April 1997, pp 72-86.
    18. Gregoire M.,J-M. Beckers, J.C.J. Nihoul, E. Stanev, Coupled hydrodynamic ecosystem model of the Black Sea at the basin scale, Sensitivity to Change: Black Sea, Baltic Sea and North Sea, Ed. by Ozsoy E. and A. Mikaelyan, 1997, pp. 487-499.
    19. Walsh J.J. Mc Roy C.P., et al, Carbon and nitrogen cycling within the Bering/Chukchi Sea: source regions for organic matter affecting AOU demands of the Arctic Ocean, Progress Oceanography, 1989, pp. 277-359.
    20. World Ocean Atlas (WOA- Database). CD-Rom, NOAA, 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...