Thạc Sĩ Đánh giá quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ của thị xã Từ Sơn, tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Đánh giá quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2008
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, file tài liệu thì bình thường

    mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục từ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    I. Đặt vấn đề 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3
    2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5
    2.1. Lý luận về phát triển bền vững và sử dụng đấtbền vững 5
    2.2. Những nghiên cứu về quản lý sử dụng đất bền vững trên thế giới
    và Việt Nam 14
    2.3. Chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnhvề phát triển công
    nghiệp 27
    3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 29
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 29
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 29
    3.3. Nội dung nghiên cứu 29
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 30
    4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 31
    4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi
    trường 31
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
    4.1.2. Các nguồn tài nguyên 33
    4.1.3. Môi trường sinh thái 37
    4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xH hội 39
    4.2.1. Tăng trưởng kinh tế 39
    4.2.2. Chuyển dịch kinh tế 40
    4.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 40
    4.2.4. Thực trạng các vấn đề xH hội 47
    4.2.5. Thực trạng và xu thế phát triển đô thị 49
    4.2.6. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật -
    xH hội 49
    4.2.6.5. Văn hoá - xH hội 52
    4.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 54
    4.3.1 Tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhànước về đất đai 54
    4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất 56
    4.4. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệpsang phi nông
    nghiệp 66
    4.4.1. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005 -
    2008 66
    4.4.2 Đánh giá tác động của chuyển dịch mục đích sử dụng đất 70
    1. Về kinh tế 71
    2. Về mặt xH hội 75
    3. Về môi trường 84
    4.5. Giải pháp cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm quản lý sử
    dụng đất bền vững 86
    5. Kết luận và đề nghị 95
    5.1. Kết luận 95
    5.2. Đề nghị 96
    Tài liệu tham khảo 98

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
    Việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
    Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả.
    Trải qua hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định.
    Kinh tế càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá nông thôn được đẩy mạnh góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặt khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo xu thế từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
    Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, sự phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên việc ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển các khu công nghiệp đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nhất là đối với những vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Một số diện tích đất phù sa màu mỡ chuyên trồng lúa đã phải chuyển sang sử dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp trong khi có thể sử dụng diện tích ở những vị trí khác hợp lý hơn. Người nông dân có đất bị thu hồi chưa được giúp đỡ trong việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc đầu tư phát triển sản xuất nên đời sống gặp khó khăn và không ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động của nhiều khu công nghiệp chưa chấp hành nghiêm Luật Môi trường, vi phạm các cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Từ đó dẫn đến tài nguyên đất bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm, đời sống người nông dân trong vùng phát triển công nghiệp còn bấp bênh, ngay cả trong vùng nông nghiệp thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng mang tính tự phát không theo quy hoạch . Nhiều văn bản pháp luật quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã không được đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
    Tất cả những vấn đề đó đe doạ tính bền vững trong quá trình phát triển.
    Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, liền kề với thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Từ sau khi tái lập tỉnh, nền kinh tế có mức tăng trưởng khá, bình quân 11,2%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Để tiếp tục thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khoá IX, Bắc Ninh cần ưu tiên cho đầu tư xây dựng khu công nghiệp tập trung, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống ở nông thôn, kết hợp với việc xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hoàn chỉnh, giảm bớt khoảng cách giữa thành thị và nông thôn theo hướng đô thị hoá nông thôn.
    Cùng chung với nhịp đập của cả nước thì thị xã Từ Sơn cũng không nằm ngoài quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Mặc dù đất chật người đông nhưng do vị trí địa lý thuận lợi nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, do môi trường đầu tư thông thoáng nên nền kinh tế của thị xã những năm qua đạt mức tăng trưởng khá, bình quân 21,05%/năm. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được chú trọng, ngành nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển góp phần giải quyết lao động nông nhàn ở khu vực nông thôn. Song song với đó thì đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, rác thải ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Các quá trình này đã và đang gây áp lực mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất bền vững của thị xã.
    Vì vậy, một vấn đề đặt ra là: việc nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn để tìm được nguyên nhân và ảnh hưởng của quá trình này đã và đang tác động như thế nào tới quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn thị xã, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và bền vững là rất cần thiết.
    Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của PGS - TS. Nguyễn Tất Cảnh, chúng tôi thực hiện đề tài Đánh giá quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2008.
    1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.2.1. Mục đích
    - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng viêc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thị xã Từ Sơn nhằm phát hiện những vấn đề bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.
    - Đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn về các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
    - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2006 - 2015.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu điều tra trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
    - Việc phân tích, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học, có định tính, định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
    - Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất những giải pháp, kiến nghị trong việc sử dụng đất bền vững trên cơ sở tuân thủ Luật đất đai, Luật bảo vệ Môi trường và một số Luật có liên quan. Đồng thời việc phát triển phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo tính ổn định, bền vững trong quá trình phát triển.

    2.Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
    2.1. Lý luận về phát triển bền vững và sử dụng đất bền vững
    2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững
    2.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
    Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu
    của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đápứng nhu cầu của các
    thế hệ tương lai đảm bảo sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: kinh tế, xH hội,
    môi trường.
    Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật
    chất, sự giàu có về tinh thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự
    đồng thuận của xH hội, sự hài hoà giữa con người vàtự nhiên, phát triển phải
    kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển
    xH hội và bảo vệ môi trường [12].
    2.1.1.2 Những lý luận cơ bản về phát triển bền vững
    + Bền vững về kinh tế
    Phát triển bền vững về kinh tế là việc đảm bảo kết hợp hài hoà giữa
    mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoáxH hội, cân đối tốc độ tăng
    trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên
    nhiên, khoa học, công nghệ đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch.
    Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt đượcsự tăng trưởng ổn
    định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của
    nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại
    gánh nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.
    + Phát triển bền vững về xã hội
    Phát triển bền vững về xH hội là việc phải xây dựngmột xH hội có nền
    kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, đi đôi với dân chủ công bằng và tiến bộ xH
    hội, trong đó, giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xH hội phải được chăm lo đầy

    Tài liệu tham khảo
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Hoàng Thị Anh (2006), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách
    bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việclàm của người dân khi
    bị Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Mê Linh -
    tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
    2. Vũ Thị Bình (2006), Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn, Nhà xuất
    bản Nông nghiệp
    3. Nguyễn Văn Bài, Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng sử
    dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp Hoà - Tỉnh Bắc Giang,Trường Đại học
    Nông nghiệp Hà Nội
    4. Lê Thái Bạt (1995), "Đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh
    thái và phát triển bền vững vùng Tây Bắc", Hội thảo quốc gia Đánh giá quy
    hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB
    Nông nghiệp, Hà Nội.
    5. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Ban
    nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn (2006), “ảnh hưởng của
    chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững
    ở Việt Nam”
    6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất
    nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người
    có đất bị thu hồi
    7. Võ Tử Can (2001), Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai,
    Dự án 3 - quy hoạch sử dụng đất đai, Tổng cục Địa chính, Hà Nội
    8. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (2001), Nghiên cứu và xây dựng qui trình
    công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây
    trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
    9. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền
    vững, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp.
    10. Đỗ Nguyên Hải, Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản
    xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ nông
    nghiệp
    11. Nguyễn Quốc Hùng (2006), Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử
    dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hoá đô thịhoá ở Việt Nam,Nhà
    xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội
    12. Thủ tướng Phan Văn Khải, “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
    Việt Nam” (gọi tắt là chương trình nghị sự 21)
    13. Lê Văn Khoa (1992), “Ô nhiễm môi trường đất”, Hội thảo khoa học sử
    dụng tốt tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môitrường, Hội Khoa học
    đất Việt Nam, Hà Nội, 4/1992
    14. Ngô Thắng Lợi (2006), “ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu
    công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    15. Ngân hàng Phát triển Châu á(2005), Dự án nâng cao hiệu quả thị trường
    cho người nghèo
    16. Phùng Văn Nghệ (1999), Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng
    đất đai, Dự án 6 - quản lý chương trình, Tổng cục Địa chính, Hà Nội.
    17. Hội thảo Quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm
    sinh thái và phát triển lâu bền,Nhà xuất bản Nông nghiệp (1995)
    18. Đặng Quang Phán, Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển dịch đất
    nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất ở trên địa bàn huyện Từ Liêm,
    Thành phố Hà Nội đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp - Trường
    Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
    19. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn
    và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...