Tiến Sĩ Đánh giá ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Vi rút sởi 3
    1.1.1. Đặc điểm vi rút học 3
    1.1.2. Khả năng gây bệnh, biến chứng, điều trị bệnh sởi 6
    1.1.3. Dịch tễ học bệnh sởi 6
    1.1.4. Tình hình bệnh sởi trên thế giới và Việt Nam - Thành quả của việc sử dụng vắc xin 7
    1.2. Vắc xin sởi 11
    1.2.1. Sản xuất vắc xin sởi 11
    1.2.2. Liều dùng, đường dùng, lịch tiêm, chống chỉ định với vắc xin sởi 16
    1.2.3. Đáp ứng miễn dịch và phản ứng phụ sau tiêm chủng vắc xin sởi 17
    1.2.4. Thành phần vắc xin sởi chủng AIK-C của Viện Kitasato (Nhật Bản) và của Việt Nam 20
    1.3. Kiểm định vắc xin, tính ổn định chất lượng của các loạt vắc xin 21
    1.3.1. Kiểm định vắc xin 21
    1.3.2. Tính ổn định chất lượng của các loạt vắc xin 25
    1.3.3. Tình hình nghiên cứu tính ổn định chất lượng vắc xin, tính ổn định chất lượng MVVAC 27
    1.4. Tính ổn định nhiệt của vắc xin 28
    1.4.1. Mục đích của nghiên cứu tính ổn định nhiệt 29
    1.4.2. Phân loại nghiên cứu về tính ổn định nhiệt 30
    1.4.3. Các chỉ số đánh giá tính ổn định nhiệt và hạn sử dụng của vắc xin 31
    1.4.4. Công cụ giám sát sự phơi nhiễm của vắc xin với nhiệt độ 31
    1.4.5. Phân loại và cách xác định chỉ thị nhiệt lọ vắc xin 33
    1.4.6. Tính ổn định nhiệt của vắc xin nói chung 34
    1.4.7. Tính ổn định nhiệt của các vắc xin sởi/chứa sởi trên thế giới 38
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 42
    2.3. Vật liệu nghiên cứu 42
    2.3.1. Trang thiết bị, dụng cụ 42
    2.3.2. Mẫu chuẩn, tế bào, hoá chất, môi trường 43
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 45
    2.4.1. Đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt MVVAC sản xuất từ năm 2009 đến năm 2013 46
    2.4.2. Đánh giá tính ổn định của MVVAC ở các điều kiện, nhiệt độ bảo quản khác nhau 48
    2.4.2.1. Đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 2-80C 48
    2.4.2.2. Đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 250C 49
    2.4.2.3. Đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 370C 49
    2.4.2.4. Đánh giá tính ổn định của MVVAC sau hồi chỉnh 50
    2.5. Thực hiện các thử nghiệm để thu thập số liệu 51
    2.5.1. Nhận dạng vi rút sởi bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang 51
    2.5.2. Xác định công hiệu của vắc xin bằng phương pháp tạo đám huỷ hoại tế bào 52
    2.5.3. Xác định độ ổn định nhiệt của vắc xin 53
    2.5.4. Kiểm tra vô trùng bằng phương pháp màng lọc 54
    2.5.4.1. Kiểm tra vi khuẩn và nấm 54
    2.5.4.2. Phát hiện Mycoplasma 58
    2.5.5. Xác định tính an toàn 59
    2.5.5.1. Xác định tính an toàn trên chuột lang 59
    2.5.5.2. Xác định tính an toàn trên chuột nhắt trắng 59
    2.5.6. Xác định độ ẩm tồn dư 60
    2.5.7. Quan sát trạng thái 61
    2.5.8. Xác định độ lệch trọng lượng 62
    2.5.9. Đếm hạt trong vắc xin 63
    2.5.10. Xác định pH 63
    2.6. Xử lý số liệu 63
    2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 64
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
    3.1. Kết quả đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt MVVAC sản xuất từ năm 2009 đến năm 2013 65
    3.1.1. Kết quả nhận dạng 65
    3.1.2. Kết quả kiểm tra công hiệu 66
    3.1.3. Kết quả kiểm tra độ ổn định nhiệt 69
    3.1.4. Kết quả kiểm tra vô trùng 71
    3.1.5. Kết quả kiểm tra tính an toàn trên động vật thực nghiệm 76
    3.1.6. Kết quả kiểm tra độ ẩm tồn dư 80
    3.1.7. Kết quả quan sát trạng thái 82
    3.1.8. Kết quả kiểm tra độ lệch trọng lượng giữa các lọ vắc xin 82
    3.1.9. Kết quả kiểm tra hạt không tan 83
    3.1.10. Phân tích tính ổn định pH các loạt MVVAC 90
    3.2. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC ở các điều kiện, nhiệt độ bảo quản khác nhau 91
    3.2.1. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 2-80C 91
    3.2.2. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 20-250C 93
    3 loạt chọn ngẫu nhiên M-0211, M-0311, M-0411 sản xuất tháng 3 năm 2011 đã được sử dụng để đánh giá tính ổn định ở 20-250C, 370C và sau hồi chỉnh ở 2-80C. 93
    3.2.3. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC ở nhiệt độ 370C 94



    3.2.4. Kết quả đánh giá tính ổn định của MVVAC sau hồi chỉnh 95
    3.2.5. Kết quả xác định VVM của MVVAC 96
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 97
    4.1. Bàn luận về kết quả xác định tính ổn định chất lượng của các loạt vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 97
    4.1.1. Tác dụng của việc nghiên cứu tính ổn định chất lượng vắc xin, phương pháp sử dụng để nghiên cứu tính ổn định chất lượng vắc xin 97
    4.1.2. Cỡ mẫu sử dụng trong nghiên cứu 99
    4.1.3. Các chỉ số đánh giá, các mốc đánh giá tính ổn định 100
    4.1.4. Sự tin cậy của các phương pháp xác định các chỉ số, kết quả phân tích các chỉ số 103
    4.1.5. Các yếu tố góp phần duy trì tính ổn định chất lượng MVVAC 113
    4.2. Bàn luận về tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam ở các điều kiện nhiệt độ bảo quản khác nhau 117
    4.2.1. Bàn luận về kết quả xác định tính ổn định của MVVAC ở các nhiệt độ khác nhau 117
    4.2.2. Các chỉ số xác định tính ổn định nhiệt và hạn sử dụng của vắc xin 121
    4.2.3. Các yếu tố tạo nên tính ổn định nhiệt của MVVAC 122
    4.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tính ổn định và xác định loại chỉ thị nhiệt lọ vắc xin của MVVAC 128
    4.3. Hạn chế của đề tài 129
    KẾT LUẬN 131
    KIẾN NGHỊ 132
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Khác với các loại thuốc thông thường, vắc xin thuộc loại sinh phẩm nên có tính biến thiên, nhạy cảm với nhiệt độ. Chúng lại được sử dụng trên một số lượng rất lớn các bà mẹ và trẻ em khoẻ mạnh trên cộng đồng [1]. Vì vậy vắc xin cần được quản lý chất lượng (Quality Management: QM) một cách chặt chẽ bằng nhiều công cụ, trong đó kiểm định chất lượng (Quality control: QC) một cách nghiêm ngặt đóng vai trò then chốt.
    Năm 2009, Việt Nam đã tự sản xuất được vắc xin sởi sống giảm độc lực, dạng đông khô với tên MVVAC tại Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) theo công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản.
    Tính ổn định của vắc xin có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của chương trình tiêm chủng trên toàn cầu. Tính ổn định này bao gồm hai loại: Tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin (lot-to-lot consistency: Ổn định chất lượng) và tính ổn định ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau (Thermostability hay stability: Ổn định nhiệt).
    Chất lượng vắc xin bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất như: Con người, trang thiết bị, nguyên vật liệu, môi trường, Việc nghiên cứu tính ổn định chất lượng các loạt vắc xin giúp đánh giá được tính ổn định của quy trình sản xuất và mức độ áp dụng hệ thống chất lượng của nhà máy, giúp nhà sản xuất dự đoán được chất lượng các loạt vắc xin trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vắc xin mới sản xuất.
    Trong các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin, nhiệt độ có ảnh hưởng lớn nhất đến tất cả các vắc xin và trong mọi thời điểm. Bảo quản vắc xin ở nhiệt độ không thích hợp có thể mất tác dụng bảo vệ khi vẫn còn hạn sử dụng. Mỗi nhà sản xuất phải thực hiện các nghiên cứu tính ổn định nhiệt để tự xác định hạn sử dụng thực tế cho từng vắc xin do họ sản xuất. Cùng một loại vắc xin nhưng mức độ ổn định của vắc xin của mỗi nhà sản xuất có thể khác nhau do khác biệt về chủng sản xuất, môi trường nuôi cấy, qui trình sản xuất, chất ổn định, .
    Khi nhà sản xuất vắc xin muốn thay đổi một công đoạn của qui trình sản xuất hoặc thay đổi một yếu tố quan trọng nào đó trong quy trình sản xuất đều phải thực hiện các nghiên cứu tính ổn định nhiệt trước và sau khi thay đổi để chứng minh sự thay đổi đó không ảnh hưởng đến tính ổn định của sản phẩm. MVVAC được tiếp nhận chuyển giao công nghệ trực tiếp từ Viện Kitasato, Nhật Bản. Do vậy, giai đoạn đầu MVVAC được sản xuất từ bán thành phẩm của Viện Kitasato. Từ năm 2009, POLYVAC tự sản xuất MVVAC từ nguyên liệu đầu để tạo ra bán thành phẩm rồi vắc xin thành phẩm. Tính ổn định nhiệt của MVVAC sản xuất từ bán thành phẩm của Viện Kitasato đã được công bố [2],[3]nhưng chưa có nghiên cứu nào về tính ổn định của MVVAC do POLYVAC sản xuất từ công đoạn đầu tiên.
    Với mong muốn đánh giá được tính ổn định của vắc xin sởi MVVAC trong suốt quá trình từ ngay sau khi sản xuất, trong thời gian bảo quản đến khi sử dụng chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013” với hai mục tiêu:
    1. Đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin sởi thành phẩm sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013.
    2. Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau.
     
Đang tải...