Thạc Sĩ Đánh giá nồng độ của TRAb huyết thanh trong chẩn đoán và theo dõi sau hai tháng điều trị nội khoa bệ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 5/6/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Định nghĩa và dịch tễ học . 3
    1.2. Giải phẫu tuyến giáp .4
    1.3. Sinh tổng hợp và điều hoà hormon tuyến giáp . 4
    1.4. Tác dụng sinh lý của hormon giáp 5
    1.5. Bệnh nguyên – bệnh sinh 7
    1.6. Triệu chứng lâm sàng 9
    1.7. Cận lâm sàng 10
    1.8 Chẩn đoán 13
    1.9. Điều trị 13
    1.10. Tình hình nghiên cứu về TRAb trên thế giới và trong nước . 16

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 24
    2.3. Tiến hành nghiên cứu . 24
    2.4. Đạo đức nghiên cứu . 28

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ . 29
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 29
    3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow .29
    3.2.1. Tuổi 30
    3.2.2. Giới 30
    3.2.3. BMI 31
    3.2.4. TC lâm sàng 31
    3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow 32
    3.2.1. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow khi vào viện 32
    3.2.1.1. Nồng độ hormon FT4, TSH 32
    3.2.1.2. Nồng độ TRAb 34
    3.2.1.3. Phân bố mức độ nồng độ hormon FT4, TSH và TRAb 37
    3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow
    sau hai tháng điều trị .37
    3.2.2.1. Nồng độ FT4, TSH và TRAb 39
    3.2.2.2. Mối tương quan giữa nồng độ TRAb và nồng độ FT4, TSH ở
    bệnh nhân Basedow sau hai tháng điều trị nội khoa .43
    3.2.2.3. Phân bố mức độ nồng độ hormon FT4, TSH và TRAb .44
    TSH và TRAb .44

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 46
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46
    4.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow .46
    4.2.1. Tuổi .46
    4.2.2. Giới .46
    4.2.3. BMI .46
    4.2.4. TC lâm sàng .47
    4.3. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow .48
    4.3.1. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow khi vào viện.48
    4.3.1.1. Nồng độ hormon FT4, TSH 48
    4.3.1.2. Nồng độ TRAb 49
    4.3.1.3. Mối tương quan giữa tần số tim, nồng độ FT4, TSH và nồng độ
    TRAb ở bệnh nhân Basedow trước điều trị .52
    4.3.1.4. Phân bố mức độ nồng độ hormon FT4, TSH và TRAb 53
    4.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow
    sau hai tháng điều trị 56
    4.3.2.1. Nồng độ FT4, TSH 56
    4.3.2.2. Nồng độ TRAb 56
    4.3.2.3. Mối tương quan giữa nồng độ TRAb và nồng độ FT4, TSH ở
    bệnh nhân Basedow sau hai tháng điều trị nội khoa .57
    4.3.2.4. Phân bố mức độ nồng độ hormon FT4, TSH và TRAb .58
    KẾT LUẬN .59
    KIẾN NGHỊ 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Basedow là bệnh tuyến giáp thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, chiếm 45,8% các bệnh nội tiết, 2,6% các bệnh nội khoa điều trị tại bệnh viện Bạch Mai [15] và 1% dân số tại Bắc Anh [6]. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi song phần lớn xuất hiện ở độ tuổi lao động. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm độc giáp với bướu giáp lan toả, bệnh lý mắt và bệnh lý da do xuất hiện kháng thể kháng thụ thể TSH (TSH receptor antibody – TRAb).
    Bệnh Basedow có thể gây những biến chứng nặng về tim mạch, mắt, cơn nhiễm độc giáp cấp, suy kiệt nhưng nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ làm giảm được tỉ lệ các biến chứng trên cho người bệnh.
    Chẩn đoán Basedow sẽ dễ dàng nếu có đầy đủ các TC đặc hiệu của bệnh: bướu mạch, lồi mắt, phù niêm, kết hợp với HC cường giáp, và xét nghiệm có nồng độ hormon tuyến giáp tăng cao, nồng độ TSH giảm. Tuy nhiên, chẩn đoán Basedow không phải luôn dễ dàng mà hay nhầm với các nguyên nhân gây cường giáp khác, do đó, xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb ) đóng vai trò hết sức quan trọng trong chẩn đoán. Theo nghiên cứu của Bùi Thanh Huyền và CS, tỷ lệ TRAb (+) ở bệnh nhân Basedow trước điều trị là 85,5% [13]. Theo Gauna A và CS, bệnh nhân Basedow mới có tỷ lệ TRAb (+) là 80% [39] , theo Kawai K và CS, tỷ lệ này là 84 – 100% [47]. Trong một nghiên cứu khác của Rees Smith B và CS, tỷ lệ TRAb (+) chiếm 71 – 100% bệnh nhân Basedow mới chưa điều trị [59], còn theo Foley TP và CS là 93% [38].
    Bên cạnh khó khăn trong chẩn đoán, việc điều trị Basedow tuy không phải là khó nhưng nguy cơ tái phát lại rất cao. Hiện nay, có ba phương pháp điều trị bệnh là: điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, phẫu thuật tuyến giáp và điều trị bằng Iod phóng xạ (I131). Tại Việt Nam, phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp cho đến nay vẫn được coi là lựa chọn chính, đầu tiên trong điều trị Basedow. Thời gian điều trị
    2
    nội khoa trung bình từ 18 đến 24 tháng và kết thúc sau khi duy trì được tình trạng bình giáp 1 – 1,5 năm. Tuy nhiên, vấn đề chính đối với điều trị nội khoa Basedow là tỷ lệ tái phát bệnh cao và thời gian điều trị lâu dài. Theo Thái Hồng Quang, tỷ lệ này là 18 – 69% [21], theo Feldt-Rasmussen U và CS là 30 – 50%[36]. Schleusener H và CS nghiên cứu trên 451 bệnh nhân Basedow sau điều trị nội khoa thấy tỷ lệ tái phát là 30 – 67% [64].
    Trước đây, theo dõi trong điều trị Basedow tại Việt Nam chủ yếu dựa vào định lượng FT4 và TSH. Vì vậy, rất nhiều trường hợp sau khi điều trị thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, xét nghiệm chức năng tuyến giáp đã về bình thường nhưng khi ngừng thuốc, bệnh tái phát lại rất nhanh gây khó khăn cho thầy thuốc và gây hoang mang cho bệnh nhân.
    Trong những năm gần đây, trên thế giới, định lượng TRAb được sử dụng khá rộng rãi trong theo dõi, đánh giá sự thuyên giảm của bệnh và tiên lượng sự tái phát sau khi đã ngừng điều trị thuốc KGTTH [29], [55], [57]. Theo Takasu N và CS, nồng độ TRAb giảm thấp là dấu hiệu của sự thuyên giảm bệnh [61]. Zingrillo M và CS nghiên cứu thấy 70% bệnh nhân Basedow tái phát có TRAb (+) [72].
    ở nước ta, xét nghiệm định lượng TRAb đã thực hiện được trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, cho đến năm 2007, Việt Nam mới chỉ có một số nghiên cứu về định lượng TRAb ở những bệnh nhân Basedow điều trị 131 I nhưng chưa có báo cáo nào về theo dõi, định lượng TRAb ở những bệnh nhân Basedow mới và bệnh nhân Basedow điều trị thuốc KGTTH. Để góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá nồng độ của TRAb huyết thanh trong chẩn đoán và theo dõi sau hai tháng điều trị nội khoa bệnh Basedow , với hai mục tiêu:
    1. Nhận xét nồng độ TRAb ở bệnh nhân Basedow.
    2. Đánh giá nồng độ TRAb sau hai tháng điều trị nội khoa Basedow.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...