Thạc Sĩ Đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/6/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi năm có gần 1/3 số nạn nhân tử vong trong số 5,8 triệu người chết do tai nạn thương tích, dự tính đến năm 2030 tai nạn thương tích vẫn là một trong số 20 nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại hình tai nạn thương tích. Tai nạn giao thông đã và đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong y tế công cộng với tỷ lệ mắc là tử vong cao nhất trong các loại hình tai nạn thương tích toàn cầu. Khoảng 1,2 triệu người chết và hàng triệu người bị thương tích hoặc tàn tật vì tai nạn giao thông hàng năm. Một trong những nguyên nhân hàng đầu của tai nạn giao thông là do uống rượu-lái xe [62]. Tại Mỹ, nửa triệu người bị thương và 17.000 người tử vong mỗi năm do các vụ va chạm giao thông liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn trước khi lái xe. Hầu hết 40% tổng số trường hợp thanh niên tử vong do tai nạn giao thông đường bộ có liên quan trực tiếp tới việc tiêu thụ chất có cồn [50]. Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ nạn nhân tai nạn giao thông cao trên thế giới. Số liệu của Cục quản lý Môi trường Y tế cho thấy tử vong do tai nạn thương tích tại các bệnh viện từ 2005 đến 2009 chiếm 15% tử vong chung. Trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, tai nạn giao thông có tỷ suất tử vong cao nhất chiếm từ 18 đến 20 người trên 100.000 dân, cao gấp 2,4 lần so với đuối nước và ngộ độc, gấp 5 lần so với tự tử và các loại thương tích khác [7]. Theo kết quả khảo sát quốc gia công bố mới đây về tai nạn thương tích tại Việt Nam (VNIS 2010) do trường n, mỗi năm tại Việt Nam có gần 35.000 tử vong do tai nạn thương tích, tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích năm 2010 là 38,6/100.000 dân, so với năm 2001 là 88/100.000 có sự thay đổi lớn nhưng tỷ lệ còn cao [8]. Sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông. Các số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy có tỷ lệ khá lớn người tham gia giao thông bị tai nạn có sử dụng rượu bia. Cục Quản lý môi trường Y tế thống kê trong năm tháng (từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2011) tại 5 bệnh viện ở Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang cho thấy trong 1453 trường hợp tai nạn thương tích, tai nạn giao thông chiếm 60%, trong đó, số trường hợp bị tai nạn giao thông có sử dụng chất uống có cồn chiếm 45% [10]. Số liệu của Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt từ năm 2000-2004, tỷ lệ người tham gia giao thông bị xử phạt vì sử dụng rượu bia cho thấy càng về cuối tuần, tỷ lệ người sử dụng rượu bia tham gia giao thông càng tăng lên. Theo điều tra hộ gia đình, có 3,6% những người sử dụng rượu cho biết bị tai nạn giao thông do uống rượu, tỷ lệ này ở người sử dụng bia là 1,2% [50].

    Mặc dù có nhiều nghiên cứu đề cập đến tình trạng người tham gia giao thông bị tai nạn liên quan đến việc sử dụng đồ uống có cồn, nhưng các nghiên cứu sâu về ảnh hưởng đồ uống có cồn đến tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn gây chấn thương sọ não, nguyên nhân hàng đầu gây thương tật và tử vong hầu như có rất ít hoặc chưa được công bố trong thời gian gần đây tại Việt Nam do phương tiện xét nghiệm và điều luật còn đang trong quá trình hoàn thiện. Bệnh viện Việt Đức - trung tâm ngoại khoa tuyến cuối của Việt Nam với số lượng bệnh nhân ngoại khoa vào khám và cấp cứu lớn, trong đó số trường hợp tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất. Với đội ngũ cán bộ được trang bị kỹ năng tham gia nghiên cứu tốt, nhiều kinh nghiệm; trang thiết bị của bệnh viện Việt Đức mới, chính xác, việc tiến hành nghiên cứu sẽ đảm bảo độ tin cậy. Thông tin về tác hại của đồ uống có cồn liên quan đến tại nạn giao thông nói chung, đến các nạn nhân chấn thương sọ não nói riêng là cần thiết, giúp cho việc khuyến cáo và đưa ra các phương pháp phòng tránh tai nạn giao thông hiệu quả hơn.

    Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp cứu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” với mục đích :

    1- Tìm hiểu tỷ lệ bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông.
    2- Đánh giá mối liên quan giữa độ nặng của chấn thương sọ não và nồng độ cồn trong máu.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN . 3
    1.1. Chuyển hóa của đồ uống có cồn trong cơ thể 3
    1.1.1. Khái niệm đồ uống có cồn . 3
    1.1.2. Chuyển hóa rượu trong cơ thể con người 3
    1.1.3. Cơ chế gây độc của đồ uống có cồn đối với cơ thể con người 4
    1.1.4. Tại sao cần xác định mức độ cồn ở nạn nhân tai nạn giao thông
    đường bộ 5
    1.1.5. Khái niệm nồng độ cồn trong máu . 6
    1.2. Tình hình sử dụng đồ uống có cồn và tai nạn giao thông trên thế giới 6
    1.2.1. Tình hình sử dụng đồ uống có cồn liên quan đến lái xe trên thế giới. 6
    1.2.2. Va chạm đường bộ do sử dụng chất có cồn trên thế giới 8
    1.2.3. Ảnh hưởng của đồ uống có cồn đến việc lái xe 9
    1.2.4. Ảnh hưởng của đồ uống có cồn tới nguy cơ của một vụ va chạm 11
    1.3. Tình hình sử dụng rượu bia và tai nạn giao thông tại Việt Nam 13
    1.4. Công tác phòng chống tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia: 16
    1.4.1. Trên thế giới . 16
    1.4.2. Tại Việt Nam . 17
    1.5. Chấn thương sọ não . 19
    1.5.1. Khái niệm 19
    1.5.2. Có những tổn thương gì ngay sau khi bị CTSN . 19
    1.5.3. Hậu quả của chấn thương sọ não 20
    1.5.4. Di chứng tiếp diễn sau chấn thương sọ não 21
    1.5.5. Đánh giá độ nặng của chấn thương sọ não theo thang điểm Glasgow . 22
    1.6. Chấn thương sọ não liên quan đến đồ uống có cồn khi tham gia giao
    thông . 23
    CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 25
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu . 25
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 25
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
    2.3. Phương pháp thu thập số liệu . 25
    2.4. Phương pháp xử lý số liệu . 25
    2.5. Phương pháp nghiên cứu . 26
    2.6. Biến số nghiên cứu . 26
    2.7. Quy trình thu thập số liệu tại bệnh viện 27
    2.8. Quy trình xét nghiệm BAC ở bệnh nhân CTSN do tai nạn giao
    thông tại bệnh viện 28
    2.8.1. Nguyên tắc phản ứng 28
    2.8.2. Các bước chuẩn bị 28
    2.8.3. Lấy mẫu bệnh phẩm (máu) . 28
    2.8.4. Tiến hành xét nghiệm . 28
    2.8.5. Kết quả 29
    2.8.6. Tổng hợp kết quả . 29
    2.9. Quy trình tổng hợp thông tin 29
    2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu . 29
    CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 31
    3.1. Chấn thương sọ não do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng đồ
    uống có cồn khi tham gia giao thông . 31
    3.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có nồng độ cồn trong máu 31
    3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vượt ngưỡng cho phép 31
    3.1.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật . 37
    3.1.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tuổi và giới 38
    3.1.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo nghề nghiệp . 41
    3.1.6. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo kết quả xét nghiệm 43
    3.1.7. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tình trạng có hay
    không đội mũ bảo hiểm . 45
    3.2. Mối liên quan giữa độ nặng của chấn thương sọ não và nồng độ cồn
    máu . 47
    3.2.1. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo chấn thương phối hợp 47
    3.2.2. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thang điểm Glasgow 49
    3.2.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo phương pháp điều trị . 51
    3.2.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thời gian nằm viện. 51
    3.2.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo kết quả điều trị . 53
    KẾT LUẬN 55
    KIẾN NGHỊ . 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...