Thạc Sĩ ĐáNH GIá NồNG Độ ALBUMIN Và PREALBUMIN ở BệNH NHÂN mắc bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế ở K

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ THẬN 3
    1.1.1. Giải phẫu. 3
    1.1.2. Sinh lý. 4
    1.2. BỆNH THẬN MẠN TÍNH 8
    1.2.1. Một số thuật ngữ và định nghĩa. 8
    1.2.2. Các giai đoạn bệnh thận mạn tính. 8
    1.2.3. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thận mạn tính. 9
    1.2.4. Biến chứng của bệnh thận mạn tính. 10
    1.3. SỰ BIẾN ĐỔI ALBUMIN VÀ PREALBUMIN MÁU TRONG BỆNH THẬN MẠN 11
    1.3.1. Sự biến đổi của albumin. 11
    1.3.2. Sự biến đổi của prealbumin. 15
    1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NỒNG ĐỘ ALBUMIN MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 16
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân. 18
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu. 18
    2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn tính. 18
    2.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán nguyên nhân bệnh thận mạn tính. 19
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    2.2.1. Quy mô đề tài 20
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 20
    2.2.3. Thời gian nghiên cứu. 20
    2.2.4. Địa điểm tiến hành nghiên cứu. 20
    2.3. CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ THU THẬP TRÊN BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 20
    2.3.1. Phần hành chính. 20
    2.3.2. Khám lâm sàng. 21
    2.3.3. Làm các xét nghiệm cận lâm sàng. 21
    2.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp. 26
    2.3.5. Chỉ số khối cơ thể. 26
    2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 27
    CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 28
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 28
    3.1.1. Đặc điểm về giới 28
    3.1.2. Đặc điểm về tuổi 28
    3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp. 28
    3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính. 28
    3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn của bệnh thận mạn tính. 28
    3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo Huyết áp. 28
    3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo BMI 28
    3.1.8. Phân bố bệnh nhân theo nồng độ Albumin. 28
    3.1.9. Phân bố bệnh nhân theo nồng độ Prealbumin. 28
    3.1.10. Dấu hiệu phù. 28
    3.1.11. Tình trạng thiếu máu. 28
    3.1.12. Đặc điểm nồng độ Prealbumin và Albumin trong nhóm nghiên cứu. 28
    3.1.13. Mối liên quan giữa Prealbumin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng 28
    3.1.14. Mối liên quan giữa Albumin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng 28
    3.2. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 29
    3.2.1. Một số chỉ số cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu: 29
    3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỒNG ĐỘ ALBUMIN, PREALBUMIN MÁU CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 29
    3.3.1. Phân bố bệnh nhân theo nồng độ Albumin máu: 29
    3.3.2. Phân bố bệnh nhân theo nồng độ Prealbumin máu. 30
    3.3.3. Phân bố nồng độ Albumin theo giai đoạn bệnh thận mạn tính. 30
    3.3.4. Phân bố bệnh nhân theo nồng độ Prealbumin máu: 30
    3.3.5. Phân bố bệnh nhân theo các mức độ Prealbumin máu giảm: 31
    3.3.6. Phân bố nồng độ prealbumin theo từng giai đoạn bệnh thận mạn tính 31
    3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ALBUMIN VÀ PREALBUMIN MÁU VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC 31
    3.4.1. Với các yếu tố lâm sàng. 31
    3.4.2. Mối liên quan giữa albumin, prealbumin máu với BMI 32
    3.4.3. Với các yếu tố cận lâm sàng. 33
    CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 39
    DỰ KIẾN KẾT LUẬN 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease) là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu. Đây là một tình trạng bệnh lý gia tăng nhanh chóng trên thế giới và Việt Nam và đòi hỏi chi phí điều trị khổng lồ. Các nhà khoa học Mỹ đã dự báo số người bị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối cần phải điều trị lọc máu và ghép thận sẽ tăng lên từ 453.000 vào năm 2003 lên đến 651.000 vào năm 2010. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người suy thận mạn giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận (Thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận) và số lượng người này ước đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020[1]. Cơ chế bệnh sinh của bệnh thận mạn được giải thích dựa trên cơ sở lý luận của thuyết nephron nguyên vẹn. Mặc dù tổn thương khởi phát ở cầu thận, hệ mạch thận, hay ở tổ chức ống kẽ thận thì các nephron bị thương tổn nặng sẽ bị mất vai trò chức năng sinh lý. Chức năng của thận chỉ được đảm nhiệm bởi các nephron nguyên vẹn còn lại. Khi khối lượng nephron chức năng bị tổn thương quá nhiều, số còn lại không còn đủ duy trì sự hằng định của nội môi thì sẽ bắt đầu xuất hiện các biến loạn về nước, điện giải, về tuần hoàn, về hô hấp, về tiêu hóa, về thần kinh tạo nên hội chứng suy thận mạn[1]. Mặt khác người ta nhận thấy có hàng loạt các yếu tố tham gia thúc đẩy tổn thương thận tiến triển bao gồm: chế độ ăn giàu đạm, hoạt hóa của hệ thống rennin-angiotensin trong thận, tăng huyết áp và rối loạn các chất dinh dưỡng
    Rối loạn dinh dưỡng là một trong những biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính, và cũng là một trong những yếu tố để đánh giá tiên lượng của bệnh
    Sự giảm Prealbumin và Albumin máu ở các bệnh nhân bệnh thận mạn tính là tương đối phổ biến. Nhiều nghiên cứu cho thấy Prealbumin và Albumin máu là các chỉ số tiên lượng rất có giá trị về bệnh lý dinh dưỡng cũng như tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính. Việc theo dõi và quản lý tốt các thay đổi về dinh dưỡng sẽ góp phần cải thiện tỉ lệ bệnh và tử vong ở các bệnh nhân này.
    Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sự thay đổi albumin máu ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính ở giai đoạn suy thận[2],[3],[4], tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá đồng bộ về sự thay đổi của cả Prealbumin và Albumin. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm “Đánh giá nồng độ Albumin và Prealbumin máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế ở Khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu sau:
    1. Đánh giá nồng độ Albumin và Prealbumin máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế.
    2. Tìm mối liên quan giữa Albumin, Prealbumin với một số thông số lâm sàng và cận lâm sàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...