Thạc Sĩ Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH . vii
    DANH MỤC PHỤ LỤC . x
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3
    3. Ý nghĩa của nghiên cứu . 3
    4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4
    4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 4
    4.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu . 4
    5. Câu hỏi nghiên cứu . 4
    6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
    6.1. Khách thể nghiên cứu: . 4
    6.2. Đối tượng nghiên cứu 5
    7. Phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu . 5
    7.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu . 5
    7. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn . 6
    7. 3. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu . 6
    8. Cấu trúc của luận văn 7

    Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước . 8
    - iv -1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan ở ngoài nước 10
    1.2. Sơ lược chính sách và tình hình ứng dụng CNTT trong giáo dục . 13
    1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động dạy học 15
    1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của hoạt động dạy học 15
    1.3.2. Hoạt động dạy và hoạt động học . 20
    1.4. Chuẩn năng lực CNTT cho giáo viên 22
    1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài 24
    1.6. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 26
    1.6.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học . 26
    1.6.2. Mức độ ứng dụng CNTT . 27
    1.6.3. Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu . 27
    Kết luận Chương 1 29

    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu 31
    2.2. Mẫu nghiên cứu 32
    2.2. Quy trình nghiên cứu . 34
    2.3. Xây dựng công cụ đo lường . 36
    2.3.1. Xác định các chỉ báo . 36
    2.3.2. Xây dựng bảng hỏi 42
    2. 4. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường 44
    Kết luận chương 2 . 48

    Chương 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 49
    3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 49
    3.2. Đánh giá thang đo 50
    3.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 50
    3.2.1.1. Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học” 50
    - v -3.2.1.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong
    HĐDH . 51
    3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) . 53
    3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo . 60
    3.2.3. Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu . 64
    3.3. Kết quả khảo sát mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên
    THPT tỉnh Bình Phước 65
    3.3.1. Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước
    . 65
    3.3.2. Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản 72
    3.3.3. Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp 73
    3.3.4. Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH
    73
    3.3.5. Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân 74
    3.3.6. Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng 75
    3.3.7. Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường . 75
    3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH
    của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước” . 77
    Kết luận chương 3 . 84
    KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ . 86
    1. Kết luận . 86
    2. Khuyến nghị: . 87
    3. Những điểm còn hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo . 89


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin và công nghệ thông tin đã
    được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong giáo dục, công
    nghệ thông tin – truyền thông đã được đưa vào ứng dụng trong cả công tác quản
    lý, giảng dạy và học tập; CNTT ngày nay vừa là một môn học, vừa là một công
    cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập hiệu quả trong nhà trường.
    Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học
    đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm
    qua, nó cho thấy việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập là xu thế tất
    yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn
    được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và “dự đoán sẽ có
    sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng
    của CNTT”
    Trên thế giới, các chính sách mới về đổi mới giáo dục được xây
    dựng dựa trên tiền đề và triển vọng của tích hợp CNTT một cách có hiệu quả
    vào dạy học. Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng rất được
    mong đợi. Các nhà giáo dục Việt Nam được khuyến khích ứng dụng CNTT
    hợp lý ở tất cả các cấp học và các môn học

    Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương
    pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành
    nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên
    tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian
    tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. ”

    . Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ:
    “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm
    thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương
    - 2 -tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Năm học 2008-2009 được chọn là “Năm
    học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường
    học thân thiện, học sinh tích cực”[16] , tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong
    giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo.
    Chỉ thị 55/2008/CT-BGD-ĐT nhấn mạnh: “Triển khai áp dụng CNTT trong
    dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT
    ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều
    kiện thiết bị tin học ”.

    Hiện tại tỉnh Bình Phước có 22 trường THPT công lập (không kể các
    trường chuyên biệt), 1904 giáo viên trong đó có 614 giáo viên dạy các môn tự
    nhiên. Những năm học gần đây ngành giáo dục Bình Phước cũng đã tích cực
    triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Gần đây
    nhất, “Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Phước đến năm 2015, định hướng
    đến năm 2020” xác định đến năm 2015, “100% các trường THPT được trang
    bị phòng máy tính đáp ứng nhu cầu dạy và học” và đến năm 2020 “e-learning
    được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh”. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT
    trong HĐDH của giáo viên ở mức độ nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến
    mức độ ấy và làm thế nào để nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học
    cho giáo viên THPT đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành. Trước
    thực trạng đó tác giả chọn đề tài “Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức
    độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các
    môn tự nhiên bậc trung học phổ thông
    (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình
    Phước” với mong muốn góp phần thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong HĐDH
    của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo
    viên THPT đồng thời xác định mối tương quan giữa các yếu tố có ảnh hưởng
    đến mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự
    nhiên bậc THPT. Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy:
    i) Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên giảng
    dạy các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
    ii) Chỉ ra các yếu tố tác động và mức độ tác động của từng yếu tố đến mức
    độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên giải dạy các môn khoa
    học tự nhiên tỉnh Bình Phước.
    Từ đó nghiên cứu sẽ đề xuất một số gợi ý đối với Sở GD-ĐT, các trường
    THPT và giáo viên THPT, nhằm nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong
    HĐDH của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
    3. Ý nghĩa của nghiên cứu
    Với mục tiêu đã nêu trên, nghiên cứu có thể mang lại những ý nghĩa thực
    tiễn như:
    - Với các cấp quản lý giáo dục: Từ bộ dữ liệu thu thập được và việc xác
    định những yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo
    viên, nghiên cứu sẽ đề xuất những gợi ý nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT
    trong dạy học một cách có hiệu quả nhất. Các cấp quản lý giáo dục có thể coi
    đây là một trong những luận cứ khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển ứng
    dụng CNTT trong dạy học phục vụ mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.
    - Với các trường THPT: Đề xuất của nghiên cứu là luận cứ khoa học để
    các trường THPT đầu tư phát triển nguồn lực phục vụ việc ứng dụng CNTT
    trong HĐDH của nhà trường.
    - 4 -- Với giáo viên THPT: Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ giúp các giáo
    viên THPT nhận thức rõ được vai trò của việc ứng dụng CNTT trong HĐDH
    và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này, từ đó chủ động khắc phục những
    khó khăn và có kế hoạch phát triển chuyên môn của mình cũng như hỗ trợ đồng
    nghiệp.
    4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
    Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động
    dạy đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng để mức độ ứng dụng CNTT trong
    HĐDH của giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bậc THPT.
    4.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu
    Giới hạn về khách thể nghiên cứu của đề tài là giáo viên các môn Toán,
    Vật lý, Hóa học, Sinh học thuộc các trường THPT công lập (hiện tại chưa có
    trường dân lập) trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo mẫu chọn trong nghiên cứu
    này.
    5. Câu hỏi nghiên cứu
    1) Giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bậc THPT ứng
    dụng CNTT trong HĐDH như thế nào?
    2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong
    HĐDH của giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bậc THPT?
    6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    6.1. Khách thể nghiên cứu:
    - Khách thể: Giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh thuộc các trường
    THPT công lập trên địa bàn tình Bình Phước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...