Luận Văn Đánh giá những điểm mới trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Luật Trọng tài thương mạ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá những điểm mới trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Luật Trọng tài thương mại

    LỜI MỞ ĐẦU .2


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP KHẢN CẤP TẠM THỜI 10


    1.1 Khái quát chung về tố tụng trọng tài .10


    1.1.1 Khái niệm . 10


    1.1.2 Đặc điểm .10


    1.1.3 ưu điểm 11


    1.2 Khái quát chung về biện pháp khẩn cấp tạm thời .12


    1.2.1 Khái niệm .12


    1.2.2 Ý nghĩa .13


    1.3 Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự nói chung 14


    1.4 Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài 17


    1.5 Sự hỗ trợ của Tòa án trong tế tụng trọng tài nối chung và trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nói riêng theo quy định hiện hành .20


    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIẢ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VIỆC ÁP DỤNG BỆN


    PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010 .21


    2.1 Thủ tục Tố tụng trọng tài theo Luật trọng tài thương mại 2010 21


    2.1.1 Điều kiện giải quyết các tranh chấp của Trọng tài .21


    2.1.2 Ngôn ngữ và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp .22


    2.1.2.1 Ngôn ngữ 22


    2.1.2.2 Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp 22


    2.1.3 Khởi kiện, thụ lý tranh chấp 23


    2.1.3.1 Đơn Khởi kiện .23


    2.1.3.2 Thời hiệu Khởi kiện giải quyết tranh chấp 24


    2.1.3.3 Địa điểm giải quyết tranh chấp 24


    2.1.4 Thành lập Hội đồng trọng tài 25


    2.1.4.1 Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài .25


    2.1.4.2 Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc 26


    2.1.5 Giải quyết tranh chấp 26


    2.1.5.1 Chuẩn bị giải quyết tranh chấp .26


    2.1.5.2 Hòa giải .27


    2.1.5.3 Mở phiên họp giải quyết tranh chấp .27


    2.1.6 Phán quyết trọng tài 27


    2.1.6.1 Nguyên tắc ra phán quyết trọng tài .27


    2.1.6.2 Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài .28


    2.1.6.3 Thi hành phán quyết trọng tài .28


    2.1.7 Hủy phán quyết trọng tài 29

    2.1.7.1 Căn cứ Hủy phán quyết trọng tài 29


    2.1.7.2 Quyền yêu cầu Hủy phán quyết trọng tài 29


    2.2 Những quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Luật Trọng tài thương mại 2010 .29


    2.2.1 Quyền và trách nhiệm các bên trong việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 30


    2.2.1.1 Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 30


    2.2.1.2 Trách nhiệm của các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời . 31


    2.2.2 Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời .31


    2.2.2.1 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 .31


    2.2.2.2 Luật Trọng tài thương mại 2010 .32


    2.2.3 Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời .35


    2.2.3.1 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 .35


    2.2.3.2 Luật Trọng tài thương mại 2010 .36


    2.2.4 Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, Hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 40


    2.2.4.1 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 40


    2.2.4.2 Luật trọng tài thương mại 2010 .41


    2.2.5 Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng: 43


    KÉT LUẬN .47

    1. Lý do chọn đề tài


    Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã tác động sau sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và pháp luật. Sự chuyển hướng của nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khiến cho các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp, cần được giải quyết theo các phương thức mới phù hợp. Sự ra đời của tố tụng trọng tài là một tất yếu trong việc đa dạng hóa các cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.


    Dù vậy trọng tài trước nay ở nước ta vẫn chưa thật sự phổ biến. Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời là sự phù hợp cả yêu cầu của xã hội và chính sách đường lối của nước ta, trên sự kế thừa những quy định đã có của pháp lệnh trọng tài kết hợp với thực tế phát triển của xã hội, tăng hiệu quả hoạt động của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp, góp phần làm giảm tải hoạt động xét xử của tòa án.


    Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định rất nhiều điểm mới và tiến bộ hơn so với pháp lệnh trọng tài. Và một trong số những điểm mới rõ nét nhất là thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Tòa án trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại. Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý quan trọng này: xác định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài và liệt kê nội dung thẩm quyền của Tòa án trong quan hệ với Trọng tài. trong đó việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài là một trong những điếm tiến bộ rõ rệt của luật.


    Nhằm giúp cho doanh nghiệp và người dân biết rõ về quy định mới này của Luật và có thể áp dụng hiệu quả chúng vào giải quyết tranh chấp cho mình, việc làm rõ bản chất pháp lý, trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài là vấn đề hết sức cần thiết. Do đó, người viết chọn đề tài “Đánh giá những điểm mới trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Luật Trọng tài thương mại 2010” để làm luận văn tốt nghiệp của mình, người viết mong muốn góp thêm căn cứ cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đạt hiệu quả tốt hơn, là công cụ giải quyết tranh chấp hiệu quả trong xã hội hiện nay.

    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu những điểm mới về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010. Từ đó rút ra được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài, thêm vào đó là đưa ra một số điểm tích cực và những hạn chế còn mắc phải của Luật Trọng tài thương mại 2010. Qua đó đưa ra một vài đề xuất kiến nghị nhằm hoàn chỉnh hơn về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài nói riêng và việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung đạt hiệu quả.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài theo quy định Luật Trọng tài thương mại 2010 là một vấn đề mới và chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh các vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài từ khi có yêu cầu áp dụng đến khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong khuôn khổ luận văn cử nhân luật, tác giả không trình bày một cách chi tiết từng vấn đề mà chỉ trình bày những điểm cơ bản về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài này người viết sử dụng các phương pháp sau:


    - Phương pháp phân tích luật viết để làm rõ thêm các quy định của pháp


    luật.


    - Phương pháp phân tích đánh giá biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài.


    - Phương pháp phân tích tổng hợp, chủ yếu là phân tích các điều khoản của Luật Trọng tài thương mại 2010 nhằm đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.


    - Phương pháp nghiên cứu so sánh: trong quá trình phân tích, so sánh người viết so sánh Luật trọng tài thương mại 2010 với Luật Mầu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tê, Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, từ đó rút ra những điểm khác nhau, cũng như mặt tiến bộ và hạn chế của pháp luật Việt Nam về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài.


    5. Bố cục luận văn


    Luận văn gồm hai chương:


    Chương 1: “KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP KHẢN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI”. Chương này giới thiệu khái quát về trọng tài, biện pháp khẩn cấp tam thời, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, tố tụng trọng tài và sự hỗ trợ của tòa án trong tố tụng trọng tài.


    Chương 2: “ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẢN CÁP TẠM THỜI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010”. Chương này giới thiệu về tố tụng trong tài, những điểm mới về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài theo quy định hiện hành.


    Vì thời gian không cho phép và kiến thức của người viết còn những hạn chế nhất định nên trong quá trình nghiên cứu, trình bày luận văn này sẽ không thể tránh Khởi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp của quỷ thầy cô và các bạn sinh viên để luận vãn được hoàn thiện tốt hơn.


    Xin cám ơn cô Nguyễn Thị Hoa Cúc đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để người viết hoàn thành luận văn này.


    Xin chân thành cám ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...