Báo Cáo Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: GIỚI THIỆU


    1.1. Cơ sở hình thành:

    Trong xu thế nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, thì các nhu cầu về phương tiện kỹ thuật, công nghệ, thông tin, khoa học, là không thể thiếu. Trong số các nhu cầu ấy, nhu cầu về phương tiện lưu thông, phương tiện đi lại là rất cần thiết. Một số phương tiện lưu thông như: xe đạp, xe gắn máy, ôtô, xe bus giúp ích rất nhiều cho con người trong việc tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, Trong số các phương tiện ấy xe gắn máy là một ví dụ điển hình. Nó không chỉ là phương tiện phục vụ cho người đi lại giảm công sức, tiết kiệm thời gian, mà còn thể hiện phong cách, cá tính của người sử dụng.

    Trong thời gian gần đây, thị trường xe gắn máy trong cả nước nói chung và Thành phố Long Xuyên nói riêng đang thực sự “nóng” lên. Thị trường xe gắn máy ở Thành phố Long Xuyên ngày một biến động không ngừng, vì nhu cầu sử dụng xe gắn máy ngày càng tăng, sản phẩm xe gắn máy ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Từ đó, các hãng xe đang có mặt trên thị trường hiện nay như: Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, không ngừng tìm những chiến lược tốt nhất để phát triển quy mô và mở rộng thị trường. Để làm được điều đó các nhà sản xuất kinh doanh xe gắn máy luôn muốn tìm hiểu nhu cầu sử dụng xe gắn máy của khách hàng nhằm đưa ra dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng. Trong số những khách hàng đó có học sinh phổ thông, các bạn học sinh rất cần một phương tiện đi lại giúp việc đi học được dễ dàng, việc đi chơi cùng gia đình, bè bạn được thuận tiện, ngoài ra còn thể hiện được cá tính, phong cách của các bạn ấy.

    Vì vậy, mà số lượng xe gắn máy bán ra ngày càng tăng ở lứa tuổi học đường trong những năm vừa qua. Tuy hiện nay có một số học sinh chưa đủ tuổi sử dụng xe gắn máy nhưng sẽ đủ điều kiện sau 1- 2 năm nữa và nhất là nhu cầu sử dụng sẽ tăng lên khi các em ra trường. Do đó, học sinh phổ thông sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng lớn mà các nhà sản xuất kinh doanh xe gắn máy nên hướng đến để ngày càng phát triển mạnh ở thị trường Thành phố Long Xuyên. Chính vì thế, mà các nhà sản xuất kinh doanh cần phải có những thông tin hữu ích về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh ở các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố Long Xuyên. Trường THPT Long Xuyên là trường nằm trong khu vực trung tâm thành phố có hệ thống giao thông thuận tiện, các em học sinh của trường có điều kiện sử dụng phương tiện đi lại nhiều hơn, mong muốn mua xe và khả năng chi trả cũng cao hơn. Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường Trung học phổ thông Long Xuyên” làm chuyên đề năm 3 của mình.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:

    - Mô tả nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên.

    - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên.

    - Đo lường mức độ sẵn sàng mua xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên.

    1.3. Phạm vi nghiên cứu:

    Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Trung học phổ thông Long Xuyên, đối tượng nghiên cứu là học sinh của trường năm học 2009 – 2010.

    1.4. Phương pháp nghiên cứu:

    1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ:

    Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu này được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu với 5 học sinh (n=5) để khai thác, tìm hiểu thông tin các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ các thông tin ý kiến nhận được sẽ xây dựng một bản câu hỏi chính thức để đi vào nghiên cứu định lượng.

    1.4.2. Nghiên cứu chính thức:

    Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định lượng. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành bằng cách điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi. Giai đoạn đầu sẽ tiến hành điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi thử 10 học sinh (n=10) để xác lập tính logic của bản câu hỏi để loại bớt những biến không liên quan nhằm xây dựng một bản câu hỏi chính thức hoàn chỉnh. Giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai rộng rãi bằng cách điều tra trực tiếp 100 học sinh (n=100) bằng bản câu hỏi đã xây dựng hoàn chỉnh để thu thập được thông tin dữ liệu từ đáp viên, xử lý thông tin dữ liệu có được, hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu.

    1.5. Ý nghĩa nghiên cứu:

    Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên đối với các công ty, các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Thành phố Long Xuyên. Từ đó, các nhà sản xuất kinh doanh xe gắn máy sẽ xây dựng được kế hoạch Marketing, chiến lược kinh doanh phù hợp như nên sản xuất sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng gì, chất lượng ra sao, nhằm thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.

    1.6. Cấu trúc của bài báo cáo nghiên cứu:

    Chương 1: Giới Thiệu: Tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu.

    Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết và Mô Hình Nghiên Cứu: Trình bày lý thuyết nhu cầu và nhận thức nhu cầu. Trên cơ sở lý thuyết đã nêu xây dựng nên mô hình nghiên cứu.

    Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu: Chủ yếu trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu,

    Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu: Trình bày các kết quả có được sau quá trình sàn lọc, thống kê, xử lý số liệu như: mô tả, đo lường mong muốn sử dụng xe gắn máy và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh.

    Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị: Trình bày kết quả nghiên cứu, hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất liến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...