Thạc Sĩ Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi tại Khoa điều trị tự nguyện A – Bệnh viện Nhi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Khái quát về nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện và bệnh tật ở trẻ em 3
    1.1.1. Khái quát về nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện 9
    1.1.2. Đặc điểm bệnh ở trẻ em 3
    1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dịch vụ KCB. 4
    1.3. Một số mô hình và hoạt động khám chữa bệnh tự nguyện nhằm đáp ứng nhu cầu KCB của nhân đân. 6
    1.3.1. Một số mô hình KCB theo yêu cầu. 6
    1.3.2. Vận hành của hoạt động KCB ngoài giờ và theo yêu cầu. 7
    1.4. Tình hình một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .9
    1.4.1. Trên thế giới .9
    1.4.2. Ở VIệt Nam . .11
    1.5. Thông tin về Bệnh viện Nhi Trung ương. 17
    1.5.1. Thông tin chung về bệnh viện. 17
    1.5.2. Nhiệm vụ cụ thể và tầm nhìn 2020 của Bệnh viện Nhi Trung ương. 20
    1.5.3. Giới thiệu về khoa điều trị tự nguyện A - BV Nhi TW: 21
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 26
    2.2. Thiết kế nghiên cứu. 26
    2.3. Đối tượng nghiên cứu. 26
    2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: 26
    2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 26
    2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu. 27
    2.5. Biến số và chỉ số. 28
    2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu. 30
    2.7. Quy trình thu thập số liệu. 30
    2.8. Sai số và cách khống chế sai số. 31
    2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu. 31
    2.10.Vấn đề đạo đức nghiên cứu. 31
    CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 32
    3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiển cứu . 32
    3.2. Nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện của gia đình bệnh nhi . 37
    3.3. Mối liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện của gia đình bệnh nhi tại khoa ĐTTNA - Bệnh viện Nhi Trung ương 47
    CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 53
    DỰ KIẾN KẾT LUẬN 53
    DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 55
    KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 55
    KẾ HOẠCH KINH PHÍ CHO NGHIÊN CỨU 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO













    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1: Thông tin về đối tượng nghiên cứu. 32
    Bảng 3.2: Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu. 33
    Bảng 3.3: Đặc điểm nghề nghiệp và thời gian làm việc của ĐTNC 37
    Bảng 3.4: Đặc điểm về thu nhập bình quân của GĐBN 37
    Bảng 3.5: Lý do ĐTNC lựa chọn khoa ĐTTNA 38
    Bảng 3.6: Sự hài lòng của ĐTNC về cơ sở vật chất và trang thiết bị 38
    Bảng 3.7: Sự hài lòng của ĐTNC về vệ sinh và an ninh của khoa ĐTTNA 39
    Bảng 3.8: Sự hài lòng của ĐTNC về trình độ chuyên môn của nhân viên . 39
    Bảng 3.9: Sự hài lòng của ĐTNC về thái độ phục vụ của nhân viên y tế. 47
    Bảng 3.10: Sự hài lòng của ĐTNC về thời gian chờ đợi KCB 48
    Bảng 3.11: Sự hài lòng của ĐTNC về thuận tiện nơi đỗ xe 41
    Bảng 3.12: Đánh giá của ĐTNC về thủ tục KCB .41
    Bảng 3.13: Đánh giá của ĐTNC về thủ tục nhập viện . 48
    Bảng 3.14: Đánh giá của ĐTNC về thủ tục thanh toán BHYT. 49
    Bảng 3.15: Đánh giá của ĐTNC về chi phí cho DVKCB tự nguyện. 50
    Bảng 3.16: Điểm mức độ ưu tiên triển khai các DVKCB tự nguyện 44
    Bảng 3.17: Điểm mức độ nhu cầu của gia đình BN về KCBTN 45
    Bảng 3.11: Điểm mức độ khả năng chi trả của GĐBN về dịch vụ KCBTN 47
    Bảng 3.19: Mối liên quan giữa quan hệ với bệnh nhi và nhu cầu KCBTN. 48
    Bảng 3.20: Khu vực địa lý liên quan đến nhu cầu KCBTN 49
    Bảng 3.21: Trình độ học vấn liên quan đến nhu cầu KCBTN 49
    Bảng 3.22: Nghề nghiệp liên quan đến nhu cầu KCBTN 49
    Bảng 3.23: Nhóm tuổi của GĐBN liên quan đến nhu cầu KCBTN .50
    Bảng 3.24: Nhóm tuổi của bệnh nhi liên quan đến nhu cầu KCBTN .50
    Bảng 3.25: Thời gian từ nhà đến viện và thời gian làm việc liên quan đến nhu cầu KCBTN . .51
    Bảng 3.26: Tình trạng sức khỏe của trẻ và sử dụng thẻ BHYT liên quan đến nhu cầu KCBTN 51
    Bảng 3.27: Mức thu nhập bình quân liên quan đến nhu cầu KCBTN 52

    [h=1]ĐẶT VẤN ĐỀ[/h] “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước” [1]. Vì vậy nhu cầu được chăm sóc sức khỏe đã có từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hoa Kỳ đã dành 8,608$ bình quân đầu người cho chăm sóc sức khỏe và chiếm tới 17,2% tổng sản phẩm quốc gia [2]. Ở Việt Nam từ sau khi đất nước giành được độc lập ngành Y tế cũng như nền kinh tế của đất nước ngày càng nâng cao. Kéo theo đó là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, được khám và điều trị bệnh của bệnh nhi cũng như của nhân dân ngày càng cao. Đối với trẻ em có những đặc điểm sinh lý riêng và tính chất bệnh tật cũng rất đặc biệt bởi lẽ trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ do vậy cần có những kế hoạch chăm sóc sức khỏe ngay từ thủa ban đầu. Trước những tình hình đó Chính phủ đã đặt ra mục tiêu về qui hoạch, phát triển mạng lưới KCB và tầm nhìn năm 2020: “Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển” [3].
    Nhưng thực tế trong những năm gần đây hiện tượng quá tải bệnh viện, tình trạng vượt tuyến xảy ra hằng ngày, các cơ sở y tế tuyến dưới không đáp ứng được nhu cầu của gia đình bệnh nhân. Quá tải tại các bệnh viện cũng ảnh hưởng tới chất lượng KCB và thái độ phục vụ người bệnh. Theo số liệu thống kê của cục quản lý KCB - BYT tính đến hết năm 2011, tình trạng quá tải các BV tuyến TW lên đến 364% tập trung ở các chuyên khoa sâu như bệnh viện K, bệnh viện phụ sản TW, bệnh viện nội tiết, bệnh viện nhi đồng I, nhi đồng II. Tại bệnh viện Nhi Trung ương tình trạng quá tải cũng đang xẩy ra hàng ngày với tỉ lệ quá tải lên đến 200% [4].
    Mặc dù bệnh viện Nhi Trung ương đã có những giải pháp, những bước đi cụ thể để cải thiện tình trạng này như triển khai một số dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) theo yêu cầu ở các khoa khám bệnh A, B, C, tuy nhiên tình trạng quá tải vẫn chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt là ở khoa điều trị tự nguyện A với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị hiện đại nhưng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu của gia đình bệnh nhi (GĐBN) khi mà tình trạng chờ đợi để được khám và xét nghiệm vẫn còn lâu, diễn ra thường xuyên.
    Nhằm tham mưu cho Ban lãnh đạo và quản lý của bệnh viện Nhi Trung ương trong việc lập kế hoạch và triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ để giảm tình trạng quá tải cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám và điều trị của GĐBN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi tại Khoa điều trị tự nguyện A – Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014” với hai mục tiêu sau:
    1. Mô tả nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi đến khám bệnh tại khoa điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014.
    2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi đến khám bệnh tại khoa điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...