Luận Văn Đánh giá nhận thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SDD tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ nước ta đặt trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS [33]. Giảm suy dinh dưỡng trẻ em cũng là một chỉ tiêu nằm trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
    Mặc dù vậy, trong những năm gần đây cộng đồng y tế và dinh dưỡng toàn cầu đã tập trung vào can thiệp tình trạng béo phì và các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng đặc hiệu, nhưng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em vẫn tiếp tục là gánh nặng cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
    Theo số liệu thống kê năm 2007, có 20% trẻ em dưới 5 tuổi tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị suy dinh dưỡng (SDD) nhẹ cân. Tỷ lệ này rất cao tại vùng Trung Nam Á và miền Đông châu Phi nơi số trẻ bị nhẹ cân lần lượt là 33% và 28%, ước tính có đến 33% trẻ dưới 5 tuổi ở những quốc gia này bị SDD thấp còi. Miền Đông và Trung Phi có tỷ lệ bệnh cao nhất, ước khoảng 50% và 42% bị thấp còi. Tổng số trẻ em bị ảnh hưởng bởi SDD thấp còi là cao nhất, 74 triệu, hiện sống tại Nam Á và Trung Á. Châu Phi có 20 nước nằm trong số các quốc gia có gánh nặng thấp còi cao nhất, 61triệu, chiếm hơn một nữa (51%) tổng số trẻ em dưới 5 tuổi của Ấn Độ và chiếm 34% số trẻ bị thấp còi trên toàn thế giới. Trên thế giới có 55 triệu (10%) trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể gầy còm nặng. Phổ biến nhất ở Trung Nam Á 29 triệu trẻ. Ngoài ra còn có 19 triệu trẻ em trên thế giới bị SDD thể gầy còm rất nặng [24], [37].
    Như vậy suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay vẫn là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng hàng đầu.
    Nghèo đói và thiếu kiến thức là nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng [21], suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn là một vòng luẩn quẩn vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả, suy dinh dưỡng trẻ em càng cao thì giống nòi càng kém phát triển về thể lực và trí tuệ.
    Phấn đấu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một việc làm cấp thiết và không chỉ là công việc của ngành y tế mà phải là một hoạt động có sự tham gia của nhiều ngành của toàn xã hội bắt đầu từ sự chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ từ khi người mẹ mang thai cho đến khi lọt lòng và cả quá trình phát triển về sau.
    Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng Việt Nam với phương châm “dự phòng” nghĩa là đảm bảo cho trẻ em sinh ra khoẻ mạnh được chăm sóc, nuôi dưỡng để không suy dinh dưỡng là chính. Để thực hiện được chiến lược này vấn đề giáo dục các kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ đã được triển khai trong chương trình phòng chống suy dinh dưỡng và các chương trình y tế khác nhằm giúp cho các bà mẹ đầy đủ kiến thức tự chăm sóc mình và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt con trẻ.
    Qua nhiều năm thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại địa phương, để hiểu rõ sự thay đổi hành vi của các bà mẹ về vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài:
    Đánh giá nhận thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SDD tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam năm 2008”
    Đề tài nhằm các mục tiêu sau:
    1- Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
    2- Tìm hiểu nhận thức và các mối liên quan về phòng chống suy dinh dưỡng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 01
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU 03
    1.1. Một số nét về sự hình thành và phát triển của chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng 03
    1.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở một số nước trong khu vực và trong nước . 04
    1.3. Tầm quan trọng và ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của vấn đề SDD 06
    1.4. Một số khái niệm và định nghĩa về suy dinh dưỡng . 07
    1.5. Phân loại và phân mức độ suy dinh dưỡng 07
    1.6. Nguyên nhân suy dinh dưỡng . 09
    1.7. Phòng bệnh 11
    Chương 2
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU . 15
    2.1. Đối tượng nguyên cứu 15
    2.2. Phương pháp nguyên cứu . 15
    2.3. Xử lý số liệu . 21
    Chương 3
    KẾT QUẢ . 23
    3.1. Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình 23
    3.2. Phân bố tỷ lệ suy dinh dưỡng . 24
    3.3. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ và chăm sóc thai sản-KHHGĐ . 28
    3.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ . 33
    Chương 4
    BÀN LUẬN 38
    4.1. Đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình 38
    4.2. Phân bố tỷ lệ suy dinh dưỡng . 39
    4.3. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ và chăm sóc thai sản-KHHGĐ . 42
    4.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng 48
    KẾT LUẬN . 52
    ĐỀ NGHỊ 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỤC LỤC
     
Đang tải...