Thạc Sĩ Đánh giá nguồn vốn ODA tài trợ cho phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá nguồn vốn ODA tài trợ cho phát triển kinh tế
    MỤC LỤC
    1. Đặt vấn đề 3
    2. Khái niệm về nguồn vốn ODA 4
    3. Các hình thức cung cấp vốn ODA 4
    4. Tác động của nguồn vốn ODA 5
    5. Tình hình thực hiện vốn ODA ở Việt Nam 8
    6. Các giải pháp để sử dụng vốn ODA hiệu quả 15

    1. Đặt vấn đề
    Với bất kỳ một quốc gia nào trong giai đoạn đầu của phát triển thì vốn đầu tư là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những yếu tố cốt lõi tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vốn đầu tư đến từ nhiều nguồn như: vốn trong nước, vốn thu hút từ nước ngoài chủ yếu dưới hình thức vốn ODA, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, các khoản tín dụng nhập khẩu, v.v
    Đối với những nước nghèo, thu nhập thấp, khả năng tích luỹ vốn từ trong nước hạn chế thì nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng. Trong đó, với tính chất ưu đãi, nguồn vốn ODA là một nhân tố quan trọng tạo nên các cơ hội phát triển cho các nước nghèo và kém phát triển vì nó mang tính chất trợ giúp từ các nước phát triển cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ODA về thực chất cũng là một khoản nợ nước ngoài mà các nước nhận tài trợ cần phải trả. Vì thế, việc quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả phù hợp với các mục tiêu và định hướng phát triển của đất nước là một yêu cầu cấp thiết.
    Cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Đông Âu và Liên xô cũ, Việt Nam không còn được nhận viện trợ trực tiếp từ các nước này nữa. Trong khi đó, đất nước đang trong tiến trình đổi mới, rất cần nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội theo các mục tiêu đã định. Và nguồn vốn ODA đã được Chính phủ Việt Nam tiếp cận và được đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
    Hiện nay, Việt Nam đã chính thức bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình. Việc thu hút nguồn vốn ODA trong giai đoạn sắp tới sẽ khó khăn hơn do các nước viện trợ chỉ ưu tiên cho những nước nghèo. Điều này tiếp tục đặt ra nhiều thử thách cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn ODA – một nguồn vốn giá rẻ. Trong khi đó, nguồn vốn cần thiết để tài trợ cho phát triển kinh tế vẫn có nhu cầu rất lớn. Vấn đề đặt ra là phải có định hướng, biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA.
    Chính vì những lý do trên, nhóm tập trung nghiên cứu đề tài “Đánh giá nguồn vốn ODA tài trợ cho phát triển kinh tế”nhằm làm rõ việc thu hút và sử dụng vốn ODA cho phát triển kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất một số phương hướng thực hiện vốn ODA trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...