Tiểu Luận Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập cá nhân trong thời gian qua

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm
    Đề tài: Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập cá nhân trong thời gian qua
    Định dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngân sách nhà Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia, để nguồn thu ngân sách luôn được đảm bảo thì nhà nước dử dụng các cộng cụ để thu ngân sách. Trong đó thuế là một công cụ quan trọng nhất, không chỉ đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mà thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thu và thuế trực thu, thuế gián thu như thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu, thuế trực thu như thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế Thu nhập doanh nghiệp. Việt Nam đang từng bước hội nhập với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc thuế trực thu đang là xu hướng tất yếu.Thuế TNCN cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế TNCN điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng nộp thuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng đa dạng. Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên. Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Với tình hình đó, ta có thể thấy TNCN ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập cá nhân trong thời gian qua” nhằm phân tích rõ hơn vấn đề này.


    Chương I: THUẾ, CÁCH TÍNH THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG
    1. Nội dung cơ bản về thuế TNCN ở nước ta hiện nay.
    1.1. Định nghĩa
    Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào những người có thu nhập cao, bao gồm công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.
    1.2. Đối tượng nộp thuế.
    Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế TNCN phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
    — Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
    Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
    Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
    — Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng một trong các điều kiện trên.
    1.3. Thu nhập chịu thuế.
    Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
    * Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
    EThu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
    EThu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
    * Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
    ETiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công.
    ECác khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội.
    ETiền thù lao dưới các hình thức.
    ETiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức.
    ECác khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền.
    ETiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    * Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
    ETiền lãi cho vay.
    ELợi tức cổ phần.
    EThu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
    * Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
    EThu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.
    EThu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
    EThu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
    *Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
    EThu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
    EThu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
    EThu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước.
    ECác khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.
    *Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
    ETrúng thưởng xổ số.
    ETrúng thưởng trong các hình thức khuyến mại.
    ETrúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino.
    ETrúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
    *Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
    EThu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
    EThu nhập từ chuyển giao công nghệ.
    * Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
    * Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...