Báo Cáo Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Lời cảm ơn

    Báo cáo này do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) soạn thảo với sự hợp tác của
    Công ty Giải pháp Việt Nam và ActionAid Việt Nam. ADB đóng góp cả về nhân
    lực và tài chính để tiến hành khảo sát thực địa đánh giá nghèo có sự tham gia của
    cộng đồng ở vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên và soạn thảo báo cáo.
    Công ty Giải pháp Việt Nam tiến hành khảo sát thực địa ở vùng ven biển miền
    Trung và ActionAid Việt Nam thực hiện khảo sát ở Tây Nguyên cùng với sự tham
    gia của nhân viên văn phòng ADB, ông Võ Trực Điền và bà Nguyễn Nhật Tuyến.
    Báo cáo này do các ông Lê Quốc Quân, Nguyễn Thế Hinh và Nguyễn Chí Trung
    của Công ty Giải pháp Việt Nam viết. Hỗ trợ biên tập do bà Nguyễn Mỹ Bình và
    Julian Carey thực hiện. Bà Nguyễn Mỹ Bình và bà Dương Tuyết Lan hỗ trợ việc
    xuất bản. Ông Ramesh Adhikari (ADB) chỉ đạo và giám sát chung.
    Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ cho các khảo sát của Bộ Nội vụ và
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các cấp chính quyền các tỉnh, huyện, xã và thôn
    nơi các cuộc khảo sát đánh giá nghèo đói và quản trị nhà nước có sự tham gia của
    cộng đồng đã được tiến hành.



    Lời nói đầu
    Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chương trình toàn diện về
    Tăng trưởng và Giảm nghèo (CPRGS) và bắt đầu quá trình triển khai thực hiện
    CPRGS ở cấp địa phương. Thông qua các chiến dịch thông tin và hàng loạt các hội
    thảo vùng, cán bộ của các bộ ngành chủ chốt đã giải thích cho đại diện của các
    chính quyền địa phương về việc làm sao cho quy trình lập kế hoạch của địa
    phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, có sự tham
    gia nhiều hơn của cộng đồng, dựa trên số liệu thực tế hơn, chú trọng vào kết quả
    hơn, cân đối tốt hơn trong các quyết định phân bổ nguồn lực và được giám sát tốt
    hơn.
    Mặc dù CPRGS đưa ra các mục tiêu quốc gia nhưng công tác hoạch định chính
    sách ở cả cấp trung ương và địa phương đều cần phải tính đến đặc điểm tăng
    trưởng kinh tế và giảm nghèo của các địa phương. Trong năm 2003, thành viên
    của Nhóm hành động chống nghèo gồm đại diện của Chính phủ, các nhà tài trợ và
    các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ Chính phủ bằng cách tiến hành đánh giá
    nghèo theo vùng ở bảy vùng của Việt Nam. Những đánh giá này dựa trên nhiều
    nguồn thông tin để vẽ nên bức tranh về nghèo đói ở các vùng. Phân tích số liệu
    Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam năm 2002 được sử dụng để thảo luận
    các xu hướng nghèo của các vùng và hệ quả xã hội theo thời gian. Dữ liệu định
    tính bổ sung từ hàng loạt đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng cũng
    được sử dụng, phản ánh những khía cạnh nghèo mà các số liệu định lượng khó
    mô tả được hết. Những thông tin này đặc biệt quý giá để tìm hiểu những tiến bộ
    đạt được trong việc tăng cường quản trị quốc gia có hiệu quả và dân chủ ở cấp cơ
    sở, và những đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng này cũng đang được
    công bố riêng. Khi có thể, các đánh giá nghèo theo vùng cũng dựa trên các nguồn
    số liệu chính thức của chính quyền các tỉnh.
    Hy vọng rằng các cuộc thảo luận và những thông tin mới từ các đánh giá nghèo
    theo vùng sẽ giúp tăng cường năng lực để cải thiện việc cung cấp dịch vụ công ở
    cấp chính quyền địa phương và cung cấp thông tin cho quá trình chuẩn bị các kế
    hoạch tiếp theo của tỉnh. Mặc dù công tác thực địa mới chỉ được tiến hành ở hai
    tỉnh tại mỗi vùng, song các quy trình của công tác thực địa cũng đã thu hút được
    cán bộ của các tỉnh khác trong vùng. Điều này sẽ giúp tạo ra cơ sở phân tích để
    đưa ra một chương trình nghị sự quan trọng cho thảo luận và xây dựng các quy
    trình lập kế hoạch theo định hướng vì người nghèo trong tương lai ở cả các cấp
    chính quyền trung ương và địa phương. Những đánh giá nghèo theo vùng này
    cũng được sử dụng để cập nhật kiến thức và bổ khuyết những khiếm khuyết phân
    tích trong CPRGS, giúp cải thiện công tác quản trị nhà nước ở cấp cơ sở, cung cấp
    thông tin để chuẩn bị cho Báo cáo Tiến độ CPRGS và hỗ trợ Chính phủ thiết lập
    một khuôn khổ giám sát mạnh mẽ cho những bộ phận của CPRGS mà hiện nay
    vẫn còn thiếu các chỉ tiêu rõ ràng.
    Trên khắp các vùng của Việt Nam, tám đối tác phát triển quốc tế đã làm việc với
    các nhóm của các cơ quan chính phủ cấp trung ương và địa phương, các tổ chức
    phi chính phủ trong nước, các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và các tổ chức
    phi chính phủ quốc tế để thực hiện các đánh giá nghèo. Báo cáo này đánh giá
    nghèo của vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên, hai trong số các vùng
    nghèo nhất của Việt Nam. Hy vọng rằng các nhóm quan hệ đối tác này sẽ tiếp tục
    hoạt động cùng với Nhóm hành động chống nghèo, hỗ trợ Chính phủ trong
    nhiệm vụ đưa CPRGS trở nên có ý nghĩa ở cấp địa phương.
    Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ các ưu tiên của Chính phủ nêu trong
    CPRGS. Thông qua Thoả thuận Hợp tác Giảm nghèo với Chính phủ Việt Nam,
    ADB cam kết trợ giúp bốn lĩnh vực trong thời gian trung hạn, đó là: (i) tăng
    trưởng bền vững; (ii) phát triển xã hội hòa nhập; (iii) cải thiện hệ thống quản trị
    nhà nước; và (iv) phát triển vùng qua việc tập trung vào khu vực miền Trung. Cụ
    thể, hiện nay chương trình hỗ trợ của ADB cho khu vực miền Trung tính đến
    tháng 1 năm 2004 bao gồm các khoản vay tổng trị giá 187 triệu USD và các khoản
    viện trợ không hoàn lại đạt trên 9 triệu USD1. Chương trình trợ giúp của ADB chủ
    yếu tập trung vào các dự án đa dạng hoá các nguồn sinh kế ở cộng đồng, và các
    dự án này được hỗ trợ thêm bằng các dự án đầu tư vào cơ sở hạng tầng vật chất
    và xã hội. Bằng việc thúc đẩy phát triển hoà nhập trong khu vực, chương trình trợ
    giúp của ADB có mục tiêu là giảm nghèo ở khu vực miền Trung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...