Luận Văn Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu của
    Nhóm hành động chống đói nghèo
    Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chiến lược toàn diện về tăng
    trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) và bắt đầu quá trình triển khai thực hiện
    CPRGS ở cấp địa phương. Thông qua các chiến dịch thông tin và hàng loạt các hội
    thảo vùng, cán bộ của các bộ ngành chủ chốt đã giải thích cho đại diện của các chính
    quyền địa phương về các phương pháp sao cho các quy trình lập kế hoạch của địa
    phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, dựa trên số liệu
    thực tế hơn, chú trọng vào kết quả hơn, cân đối tốt hơn trong các quyết định phân bổ
    nguồn lực và được giám sát tốt hơn.
    Năm 2003 Nhóm hành động chống đói nghèo (PTF) đã hỗ trợ thực hiện cho các đánh
    giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng (PPAs) ở 12 tỉnh của Việt Nam. Những đánh
    giá nghèo này đã sử dụng khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chung để
    tìm hiểu những vấn đề nghèo đói mà các số liệu định lượng đã không mô tả được hết.
    Mục đích của việc làm này là đưa ra một nghiên cứu có thể sử dụng cùng với số liệu
    của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam để cung cấp thông tin cho Ban thư ký
    CPRGS về tiến độ thực hiện CPRGS cho tới nay. Đánh giá nghèo cũng được thiết kế
    để cung cấp thông tin cho các nghiên cứu mới về nghèo đói ở các vùng và trên toàn
    quốc và các nghiên cứu này cũng đã được công bố riêng. Các đánh giá nghèo theo
    vùng sẽ được sử dụng như những công cụ xây dựng năng lực cho các quy trình lập kế
    hoạch với định hướng vì người nghèo ở các cấp chính quyền địa phương.
    Tám nhà tài trợ đã đóng góp nguồn lực tài chính và nhân lực để hỗ trợ cho các đánh
    giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng, là cơ sở cho việc xây dựng báo cáo này và
    các đánh giá nghèo theo vùng bổ sung. Các nhà tài trợ bao gồm ADB, AusAID, DFID,
    GTZ, JICA, SCUK, UNDP và Ngân hàng Thế giới. Mỗi nhà tài trợ đóng vai trò chính ở
    một vùng của Việt Nam. Việc phân bố các vùng giữa các nhà tài trợ được tóm tắt ở
    Bảng A, và dựa trên định hướng hoạt động của các nhà tài trợ trong từng lĩnh vực.
    Bằng cách lựa chọn vùng nào mình thấy quen thuộc nhất, thông qua các dự án và
    hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, các nhà tài trợ có thể tận dụng hoàn toàn được những hiểu
    biết tích luỹ được khi đã làm việc tại vùng đó.
    Các nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở 43
    xã rải rác trên toàn quốc. Trong số đó có hai tổ chức phi chính phủ quốc tế (Action
    Aid và SCUK), các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam,
    bao gồm Trung tâm phát triển nông thôn, Viện xã hội học (IOS), Trung tâm Chăm sóc
    sức khoẻ ban đầu Long An, Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn (RDSC) và
    Vietnam Solutions. Ngoài ra, có hai nhà tài trợ đã tiến hành nghiên cứu bằng cách lập
    các nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia trong nước dưới sự quản lý trực tiếp của
    nhà tài trợ. Kiến thức và kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan
    nghiên cứu đóng vai trò then chốt đối với chất lượng của công tác này. Một cơ chế
    phối hợp đã được hình thành cho công tác đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng
    đồng. Các thành viên của hầu hết các nhóm nghiên cứu đã tham gia xây dựng khung
    Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang
    iv
    nghiên cứu và đi đến thống nhất về mục tiêu cần đạt được trong công tác nghiên cứu
    thực địa. Công tác thực địa đã được một số nhóm tiến hành thí điểm, và đề cương
    nghiên cứu cũng được chỉnh sửa cho phù hợp với những bài học kinh nghiệm được
    rút ra. Khuôn khổ nghiên cứu cuối cùng bao quát những lĩnh vực nghiên cứu như
    sau:
    ã Nhận thức về nghèo đói và xu hướng nghèo, nguyên nhân dẫn tới nghèo và
    khả năng dễ bị tổn thương;
    ã Tiến bộ trong công tác tăng cường dân chủ ở cấp cơ sở, đặc biệt là mức độ các
    hộ nghèo có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào các quy trình xây dựng kế
    hoạch và lập ngân sách;
    ã Những thách thức trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, tập trung vào sự
    tương tác của các hộ gia đình nghèo với các nhà cung cấp dịch vụ và các hộ
    nghèo có thể được tăng cường quyền lực như thế nào để có thể yêu cầu quyền
    lợi được cung cấp các dịch vụ cơ bản một cách hiệu quả hơn;
    ã Các cơ chế trợ cấp xã hội hiện nay (liên quan tới công tác xác định đối tượng
    ưu tiên ở trên) và cách thức cải thiện các cơ chế này;
    ã Tình hình cải cách hành chính công ở các cấp chính quyền địa phương;
    ã Những thách thức trong vấn đề di dân và mối liên hệ giữa sự di chuyển của
    hộ gia đình, nghèo đói và tiếp cận với dịch vụ; và,
    ã Thông tin về môi trường đối với người nghèo và sự thay đổi của tình hình
    này.
    Những Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng hiện nay đang được công bố
    thành bộ. Một báo cáo tổng hợp các kết quả của cả 43 xã và phân tích một cách tổng
    hợp hơn các chủ đề này cũng sẽ được công bố. Cũng sẽ có một báo cáo khác tóm tắt
    phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu được sử dụng và những câu hỏi
    nghiên cứu chi tiết.
    Báo cáo “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang” là kết quả của tập
    thể nhóm nghiên cứu gồm các cán bộ tổ chức AAV và cán bộ địa phương. Nội dung
    của báo cáo xoay quanh 7 chủ đề đã nêu trên. Các thông tin để viết báo cáo này lấy từ
    kết quả phỏng vấn các đối tượng rộng rãi gồm cán bộ lãnh đạo chính quyền, ban
    ngành đoàn thể từ cấp tỉnh tới cấp xã và thôn bản; các nhóm dân (nam và nữ), nhóm
    giáo viên, trẻ em và hộ gia đình; từ sự quan sát trong quá trình nghiên cứu. Nguồn
    thông tin thứ hai là từ các báo cáo của UBND và các ban ngành các cấp, từ các số liệu
    thống kê của tỉnh Hà Giang, hai huyện Vị Xuyên và Đồng Văn giai đoạn từ 1996 đến
    2003.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...