Luận Văn Đánh giá nghệ thuật kiến trúc Ấn độ

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Mit Barbie, 10/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Cũng như Ai Cập và Lưỡng Hà, Ấn Độ có một nền văn hoá lâu đời và phát triển rực rỡ vào bậc nhất của thế giới. Ấn Độ là xứ sở của những khám phá vĩ đại, là nơi cuốn hút những nhà khảo cổ học khắp thế giới.
    Ấn Độ là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng những tôn giáo du nhập vào nơi đây. Trong đó, Đạo Hồi đươc nhắc tới trước tiên bởi vì Đạo Hồi không chỉ du nhập vào Ấn Độ mà nó còn dần trở thành quốc giáo của mảnh đất này.
    Vì vậy ở Ấn Độ, những công trình kiến trúc Hồi Giáo xuất hiện với vẻ đẹp lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ và trường tồn với dòng chảy của thời gian cũng như trong niềm tự hào của những tín đồ Đạo Hồi. Đặc biệt, bên ngoài vẻ đẹp hoành tráng của kiến trúc, thánh đường Hồi Giáo còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hoá của người Hồi Giáo, đó cũng là những giá trị tinh thần cao quý nhất.
    II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
    Những tài liệu nghiên cứu về Thánh đường Hồi Giáo trên thế giới là rất hiếm và khó tìm. Thường thì chỉ viết những đặc điểm chung để nói về một vấn đề lớn hơn hay nói chung về nghệ thuật.
    Trên thế giới vào năm 1993, nhà nghiên cứu người Mỹ, A.L.Basham đã tổng hợp những nghiên cứu của ông và cho ra đời cuốn “The wonder that was India”.
    Ở Việt Nam, Nguyễn Tuấn Đắc đã có tác phẩm nói đến những Thánh đường Hồi Giáo đó là tác phẩm: “Nghệ thuật ở Ấn Độ”.
    Trong “bài giảng về văn hóa Ấn Độ” của Tiến sĩ: Đỗ Thu Hà cũng đã đặc biệt nhấn mạnh về những Thánh đường Hồi Giáo.
    Ở phạm vi nhỏ của bài báo cáo này, người viết chỉ muốn khai thác đề tài từ cái nhìn nhỏ hơn của một sinh viên nghiên cứu về Ấn Độ.
    III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    "Hợp tác giản đơn cũng có thể sinh ra những kết quả vĩ đại. Điều này có thể lấy những công trình kiến trúc của Châu Á, người Ai Cập, người Axtơrakhan cổ đại để chứng minh." Câu nói ấy của Các Mác đã khẳng định vị trí cũng như tầm quan trọng của những công trình kiến trúc cổ và tài năng của con người cổ đại khi xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại.
    Những công trình kiến trúc cổ luôn có những ý nghĩa riêng và phản ánh một thời đại, giai đoạn hay một triều đại lịch sử nào đó. Đồng thời chính những công trình kiến trúc này là dấu ấn sâu đậm nhất về những thành tựu to lớn của con người trong thế giới Cổ Đại hay Cận Đại.
    Tìm hiểu về Thánh đường Hồi Giáo sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn về nền văn minh Ấn Độ cổ đại, sự xuất hiện và phát triền của Hồi Giáo ở Ấn Độ. Đồng thời qua kiến trúc và điêu khắc của Thánh đường Hồi Giáo chúng ta cũng thấy được tài năng nghệ thuật của người dân Ấn Độ cổ đại.
    IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Phạm vi nghiên cứu
    Trong đề tài này người viết muốn dựa trên những tài liệu về Thánh đường Hồi Giáo ở Ấn Độ, những bài giảng về văn hoá- nghệ thuật Ấn Độ và những bài báo của Tiến sĩ : Đỗ Thu Hà- giảng viên Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đồng thời dựa trên những đặc điểm lịch sử của Ấn Độ và của Đạo Hồi để thảo luận vài nét về Thánh đường Hồi Giáo và giá trị to lớn của nó trong xã hội Cổ đại cũng như trong xã hội Hiện đại.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Để nghiên cứu đề tài này người viết dựa vào một số phương pháp chủ yếu sau:
    1. Nghệ thuật kiến trúc của thánh đường Hồi Giáo trong nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ nói chung.
    2. Đặc điểm kiến trúc Hồi Giáo từ những công trình kiến trúc hồi giáo nổi tiếng ở Ấn Độ.
    3. Kết hợp thống kê với tổng hợp để làm rõ vấn đề trong đề tài.
    4. Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu qua cách cảm nhận riêng của người viết để làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp kiến trúc thánh đường Hồi Giáo và ý nghĩa của nó.
    5. Gắn liền kiến trúc Thánh đường Hồi Giáo với đặc điểm của Đạo Hồi để phân tích làm rõ đề tài.
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 3
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
    II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 3
    III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
    IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    1. Phạm vi nghiên cứu 4
    2. Phương pháp nghiên cứu 4
    PHẦN NỘI DUNG 5
    I. GIỚI THIỆU CHUNG 5
    1. Sơ lược về văn hóa Ấn Độ 5
    2. Hồi giáo và quá trình du nhập vào Ấn Độ 6
    II. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC Ở ẤN ĐỘ 6
    1. Kiến trúc và điêu khắc cổ điển Ấn Độ 6
    2. Kiến trúc Hồi Giáo 8
    III. THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO 9
    1. Đặc điểm chung 9
    2. Một số thánh đường hồi giáo nổi tiếng tại Ấn Độ 10
    3. Gía trị vật chất và tinh thần của thánh đường Hồi giáo 14
    KẾT LUẬN 15
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
    MỤC LỤC 18
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...