Luận Văn đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nuôi trong nông hộ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT: TÌNH HÌNH CƠ BẢN

    I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
    1.1. Vị trí địa lý
    1.2. Địa hình
    1.3. Khí hậu, thời tiết
    1.4. Thủy văn
    1.5. Đất đai và tình hình sử dụng đất
    II. Tình hình kinh tế, xã hội của xã Đức Lập
    2.1. Tình hình dân số và sử dụng lao động ở xã Đức Lập
    2.2. Cơ sở hạ tầng.
    2.3. Tình hình kinh tế
    III. Tình hình chăn nuôi của xã
    3.1. Tình hình chung về chăn nuôi
    3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của xã Đức Lập
    3.3. Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở hộ tại xã Đức Lập
    3.3.1. Thuận lợi
    3.3.2. Khó khăn
    PHẦN THỨ HAI: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đền tài
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn của thế giới
    2.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam Á
    2.3. Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
    2.4. Tình hình chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh
    2.5. Vai trò của chăn nuôi lợn.
    2.6. Đặc điểm sinh lý lợn nái
    2.6.1. Lợn hậu bị và lợn chờ phối
    2.6.1.1. Sự thành thục về tính
    2.6.1.2. Chu kì động dục
    2.6.1.3. Sự thành thục về thể vóc
    2.6.1.4. Tuổi phối giống lần đầu
    2.6.1.5. Thời gian động dục lại sau cai sữa
    2.6.1.6. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị
    2.6.2. Sinh lý thụ thai
    2.6.2.1. Sự hình thành và phát triển của trứng
    2.6.2.2. Sự rụng trứng
    2.6.2.3. Thời điểm phối tinh thích hợp
    2.6.3. Lợn nái mang thai
    2.6.3.1. Đặc điểm phát triển của bào thai
    2.6.3.2. Quá trình phát triển của các tổ chức liên quan
    2.6.3.3. Sự thay đổi của cơ thể lợn mẹ.
    2.6.3.4. Chăm sóc lợn nái mang thai
    2.6.4. Lợn nái đẻ
    2.6.4.1. Các giai đoạn đẻ của lợn
    2.6.4.2. Quá trình đở đẻ cho lợn
    2.6.5. Lợn nái nuôi con
    2.6.5.1. Quá trình hình thành sữa ở lợn.
    2.6.5.2. Quá trình tiết sữa
    2.6.5.3. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con
    2.7. Đặc điểm sinh lý của lợn con
    2.7.1. Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh
    2.7.2. Bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện
    2.7.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa
    2.7.3.1. Ngoại cảnh
    2.7.3.2. Các tác động kỹ thuật
    2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở lợn nái.
    2.8.1. Yếu tố di truyền
    2.8.2. Yếu tố dinh dưỡng
    2.8.3. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường
    2.8.4 Yếu tố chuồng trại
    2.8.5. Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ, đực giống và phương thức phối giống
    PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1.1. Đối tượng
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2. Nội dung nghiên cứu
    3.3. Phương pháp nghiên cứu
    3.3.1. Thu thập các số liệu thứ cấp
    3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
    3.4. Phương pháp sử lý số liệu
    PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Quy mô và cơ cấu đàn lợn nái của xã Đức Lập
    4.2. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn nái chữa
    4.2.1.Tình hình sử dụng thức ăn theo nhóm hộ giai đoạn nái chữa
    4.2.2. Thành phần và nguyên liệu thức ăn của khẩu phần nuôi lợn nái giai đoạn nái nuôi con
    4.3. Năng suất sinh sản của lợn nái thuộc các nhóm hộ và các vùng điều tra
    4.4. Năng suất của lợn nái trên lợn con
    4.5. Tình hình chuồng trại và kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái
    4.5.1. Tình hình về chuồng trại
    4.5.2. Về kinh nghiệm nuôi
    4.6. Tình hình tiêm phòng và dịch bệnh
    4.6.1. Về tình hình tiêm phòng
    4.6.2. Về tình hình dịch bệnh
    4.7. Hình thức phối
    4.8. Một số khó khăn và giải pháp trong chăn nuôi lợn nái
    4.8.1. Khó khăn
    4.8.2. Giải pháp
    4.9. Định hướng nuôi lợn tại nông hộ trong thời gian tới
    4.9.1. Mục tiêu, nhiệm vụ thời gian tới của nghành chăn nuôi xã Đức Lập
    4.9.2. Định hướng chăn nuôi lợn của các hộ điều tra trong thời gian tới
    PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận
    5.2. Kiến nghị
    5.2.1. Đối với nhà nước
    5.2.2. Đối với chính quyền và các cấp tỉnh, huyện, xã
    5.2.3. Đối với các hộ gia đình
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đền tài

    Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở vùng nông thôn và gần 70% lực lượng lao động xã hội hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy nông nghiệp – nông thôn luôn được coi là mặt trận hàng đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua nền nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần chung vào sự phát triển của đất nước. Cùng với chính sách của Đảng và nhà nước và của tỉnh giao cho xã Đức Lập đã thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện năng suất sinh sản của đàn lợn nái nuôi trong nông hộ đã góp phần quan trọng trong kinh tế hộ nông dân. Nhiều hộ đã làm giàu từ chăn nuôi lợn. Các giống lợn nái nuôi chủ yếu ở xã là lợn Móng Cái, lợn lai F1 (Móng Cái x Đại Bạch) , trong đó thì chăn nuôi lợn Móng Cái nhiều hơn. Đây là các giống lợn có khả năng sinh sản tốt, nuôi con khéo, chịu ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng. Khối lượng lợn nái vừa phải, tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn nái ngoại. Vì vậy người dân thích nuôi rộng rãi hơn. Các tính trạng sinh sản là nhóm tính trạng quan trọng, là cơ sở khởi đầu cần tác động để nâng cao hiệu quả kinh tế, nhưng các tính trạng này có hệ số rất thấp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố di truyền và không di truyền. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái là rất cần thiết có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất sinh sản cũng như năng suất sản xuất và hiệu quả kinh tế của lợn nái. Đồng thời giúp cho địa phương phát triển chăn nuôi một cách đúng hướng và phù hợp với khả năng sản xuất của địa phương. Hiện nay, chăn nuôi lợn nái ở các hộ gia đình phát triển theo hướng tiến bộ cả về mặt số lượng và chất lượng. Xã Đức Lập với điều kiện tự nhiên thuận lợi như giao thông, vị trí địa lý, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với chăn nuôi lợn. Ngoài ra xã còn có nguồn nguyên liệu tại chổ để chế biến thức ăn cho gia súc như gạo, ngô, sắn và đậu tương. Hiện tại thì xã đã có rất nhiều gia đình chăn nuôi lợn. Phát triển chăn nuôi lợn nâng cao được thu nhập cho dân và phát triển chung kinh tế toàn xã. Tuy nhiên chăn nuôi lợn nái ở Đức Lập cũng như các địa phương khác đang gặp phải khó khăn lớn trong việc phát triển chăn nuôi lợn nái như; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp. Chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa phát huy và tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương. Những vấn đề cần giải quyết trong chăn nuôi như con giống, thức ăn, vốn, kỹ thuật còn chưa tốt, chưa đồng bộ, dịch bệnh nhiều gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi. Đây là dấu hiệu không tốt và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển chăn nuôi của xã Đức Lập nói riêng và của cả nước nói chung. Đứng trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra cần được nghiên cứu giải quyết là: Phát triển chăn nuôi lợn nái ở xã có những bất cập gì? Tại sao ngành chăn nuôi lợn nái của xã Đức Lập phát triển không bền vững như vậy? Cần có những giải pháp nào để phát triển chăn nuôi lợn nái của xã trong những năm tới tốt hơn, bền vững hơn.
    Để giúp địa phương thực hiện tốt chương trình phát triển đàn lợn nái nuôi trong nông hộ một cách bền vững, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái nuôi trong nông hộ trên địa bàn xã Đức Lập, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”
    1.2. Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu chung

    Khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình chăn nuôi lợn nái ở các hộ gia đình ở xã Đức Lập. Phân tích những thuận lợi và khó khăn, những vấn đề cần giải quyết trong chăn nuôi lợn nái nuôi trong nông hộ trên địa bàn xã.
    Mục tiêu cụ thể
    Khảo sát thực trạng chăn nuôi lợn nái ở địa phương. Phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn nái ở hộ gia đình xã Đức Lập. Trên cơ sở đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất và khả năng sinh sản của lợn nái trong nông hộ trên địa bàn xã.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái trong nông hộ trên địa bàn xã.
     

    Các file đính kèm:

    • 1.doc
      Kích thước:
      911 KB
      Xem:
      1
Đang tải...