Luận Văn Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1 (♂Yorkshire x ♀ Landrace) được phối tinh lợn đực Duroc qu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    luận văn năm 2013
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh bình thuận. 3
    2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh bình thuận. 3
    2.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết. 3
    2.1.3. Điều kiện tự nhiên xã hội. 3
    2.1.4. Điều kiện tự nhiên huyện Hàm Tân. 3
    2.2. Sơ lược về trại lợn nái Nam Hà. 4
    2.2.1. Giới thiệu sơ lược về trại lợn nái Nam Hà. 4
    2.2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại. 4
    2.2.3. Nhiệm vụ của trại. 4
    2.3. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam. 5
    2.3.1. Số lượng lợn và sự tăng trưởng. 5
    2.3.2. Sản lượng thịt lợn và sự tăng trưởng. 8
    2.3.3. Phương thức chăn nuôi lợn. 9
    2.4. Đặc điểm sinh lý lợn nái. 10
    2.4.1. Lợn hậu bị và lợn chờ phối. 10
    2.4.1.1. Sự thành thục về tính và thành thục về thể vóc. 10
    2.4.1.2. Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu. 12
    2.4.1.3. Chu kỳ động dục. 12
    2.4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục. 14
    2.4.1.5. Sự hình thành và phát triển của trứng. 15
    2.4.1.6. Thời điểm phối tinh thích hợp. 16
    2.4.1.7. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị. 16
    2.4.2. Lợn nái mang thai. 17
    2.4.2.1. Đặc điểm phát triển của bào thai và các tổ chức liên quan. 17
    2.4.2.2. Sự thay đổi của cơ thể lợn nái trong thời gian mang thai. 19
    2.4.2.3. Quá trình đẻ của lợn. 20
    2.4.2.4. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai. 21
    2.4.3. Lợn nái nuôi con. 22
    2.4.3.1. Quá trình hình thành sữa ở lợn. 22
    2.4.3.2. Quá trình tiết sữa. 23
    2.4.3.3. Điều hòa nội tiết quá trình tiết sữa. 24
    2.4.3.4. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con. 24
    2.5. Đặc điểm sinh lý của lợn con theo mẹ. 25
    2.5.1. Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh. 25
    2.5.2. Bộ máy tiêu hóa phát triển nhưng chưa hoàn thiện. 25
    2.5.3. khả năng điều hòa thân nhiệt kém. 26
    2.5.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch. 26
    2.6. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản. 27
    2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái. 28
    2.7.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền. 28
    2.7.2. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng. 30
    2.7.2.1. Ảnh hưởng của năng lượng. 30
    2.7.2.2. Ảnh hưởng của protein. 30
    2.7.2.3. Ảnh hưởng của khoáng chất. 32
    2.7.2.4. Ảnh hưởng của vitamin. 32
    2.7.3. Ảnh hưởng của yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng. 33
    2.7.3.1. Ảnh hưởng của phối giống. 33
    2.7.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi, trọng lượng phối giống lần đầu và thời gian động dục trở lại sau cai sữa. 34
    2.7.3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ. 34
    2.7.3.4. Ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết. 34
    2.8. Đặc điểm của một số giống lợn ngọai. 35
    2.8.1. Giống lợn Yorkshire. 35
    2.8.2. Giống lợn Landrace. 36
    2.8.3. Giống lợn Duroc. 36
    2.8.4. Giống lợn Pietrain. 37
    PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    3.1. Đối tượng nghiên cứu. 39
    3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 39
    3.3. Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thí nghiệm. 39
    3.3.1. Chuồng trại. 39
    3.3.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ. 39
    3.3.2.1. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái cai sữa 39
    3.3.2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai 40
    3.3.2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng nái đẻ 40
    3.3.2.4. Chăm sóc lợn con theo mẹ. 41
    3.3.3. Chương trình sử dụng vaccine. 41
    3.3.3.1. Đối với lợn con. 41
    3.3.3.2. Đối với lợn nái hậu bị. 42
    3.3.3.3. Đối với lợn nái mang thai. 42
    3.3.3.4. Đối với lợn đực giống. 42
    3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định. 43
    3.4.1. Chỉ tiêu trên con mẹ. 43
    3.4.2 Chỉ tiêu trên con con. 43
    3.5. Nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin. 44
    3.6. xử lý số liệu. 44
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
    4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(♂Yorkshire x ♀ Landrace) 45
    4.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của tổ hợp lai F1 (♂Yorkshire x ♀Landrace) x ♂ Duroc trong điều kiện chăn nuôi ở trại Nam Hà, tỉnh Bình Thuận. 49
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
    5.1. Kết luận 52
    5.2. Kiến nghị 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống nghành chăn nuôi. Ở nước ta, chăn nuôi lợn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, nhu cầu con người về thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và phẩm chất tốt ngày càng cao. Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn cũng tăng lên, nhất là thịt lợn có tỷ lệ nạc cao. Nhưng đặc thù về điều kiện tự nhiên của nước ta, các giống lợn nội đang sử dụng hạn chế về khả năng sản xuất so với các giống lợn cao sản có nguồn gốc từ ôn đới. Nắm bắt nhu cầu này nhiều cơ sở chăn nuôi trong những năm qua đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao như Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain để nuôi trong các trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp. Tổ hợp lợn nái lai giữa hai máu Yorkshire và Landrace đã được sử dụng phổ biến nhất trong tổng đàn nái lai nhằm kết hợp với con đực Landrace, Duroc, Pietrain hay các tổ hợp lai giữa chúng để tạo ra các con lai thương phẩm thích hợp cho mục đích nuôi thịt.
    Trong vài chục năm trở lại đây, chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp tập trung đã và đang phát triển mạnh mẽ về số lượng trang trại, quy mô đầu lợn, chất lượng con giống và sản phẩm thịt không ngừng tăng lên. Theo cục chăn nuôi năm 2010 cả nước có 8.500 trang trại chăn nuôi lợn với sản lượng thịt lợn của trang trại chiếm 45%, của nông hộ chiếm 55%. Theo FAO (2009), đàn lợn của Việt Nam là 27,6 triệu con, xếp vị trí thứ tư trên thế giới về số đầu lợn, tỷ lệ nạc trong thân thịt cũng tăng lên đáng kể.
    Có được những hiệu quả tích cực đó là nhờ việc ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật di truyền, giống, dinh dưỡng, công nghệ sinh học, các thành tựu về cơ giới hóa, điện khí hóa trong chăn nuôi.
    Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng, quyết định hiệu quả kinh tế, sự thành công hay thất bại của nghề kinh doanh lợn. Để nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái, ngoài việc quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng quản lý thì việc thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái là một vấn đề then chốt của các nhà chăn nuôi, nhằm tìm ra những chiến lược phù hợp để cải thiện và phát triển đàn lợn ngày càng tốt hơn.
    Xuất phát từ vấn đề này, được sự hướng dẫn của giáo viên, sự chỉ đạo của khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại Học Nông Lâm Huế, cùng sự hỗ trợ của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1 (♂Yorkshire x ♀ Landrace) được phối tinh lợn đực Duroc qua các lứa đẻ 1 và 2 ở trại lợn nái Nam Hà, tỉnh Bình Thuận”.
    Đề tài này chúng tôi thực hiện nhằm mục đích:
    - Đánh giá một cách khách quan và chính xác năng suất sinh sản của tổ hợp lợn nái lai F1 (♂Yorkshire x ♀ Landrace) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp.
    - Xem xét sự sai khác ở các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái lứa 1 và lứa 2, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự sai khác đó.
    - Đưa ra một số đề xuất để hạn chế mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái.
     

    Các file đính kèm:

    • 5.doc
      Kích thước:
      6.3 MB
      Xem:
      5
Đang tải...