Luận Văn Đánh giá năng suất, phẩm chất và khả năng chịu mặn của 14 giống lúa TC (Tân Châu) vụ Đông Xuân 2011

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá năng suất, phẩm chất và khả năng chịu mặn của 14 giống lúa TC (Tân Châu) vụ Đông Xuân 2011 – 2012


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN .i
    TIỂU SỬ CÁ NHÂN .ii
    NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .iii
    NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN iv
    NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG .v
    LỜI CẢM TẠ .vi
    TÓM LƯỢC vii
    MỤC LỤC viii
    DANH SÁCH BẢNG .xiii
    DANH SÁCH HÌNH .xv
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xvi
    Chương 1: GIỚI THIỆU .1
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2
    Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1 VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT .3
    2.2 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KIỂU HÌNH CÂY LÚA LÝ TƯỞNG .4
    2.3 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC 5
    2.3.1 Chiều cao cây 5
    2.3.2 Tỷ lệ chồi hữu hiệu 6
    2.3.3 Thời gian sinh trưởng 6
    2.3.4 Chiều dài bông .7
    2.3.5 Tính chống đổ ngã .7
    2.3.6 Tính kháng sâu bệnh 8
    2.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT 9
    2.4.1 Các thành phần năng suất 9
    2.4.1.1 Số bông/m
    2
    .9
    2.4.1.2 Số hạt chắc/bông .10
    2.4.1.3 Tỷ lệ hạt chắc 10
    ix
    2.4.1.4 Trọng lượng 1000 hạt 11
    2.4.1.5 Mối quan hệ giữa các thành phần năng suất 12
    2.4.2 Năng suất thực tế .12
    2.5 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT .13
    2.5.1 Nhiệt độ .13
    2.5.2 Ánh sáng 13
    2.5.3 Lượng mưa 14
    2.5.4 Gió .14
    2.6 PHẨM CHẤT GẠO 14
    2.6.1 Tỷ lệ xay chà .15
    2.6.2 Chiều dài và hình dạng hạt gạo .16
    2.6.3 Độ bạc bụng .16
    2.6.4 Hàm lượng amylose .17
    2.7 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT MẶN VÀ SỰ XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG
    SÔNG CỬU LONG .17
    2.7.1 Đất mặn .17
    2.7.2 Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long 18
    2.8 KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MẶN CỦA CÂY LÚA 19
    2.8.1 Sự mặn .19
    2.8.2 Ảnh hưởng của mặn đến cây trồng 20
    2.8.3 Cơ chế chống chịu mặn của lúa .21
    2.8.4 Di truyền tính chống chịu mặn 22
    Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 24
    3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .24
    3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .24
    3.1.2 Vật liệu thí nghiệm 24
    3.1.2.1 Giống lúa .24
    3.1.2.2 Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các hóachất .25
    3.1.2.3 Các phương tiện khác 25
    3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    3.2.1 Thí nghiệm so sánh sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 14
    giống lúa TC 25
    3.2.1.1 Phương pháp thực hiện .25
    3.2.1.2 Phương pháp canh tác 26
    x
    3.2.1.3 Phương pháp thu thập số liệu chỉ tiêu nônghọc .27
    3.2.1.4 Phương pháp thu thập số liệu sâu, bệnh hại .28
    3.2.1.5 Phương pháp thu thập số liệu năng suất và các
    thành phần năng suất 29
    3.2.1.6 Phương pháp thu thập số liệu phẩm chất gạo 30
    3.2.2 Thí nghiệm đánh giá khả năng chống chịu mặn của 14 giống lúa TC .33
    3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm 33
    3.2.2.2 Phương pháp thực hiện .33
    3.2.2.3 Phân cấp khả năng chịu mặn 35
    3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 35
    Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 36
    4.1 TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT CỦA THÍ NGHIỆM 36
    4.2 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH CỦA
    BỘ GIỐNG 36
    4.2.1 Đặc tính nông học 36
    4.2.1.1 Chiều cao cây 36
    4.2.1.2 Số chồi .37
    4.2.1.3 Thời gian sinh trưởng 38
    4.2.1.4 Chiều dài bông 39
    4.2.1.5 Tính chống đổ ngã .39
    4.2.2 Thiệt hại do sâu bệnh .40
    4.2.2.1 Rầy nâu 40
    4.2.2.2 Bệnh đạo ôn .41
    4.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT THỰC TẾ .42
    4.3.1 Các thành phần năng suất 42
    4.3.1.1 Số bông/m
    2
    .42
    4.3.1.2 Số hạt chắc trên bông 43
    4.3.1.3 Tỷ lệ hạt chắc 43
    4.3.1.4 Trọng lượng 1000 hạt 43
    4.3.2 Năng suất thực tế . 44
    4.4 PHẨM CHẤT GẠO 45
    4.4.1 Phẩm chất xay chà .45
    4.4.1.1 Tỷ lệ gạo lức 45
    4.4.1.2 Tỷ lệ gạo trắng 45
    xi
    4.4.1.3 Tỷ lệ gạo nguyên 46
    4.4.2 Chiều dài và hình dạng hạt gạo .47
    4.4.3 Tỷ lệ bạc bụng .49
    4.4.3.1 Tỷ lệ bạc bụng cấp1 49
    4.4.3.2 Tỷ lệ bạc bụng cấp 5 .49
    4.4.3.3 Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 .49
    4.4.3.4 Tổng tỷ lệ bạc bụng .50
    4.4.4 Hàm lượng amylose . 50
    4.5 KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MẶN CỦA BỘ GIỐNG LÚA
    TRONG GIAI ĐOẠN MẠ 14 NGÀY 52
    4.5.1 Nồng độ mặn 4‰ 52
    4.5.1.1 Chiều cao cây 52
    4.5.1.2 Đánh giá, phân cấp khả năng chịu mặn 54
    4.5.2 Nồng độ mặn 6‰ 55
    4.5.2.1 Chiều cao cây 55
    4.5.2.2 Đánh giá, phân cấp khả năng chịu mặn 56
    4.5.3 Nồng độ mặn 8‰ 57
    4.5.3.1 Chiều cao cây 57
    4.5.3.2 Đánh giá, phân cấp khả năng chịu mặn 59
    4.5.4 Nồng độ mặn 10‰ 60
    4.5.4.1 Chiều cao cây 60
    4.5.4.2 Đánh giá, phân cấp khả năng chịu mặn 61
    4.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG 63
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .64
    5.1 KẾT LUẬN 64
    5.2 KIẾN NGHỊ .64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .65
    PHỤ CHƯƠNG


    TÓM LƯỢC
    Xuất phát từ mục tiêu chọn những giống lúa cao sản cho năng suất cao, phẩm chất tốt
    góp phần đa dạng giống lúa phục vụ sản xuất. Đồng thời, thanh lọc ra những giống lúa
    có khả năng chịu mặn tốt trong điều kiện phòng thí nghiệm, từ đó làm cơ sở cho những
    thí nghiệm nghiên cứu về giống lúa chịu mặn trong điều kiện sản xuất thực tế để ứng
    phó với biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL. Từ đó, đề tài:
    “Đánh giá năng suất, phẩm chất và khả năng chịu mặn của 14 giống lúa TC
    (Tân Châu) vụ Đông Xuân 2011 – 2012” được thực hiện để đáp ứng mục tiêu trên.
    Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toànngẫu nhiên với ba lần lặp lại của
    14 nghiệm thức mỗi nghiệm thức là một giống gồm: TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6,
    TC7, TC8, TC9, TC12, TC13, TC14, TC16 và TC17; sử dụng giống OM4218 làm đối
    chứng. Mạ được gieo theo phương pháp mạ ướt, cấy khi mạ 15 ngày tuổi, 1 tép/bụi,
    bón phân theo công thức 90N-50P
    2O5-40K
    2
    O được chia làm 3 lần bón. Thu thập các
    chỉ tiêu nông học, năng suất và các thành phần năngsuất, phẩm chất gạo, tính chống
    chịu sâu bệnh và tính chống chịu mặn được đánh giá theo thang đánh giá của IRRI
    (1996) và Graham (2002).
    Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm A1 (93
    – 102 ngày), chiều cao cây thấp đến trung bình (84 – 104 cm), cứng cây (cấp 1) phù
    hợp với điều kiện canh tác ở ĐBSCL. Các giống lúa có năng suất cao (6,5 – 8,8
    tấn/ha), phẩm chất gạo tốt với hàm lượng amylose trung bình (20,2 – 24,6%), gạo
    mềm cơm. Các giống có hạt gạo dài (6,8 – 7,2 mm) làTC1, TC2, TC3, TC4, TC5,
    TC6, TC7, TC9, TC13, TC14, TC16 và TC17 phù hợp thịhiếu người tiêu dùng. Tuy
    nhiên, các giống lúa TC có tỷ lệ bạc bụng cao làm ảnh hưởng đến nhu cầu xuất khẩu.
    Giống TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC8, TC9, TC12, TC13, TC16 và TC17 ít bị ảnh
    hưởng bởi rầy nâu (cấp 3); TC14 không bị rầy nâu gây hại (cấp 1). Giống TC1, TC4,
    TC5, TC8, TC13, TC14 và TC17 không biểu hiện sự nhiễm với bệnh đạo ôn (cấp 1).
    Về tính chống chịu mặn, tất cả các giống đều sống được qua ba tuần ở nồng độ 4‰,
    nhưng ở nồng độ 6‰ sau ba tuần chỉ có 7 giống sống được là TC1, TC3, TC4, TC5,
    TC6, TC7 và TC9. Ở nồng độ 8‰, có 5 giống TC1, TC4,TC6, TC7, TC9 sống được
    sau ba tuần. Đến nồng độ 10‰ hầu hết giống lúa đều chết, chỉ vài chồi còn sống
    nhưng ở cấp nhiễm (cấp 7). Cho thấy các giống lúa TC phản ứng với mặn ở các cấp
    khác nhau và khi nồng độ mặn càng cao thì thời giansống của mạ càng ngắn. Các
    giống biểu hiện tính chống chịu mặn tốt là TC1, TC6, TC7 và TC9.


    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên khoảng bốn triệu ha,
    khoảng hai triệu ha đang được trồng lúa. Trong đó diện tích trồng lúa cao sản mỗi vụ
    khoảng 1,6 – 1,7 triệu ha, hằng năm vùng này đóng góp trên 50% sản lượng lúa và trên
    90% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Cây lúa hiện nay và trong những năm tới
    vẫn là cây trồng chủ lực của vùng ĐBSCL (Nguyễn Trung Tiền, 2011). Từ năm 2002
    đến nay, năng suất lúa tại Việt Nam luôn dẫn đầu các nước Đông Nam Á, đạt được
    thành tích đó là nhờ rất nhiều yếu tố đóng góp, trong đó có yếu tố giống lúa mới. Xuất
    phát từ xã hội hóa công tác giống lúa, người nông dân đã trở thành những nhà khoa
    học ngay trên mảnh ruộng của họ. Những giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao,
    phẩm chất tốt được nông dân lai tạo như HĐ1, NV1, TC, . đang được sản xuất trên
    diện rộng ở một số tỉnh ĐBSCL. Với sự hỗ trợ từ cácViện, Trường hệ thống sản xuất
    lúa giống ở các địa phương ngày một hoàn chỉnh và An Giang là một trong những địa
    phương dẫn đầu (Nguyễn Văn Luật, 2001).
    An Giang với diện tích canh tác lúa mỗi năm khoảng 550 nghìn ha, nhiều năm qua sản
    lượng lúa của tỉnh đã đóng góp lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực và xuất
    khẩu của vùng. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân cộng với xã hội hóa
    công tác giống lúa đã mang lại thành công đáng kể –năm 2007 đáp ứng 75% nhu cầu
    giống cho sản xuất của tỉnh, nông dân hiểu được tầmquan trọng của giống lúa và lúa
    giống trong sản xuất (Trung tâm Khuyến nông An Giang, 2009).
    Tuy nhiên, các nhà khoa học thế giới dự báo Việt Nam là một trong những nước sẽ
    chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu nhưlũ lụt, ngập mặn, nhất là tác
    động của sự dâng cao mực nước biển và vùng ĐBSCL sẽbị ảnh hưởng nặng nề nhất,
    diện tích đất trồng trọt sẽ bị giảm do bị xâm nhập mặn (Lê Văn Bảnh, 2011). Thách
    thức đặt ra cho nhân loại hiện nay là diện tích đấtnông nghiệp giảm, dân số thế giới
    đang tăng nhanh, trong khi sản lượng lương thực phải tăng gấp đôi vào năm 2050 so
    với năm 2000 (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2011).
    Để giải quyết được khó khăn do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra, con người không thể
    chống lại tác động của biến đổi khí hậu mà phải thích ứng với nó. Trong nông nghiệp
    sản xuất lúa cũng vậy, để hạn chế tác động của xâm nhập mặn thì biện pháp bền vững
    là sản xuất giống lúa ngắn ngày chịu được mặn đồng thời cho năng suất cao và phẩm
    chất tốt. Dù vậy, hiện nay An Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL vẫn chưa có nhiều
    giống lúa cao sản ngắn ngày chống chịu mặn tốt, chonăng suất cao, phù hợp với tình
    2
    hình sản xuất trước thềm biến đổi khí hậu. Do đó, đề tài: “Đánh giá năng suất,
    phẩm chất và khả năng chịu mặn của 14 giống lúa TC (Tân Châu) vụ Đông Xuân
    2011 – 2012”được thực hiện nhằm tìm ra giống lúa đáp ứng yêu cầu trên.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra những giống lúa ngắn ngày, có năng suất cao và
    phẩm chất gạo tốt để sản xuất trên quy mô lớn tỉnh An Giang và hướng tới sản xuất
    trên diện rộng ở ĐBSCL. Đồng thời, đề tài còn đánh giá và chọn ra những giống lúa có
    khả năng chống chịu mặn tốt trong bộ giống. Từ đó, làm cơ sở cho những nghiên cứu
    sau này về giống lúa chống chịu mặn một cách toàn diện để giới thiệu cho nông dân
    sản xuất lúa ở vùng nhiễm mặn ĐBSCL.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    Đề tài sẽ chọn ra các giống lúa đạt được các tiêu chuẩn sau:
    - Đánh giá tiềm năng năng suất: Năng suất tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng
    OM4218.
    - Chất lượng gạo: Hạt thon dài, không hoặc ít bạc bụng, tỷ lệ gạo nguyên cao, hàm
    lượng amylose trung bình.
    - Khả năng chịu mặn ở giai đoạn mạ 14 ngày: Ở mỗi mức độ mặn 4‰, 6‰, 8‰, 10‰
    mạ phải sống được đến 21 ngày và có khả năng phục hồi khi được rửa mặn.
    3
    CHƯƠNG 2
    LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    2.1 VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT
    Từ khi xã hội loài người từ bỏ phương thức kiếm sống bằng cách săn bắt, hái lượm để
    bắt đầu cuộc sống định canh, định cư với trồng trọt, chăn nuôi thì loài người đã biết sử
    dụng giống vào sản xuất. Từ đó, giống trở thành yếu tố quan trọng trong sản xuất nông
    nghiệp. Tuy nhiên, việc chọn giống lúc bấy giờ chủ yếu xuất phát từ việc chọn lọc
    những cá thể tốt trong quần thể tự nhiên.
    Với những tiến bộ vượt bậc trong chọn tạo giống câytrồng, nhiều loại giống cây trồng
    mới ra đời như giống cải tiến, giống ưu thế lai, giống chuyển gen, . những giống cây
    trồng này có nhiều khác biệt với giống địa phương cổ truyền về kỹ thuật canh tác và
    thu hoạch (Vũ Văn Liết, 2004).
    Nhận định về vai trò của giống cây trồng, Trần Thượng Tuấn (1992) cho rằng: Giống
    là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của con ngườivà là một loại tư liệu sản xuất
    đặc biệt, sản sinh ra mọi thứ nông sản. Vì lý do đógiống giữ vai trò quan trọng trong
    sản xuất nông nghiệp. Việc chọn đúng các giống tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên và
    canh tác giúp cho người sản xuất thu được năng suấtcao và ổn định với phẩm chất tốt
    và mức chi phí sản xuất thấp trên đơn vị sản phẩm.
    Đào Duy Cầu (2004) cũng cho rằng: Giống cây trồng tốt là loại giống có năng suất cao
    ổn định, có phẩm chất tốt, có khả năng chịu phân, chống chịu được nhiều loại sâu bệnh
    có hại và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận khác hoặc thích ứng với một số điều kiện
    canh tác nhất định. Có được giống tốt thì năng suấtđã tăng được tối thiểu 5 – 10%.
    Ở khía cạnh thâm canh, Đỗ Khắc Thịnh (2011) nhận định: Giống là vật tư nông nghiệp
    “sống”, không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp;là tiền đề cho mọi biện pháp kỹ
    thuật khác và là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng nông sản. Không có giống
    tốt thì lợi ích và hiệu quả của các biện pháp canh tác không đạt tối đa.
    Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không
    ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu toàn
    cầu, thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
    trong sản xuất lúa. Vì vậy, việc chọn tạo giống phải đảm bảo giống thích nghi tốt với
    điều kiện thời tiết, có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng vẫn cho năng suất cao và ổn
    định để có thể trồng hai đến ba vụ mỗi năm. Giống kháng được với nhiều loài sâu,
    bệnh hại, chống chịu với những bất lợi của môi trường như khô hạn, phèn, mặn, và
    có phẩm chất tốt để đáp ứng thị hiếu của người tiêudùng.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2003. Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với thiệt
    hại do môi trường của cây lúa.Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
    Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2011. Cải tiến giống lúa phẩm chất gạo tốt tiếp cận
    chiến lược mới. Chuyên đề “Sản xuất và cung ứng lúa giống các tỉnh phía Nam”.
    Trang 13-18, An Giang ngày 12 tháng 7 năm 2011.
    Dương Minh Viễn, 2006. Bài giảng Thổ nhưỡng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
    Đào Duy Cầu, 2004. Giáo trình công nghệ trồng trọt.Nhà xuất bản lao động – xã hội
    Hà Nội.
    Đặng Thế Dân, 2005. Tìm dây liên kết các protein với tính chống chịu mặn của các
    giống lúa trồng ven biển ĐBSCL.Luận văn đại học ngành trồng trọt. Trường Đại
    học Cần Thơ.
    Đỗ Khắc Thịnh, 2011. Một số điểm cần lưu ý trong sản xuất và sử dụng lúagiống
    nông hộ.Chuyên đề “Sản xuất và cung ứng lúa giống các tỉnhphía Nam”. Trang
    30-33, An Giang ngày 12 tháng 7 năm 2011.
    Đỗ Việt Anh, 2008. Đặc trưng hình thái giải phẩu thân và tính chống đổngã của một
    số giống lúa mới – ngắn ngày.Tạp chí khoa học và phát triển 2008, tập VI. Đại
    học nông nghiệp Hà Nội.
    Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa.Nhà xuất bản Hà Nội.
    Hoa Sỹ Hiền, 2005. Sổ tay lai lúa giống.
    Hồ Văn Chiến, 2003. Một số dịch hại trên lúa sinh học và sinh thái học của chúng.Sổ
    tay người nông dân trồng lúa cần biết. Sở Văn Hóa Thông Tin tỉnh An Giang.
    Hồ Văn Chiến, Lê Quốc Cường, Phạm Quí Hùng 2011. Hiện trạng dịch hại trong
    canh tác lúa, hướng nghiên cứu và ứng dụng bảo vệ thực vật phục vụ an toàn
    lương thực nông hộ và an ninh lương thực quốc gia.Hội thảo Bệnh virus hại lúa
    và một số loại nấm bệnh trên nông sản gây hại sức khỏe con người tại ĐBSCL.
    Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam.
    IRRI, 1996. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế,
    P.O. Box.933.1099 Manila, Philippines.
    Lê Văn Bảnh, 2011. Nghiên cứu và phát triển giống lúa mới triển vọng cho vùng đồng
    bằng sông Cửu Long.Chuyên đề “Sản xuất và cung ứng lúa giống các tỉnhphía
    Nam”. Trang 106-128, An Giang ngày 12 tháng 7 năm 2011.
    66
    Lê Văn Căn, 1978. Giáo trình Nông hóa. Nhà xuất bản Vụ đào tạo, Bộ đại học và
    trung học chuyên nghiệp.
    Lê Xuân Thái, 2003. So sánh và đánh giá tính ổn định năng suất và phẩm chất gạo
    của 8 giống lúa cao sản ở đồng bằng sông Cửu Long.Luận văn Thạc sĩ Nông học,
    trường Đại học Cần Thơ.
    Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, Hà Công Vượng, 1997.
    Giáo trình cây lương thực – Tập I cây lúa.Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
    Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa.Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố
    Hồ Chí Minh.
    Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn, 2001. Kỹ thuật canh tác lúa cao sản. Viện
    Nghiên cứu và Phát triển hệ thống canh tác. Trường Đại học Cần Thơ.
    Nguyễn Như Hà, 1999. Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng.Luận
    án tiến sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
    Nguyễn Thành Hối, 2011. Bài giảng cây lúa. Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng
    Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
    Nguyễn Thành Phước, 2003. Đánh giá năng suất và phẩm chất của một số giống lúa
    Tép Hành đột biến tại tỉnh Sóc Trăng. Luận án thạc sĩ nông học. Trường Đại học
    Cần Thơ.
    Nguyễn Thành Tâm, 2008. Ứng dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)xác
    định tính trạng mùi thơm và so sánh 11 giống lúa thơm chất lượng cao.Luận án
    thạc sĩ trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
    Nguyễn Thị Huyền Nhung, 2011. Đánh giá khả năng chịu mặn và phẩm chất của ba
    giống lúa mùa.Luận văn tốt nghiệp ngành công nghệ giống cây trồng. Trường
    Đại học Cần Thơ.
    Nguyễn Thị Trâm, 2001. Chọn giống lúa lai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
    Nguyễn Trung Tiền, 2011. Phát triển sản xuất lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu
    Long.Chuyên đề “Sản xuất và cung ứng lúa giống các tỉnhphía Nam”. Trang 11-12, An Giang ngày 12 tháng 7 năm 2011.
    Nguyễn Văn Bo, 2010. Ảnh hưởng của Calcium lên sinh trưởng và dinh dưỡngcủa
    cây lúa trên đất nhiễm mặn. Luận án thạc sĩ trồng trọt. Trường Đại học Cần Thơ.
    Nguyễn Văn Hiển, 2000. Chọn giống cây trồng.Trường đại học Nông nghiệp I – Hà
    Nội.
    Nguyễn Văn Luật, 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20 – Tập II.Nhà xuất bản Nông
    Nghiệp.
    67
    Nguyễn Văn Hoan, 1999. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân.Nhà xuất bản Nông
    Nghiệp.
    Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Khanh, Phan Hiếu Hiền, Phạm Văn Tấn, Đỗ Thị Bích
    Thủy, Lưu Thị Hoàng Yến, Ngô Văn Giáo, Trịnh Đình Hòa, Nguyễn Đức Cảnh,
    Phạm Duy Lam, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Đệ, Lê Luang Thông, 2010.
    Công nghệ sau thu hoạch lúa gạo ở Việt Nam.Nhà xuất bản Nông nghiệp thành
    phố Hồ Chí Minh.
    Phạm Thị Cúc, 2002. Giáo trình sinh hóa (phần I).Tài liệu giảng dạy bộ môn Sinh
    Hóa. Trường Đại học Cần Thơ.
    Phạm Văn Duệ, 2006. Giáo trình di truyền và chọn giống cây trồng.Nhà xuất bản Hà
    Nội.
    Phạm Văn Dự, Nguyễn Bé Sáu, Trần Thị Ngọc Bích, Nguyễn Đức Cương, Nguyễn
    Đức Tài, Trương Thị Hồng Thắm và Phạm Văn Kim, 2002. Nghiên cứu ứng
    dụng các chất kích kháng kích thích sinh trưởng đối với bệnh cháy lá lúa ở
    ĐBSCL.Hội thảo “Kích thích tính kháng lưu dẫn, một chiếnlược thân thiện với
    môi trường để quản lý bệnh hại trên lúa”. Đại học Cần Thơ.
    Shouichi Yoshida, 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. Nhà xuất bản Viện Nghiên Cứu Lúa
    Quốc Tế (IRRI). Người dịch Trần Minh Thành, 1992.
    Shouichi Yoshida, 1985. Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa.Nhà xuất
    bản Nông Nghiệp. Người dịch Mai Văn Quyền.
    Trần Thượng Tuấn, 1992. Chọn giống và công tác giống cây trồng.Đại học Cần Thơ.
    Trần Văn Đạt, 2005. Sản xuất lúa gạo thế giới hiện trạng và khuynh hướng phát triển
    trong thế kỷ 21. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
    Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang, 2009. Hoạt động nhân giống lúa cộng đồng
    tỉnh An Giang.Chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông
    nghiệp”. Trang 167-168, An Giang ngày 20 tháng 06 năm 2009.
    Trương Đích, 2000. Kỹ thuật trồng các giống lúa mới.Nhà xuất bản nông nghiệp.
    Võ Thị Gương, Tất Anh Thư, 2010. Giáo trình các trở ngại của đất trong sản xuất
    nông nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
    Võ Thị Thu Thủy, 2010. So sánh năng suất và chẩm chất gạo các dòng lúa thơm
    MTL250 đột biến tại Nông trại khu II – Đại học Cần Thơ.Luận văn tốt nghiệp
    Phát triển nông thôn. Trường Đại học Cần Thơ.
    Võ Tòng Xuân, 1979. Cải thiện giống lúa. Trường Đại học Cần Thơ.
    68
    Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp, 1998. Trồng lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành
    phố Hồ Chí Minh.
    Vũ Văn Liết, 2004. Thu thập và đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ
    chọn giống cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng TâyBắc Việt Nam.Hội nghị
    quốc gia chọn tạo giống lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
    Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007. Sản xuất giống và công nghệ hạt giống.
    Trường Đại Học Nông Nghiệp I - Hà Nội.
    Tài liệu tiếng Anh
    Akita S. 1986. Physiological bases of differential response to salinity in rice cultivars.
    Paper presented in Project Design Workshop for Developing a Collaborative
    Research Program for the Improvement of Rice Yield in Problem Soils.IRRI, Los
    Banos, Philippines.
    Jennings, P.R., W.R Coffman, and H.E. Kauffman, 1979. Rice improvement. IRRI,
    Philipines.
    Huang and Li, 1990. The genetic analysic of amylose content of rice (Oryza sativa L.).
    Joural of South China Agr. University.
    Poljakoff – Mayber, A, 1975. Morphological and anatomical changes in plant as
    always response to salinity stress. Pages 97 – 117 in A. Poljakoff – Mayber and
    Gale, eds. Plant in saline enviroment. Ecological Seris 15, Spinger – Verglag,
    Berlin, Germany.
    Takeda, K., K. Nakajima, K.Saito, 1978. Difference between the size of waxy and non
    waxy kernel in the F2. Rice plant. Jpn. J. Breed 28.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...