Luận Văn Đánh giá năng lực nguồn vốn và khả năng mở rộng nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá năng lực nguồn vốn và khả năng mở rộng nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bàn về nhu cầu vốn trong nền kinh tế nước ta, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá VII của Đảng đã khẳng định: “Để công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước cần huy động được nguồn vốn sẵn có và sử dụng có hiệu quả, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng”.
    Rõ ràng cung ứng vốn cho nền kinh tế đang là đòi hỏi rất lớn trong sự nghiệp phát triển đất nước, bởi vì vốn là nguồn đầu vào quyết định sự tăng trưởng và phát triển, là yếu tố tiên quyết nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế, tiến nhanh tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới.
    Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng đóng vai trò chủ chốt trong nhu cầu giao lưu vốn của nền kinh tế.
    Chính vì vậy, việc đẩy mạnh huy động vốn qua hệ thống ngân hàng thương mại là một vấn đề tất yếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Làm thế nào để huy động, khai thác hết nguồn vốn tiềm tàng trong dân, trong các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn của toàn xã hội, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra với các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank nói riêng.
    Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá năng lực nguồn vốn và khả năng mở rộng nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Khoá luận đã hệ thống lại phần lý luận chung về công tác huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động và vai trò của vốn với ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, khoá luận đi sâu vào phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng cả về quy mô và kết cấu trong mối quan hệ với nền kinh tế và quan hệ so sánh với hoạt động này của các ngân hàng thương mại khác. Từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như các mặt còn tồn tại. Khoá luận đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút thêm nguồn vốn trong dân cư.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu: Là các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng.
    Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Techcombank trên cơ sở các thông tin, dữ liệu trong những năm gần đây.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Khoá luận chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phương pháp thống kê mẫu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp . cũng được sử dụng.
    5. Những đóng góp của khoá luận.
    Khoá luận đã hệ thống lại những vấn đề lý luận chung về nguồn vốn huy động, vai trò của vốn trong nền kinh tế.
    Về mặt thực tiễn, khoá luận đã nêu nên thực trạng hiện tại của công tác huy động vốn tại ngân hàng qua việc phân tích các số liệu. Khoá luận tìm ra nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong công tác huy động vốn, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp.
    Do khả năng và trình độ hiểu biết có hạn, thời gian thực tập tại ngân hàng chưa nhiều, nên khoá luận còn một số thiếu sót, sơ sài. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thày cô trong khoa Tiền tệ - Thị trường vốn để khoá luận hoàn thiện hơn.
    6. Kết cấu của khoá luận.
    Khoá luận gồm 3 phần:
    Phần mở đầu.
    Phần nội dung: Chia làm 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề chung về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Techcombank.
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Techcombank.
    Phần kết luận.
    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Thái Hưng, cán bộ nhân viên phòng Quản lý nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ ngoại hối - Techcombank đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1

    2. Mục đích nghiên cứu. 1
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 2
    5. Những đóng góp của khoá luận. 2
    6. Kết cấu của khoá luận. 3
    Chương 1: Một số vấn đề chung về hoạt động 4
    1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 4
    1.1.1. Ngân hàng thương mại 4
    1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 5
    1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 8
    1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại 8
    1.2.2. Vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng 8
    1.2.3. Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại 10
    a. Vốn tự có 11
    b. Vốn huy động 12
    c. Vốn vay 15
    d. Vốn khác 16
    1.2.4. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại 16
    Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại techcombank 22
    2.1. Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam. 22
    2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Techcombank 22
    2.1.2. Định hướng phát triển của Techcombank. 23
    2.1.3. Cơ cấu quản trị của Techcombank. 24
    2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank. 25
    2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại techcombank 32
    2.2.1. Diễn biến quy mô tổng nguồn vốn. 32
    2.2.2. Diễn biến quy mô vốn huy động. 33
    2.2.3. Cơ cấu vốn huy động. 35
    2.3. Quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. 38
    2.4. Chi phí nguồn vốn huy động và chênh lệch lãi suất. 41
    2.5. Đánh giá về hoạt động huy động vốn của techcombank. 45
    2.5.1. Những kết quả đạt được. 45
    a. Những kết quả về quy mô nguồn vốn. 45
    b. Về quy mô nguồn vốn huy động. 45
    c. Kết quả về chất lượng nguồn vốn huy động. 46
    d. Kết quả trong quan hệ với khách hàng. 46
    e. Thành công trong việc đa dạng hoá hình thức huy động. 46
    2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 47
    a. Những tồn tại. 47
    b. Nguyên nhân. 48
    2.6. Đánh giá hoạt động của techcombank với một số NHTM cổ phần khác. 49
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Techcombank 52
    3.1. Kế hoạch kinh doanh. 52
    3.1.1. Các cơ hội và thách thức mới. 52
    a. Các cơ hội mới. 52
    b. Các thách thức mới. 52
    3.1.2. Các định hướng ưu tiên trong công tác kinh doanh. 53
    3.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn của Techcombank 53
    3.2.1. Đa dạng hoá nguồn vốn và các dịch vụ liên quan đến huy động vốn. 53
    a. Một số biện pháp trong ngắn hạn có thể áp dụng hay mở rộng bao gồm 54
    b. Về mặt trung dài hạn ngân hàng cần triển khai các hình thức kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi 55
    c. Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết quyền lợi được bảo hiểm tiền gửi của mình khi gửi tiền, đồng thời tăng mức bảo hiểm tiền gửi để người dân yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng. 55
    3.2.2. Áp dụng nhiều phương pháp định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi. 56
    a. Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí - thu nhập. 57
    b. Sử dụng chi phí cận biên để xác định lãi suất tiền gửi. 57
    c. Phương pháp định giá xâm nhập thị trường. 58
    d. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng. 58
    e. Chính sách định giá mục tiêu trọng điểm. 58
    3.2.3. Đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ thị trường bán lẻ. 59
    3.2.4. Đẩy mạnh chính sách khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. 59
    3.2.5. Tập trung nguồn lực để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 62
    3.2.6. Nâng cao trình độ quản lý và năng lực làm việc của cán bộ, nhân viên ngân hàng. 63
    3.2.7. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. 64
    3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn 65
    3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 65
    3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 66
    Kết luận 67
    Danh mục tài liệu tham khảo 68
     
Đang tải...