Tài liệu Đánh giá năng lực khách hμng vay vốn

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm - Bất Động Sản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đánh giá năng lực khách hàng vay vốn


    I.1. Đánh giá khách hàng vay vốn.


    1. Năng lực pháp lý.


    Để đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn, điều quan trọng là phải
    biết được khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp nào, thành phần kinh tế nào, và
    những luật nào sẽ điều chỉnh việc thành lập cũng như hoạt động của khách hàng. Do
    đó, cần căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, đối chiếu với những văn bản pháp qui (luật,
    nghị định, thông tư, quyết định, và các văn bản dưới luật khác) điều chỉnh từng loại
    hình doanh nghiệp, để từ đó đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn. Đến
    thời điểm hiện nay, phạm vi điều chỉnh của một số bộ luật liên quan tới hoạt động của
    các loại hình doanh nghiệp được tóm tắt như sau:
    - Phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu
    hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp
    100% vốn nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã
    hội khi được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai
    thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần;
    - Phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước: Công ty nhà nước;
    đối với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước tổ chức dưới hình thức công ty
    cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước một hoặc hai thành viên trở lên,
    Luật DNNN chỉ quy định về thẩm quyền của chủ sở hữu nhà nước trong việc
    quyết định thành lập mới, tổ chức lại, giải thể và chuyển đổi sở hữu các
    doanh nghiệp này với tư cách là chủ sở hữu và quy định về quan hệ giữa chủ
    sở hữu nhà nước với người được uỷ quyền đại diện phần vốn góp của nhà
    nước và công ty nhà nước. Việc tổ chức quản lý hoạt động và thực hiện các
    thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở
    hữu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp;
    - Phạm vi điều chỉnh Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Doanh nghiệp
    có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh
    nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, và hợp đồng hợp tác kinh doanh có bên
    nước ngoài tham gia;


    2. Một số điểm cần lưu ý khi xem xét, đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng.


    Sự mở rộng của khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước: Nhằm tạo tiền đề và tiến tới
    hình thành một khung pháp lý thống nhất, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp
    thuộc mọi thành phần kinh tế, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 đã mở rộng
    khái niệm doanh nghiệp nhà nước hơn so với Bộ luật DNNN ban hành năm 1995, theo
    đó có 3 loại doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như sau:
    - (1) DNNN có 100% vốn nhà nước, hoạt động theo Luật DNNN mới (năm
    2005) được gọi là Công ty nhà nước (để phân biệt với DNNN có 100% vốn
    nhà nước nhưng hoạt động theo các luật khác);


    tai-lieu-tham-dinh-du-an-dau-tu 1/6/2004 Trang 1/ 81
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...