Thạc Sĩ Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng, vật lý 11

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các chữ viết tắt iv
    Danh mục các bảng . v
    Danh mục các hình, biểu đồ . vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phương pháp nghiên cứu . 3
    7. Đóng góp mới của luận văn 4
    8. Cấu trúc của luận văn 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ . 5
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
    1.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 7
    1.2.1. Một số khái niệm cơ bản . 7
    1.2.2. Vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học 9
    1.2.3. Phương pháp và kỹ thuật kiểm tra đánh giá. . 10
    1.2.4. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh . 12
    1.3. Hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí 14
    1.3.1. Hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí 14
    1.3.2. Vai trò của hoạt động giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí 14
    1.3.3. Quá trình giải quyết vấn đề của học sinh 15
    1.3.4. Những hoạt động cơ bản trong dạy học vật lí giúp học sinh bộc lộ năng lực
    giải quyết vấn đề 17
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1.4. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí . 20
    1.4.1. Khái niệm về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh 20
    1.4.2. Kết quả đầu ra về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh 20
    1.4.3. Công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề . 26
    1.4.4. Phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. 27
    1.5. Thực trạng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật
    lí ở trường THPT . 31
    1.5.1. Mục đích khảo sát 31
    1.5.2. Đối tượng và thời gian khảo sát 31
    1.5.3. Nội dung khảo sát 31
    1.5.4. Phương pháp khảo sát . 31
    1.5.5. Kết quả khảo sát 32
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 36
    Chương 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
    TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”, VẬT LÍ 11 37
    2.1. Tổng quan nội dung kiến thức chương "Khúc xạ ánh sáng” . 37
    2.1.1. Mục tiêu dạy học của chương "Khúc xạ ánh sáng" . 37
    2.1.2. Nội dung kiến thức chương "Khúc xạ ánh sáng", Vật lí 11 38
    2.1.3. Xác định những sai lầm thường gặp của học sinh, những khó khăn trong
    đánh giá kết quả học tập của học sinh và trong dạy học chương “Khúc xạ ánh
    sáng”, Vật lí 11 38
    2.2. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy
    học chương "Khúc xạ ánh sáng" . 40
    2.2.1. Đánh giá bằng điểm số 41
    2.2.2. Đánh giá thông qua sản phẩm học tập của học sinh 51
    2.2.3. Đánh giá thông qua quan sát . 55
    2.3. Quy trình đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 68
    2.3.1. Xác định mục tiêu và đối tượng 68
    2.3.2. Lựa chọn phương pháp, công cụ, kĩ thuật đánh giá 69
    2.3.3. Thực hiện đánh giá 69
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 71
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 72
    3.1. Mục đích thực nghiệm . 72
    3.2. Đối tượng và thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm. . 72
    3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 72
    3.2.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm sư phạm 72
    3.3. Phương pháp thực nghiệm . 72
    3.3.1. Phương pháp điều tra . 72
    3.3.2. Phương pháp quan sát . 72
    3.3.3. Phương pháp thống kê toán học 72
    3.3.4. Phương pháp case - study 73
    3.3.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá . 73
    3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm . 74
    3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm . 74
    3.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 74
    3.4.3. Chọn mẫu thực nghiệm . 75
    3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm . 76
    3.5.1. Phân tích định tính . 76
    3.5.2. Phân tích định lượng . 83
    3.5.3. Kết quả thăm dò giáo viên về bộ công cụ và giáo án đã biên soạn nhằm
    đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh chương "Khúc xạ ánh sáng" 86
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 87
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
    PHỤ LỤC

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    CBQL Cán bộ quản lí
    DH Dạy học
    DHVL Dạy học vật lí
    ĐG Đánh giá
    GD Giáo dục
    GQVĐ Giải quyết vấn đề
    GV Giáo viên
    HS Học sinh
    KQHT Kết quả học tập
    KT Kiểm tra
    KTĐG Kiểm tra đánh giá
    KXAS Khúc xạ ánh sáng
    NL Năng lực
    PP Phương pháp
    PPDH Phương pháp dạy học
    PXTP Phản xạ toàn phần
    TH Trường hợp
    THPT Trung học phổ thông
    TN Thực nghiệm
    TNSP Thực nghiệm sư phạm
    VĐ Vấn đề



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. Kết quả đầu ra về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh 20
    Bảng 1.2. Khung tiêu chí tham chiếu 26
    Bảng 1.3. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực GQVĐ của HS 28
    Bảng 1.4. Mẫu báo cáo 29
    Bảng 1.5. Phiếu quan sát năng lực của học sinh 30
    Bảng 1.6. Sổ đánh giá năng lực GQVĐ của HS 31
    Bảng 1.7. Kết quả lấy ý kiến về việc GV thực hiện kiểm tra NL GQV . 32
    Bảng 1.8. Mức độ quan trọng của từng mục đích, mục tiêu của việc đánh giá NL 33
    Bảng 1.9. Ý kiến của HS về việc GV tổ chức KT, ĐG kết quả học tập 33
    Bảng 2.1. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan . 41
    Bảng 2.2. Đề kiểm tra dạng tự luận . 44
    Bảng 2.3. Phiếu đánh giá năng lực phân tích và hiểu vấn đề 48
    Bảng 2.4. Phiếu đánh giá năng lực phát hiện giải pháp GQVĐ 49
    Bảng 2.5. Phiếu đánh giá năng lực vận dụng vào bối cảnh, vấn đề mới . 50
    Bảng 3.1. Sĩ số và phân bố điểm thi chất lượng đầu học kì 2 của nhóm lớp TN, ĐC
    (đã làm tròn) . 76
    Bảng 3.2. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Trần Thị Ánh . 79
    Bảng 3.3. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Vương Minh Hiếu . 80
    Bảng 3.4. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Đào Thị Thu Hoài . 81
    Bảng 3.5. Phiếu quan sát năng lực của học sinh Phan Việt Quân . 82
    Bảng 3.6. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh sau khi TNSP . 83
    Bảng 3.7. Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP . 84
    Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC sau TNSP 85
    Bảng 3.9. Kết quả khảo sát ý kiến của GV 86

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

    Hình 1.1. Dụng cụ thí nghiệm 19
    Hình 1.2. Đường đi của tia sáng qua bản mặt song song . 19
    Hình 1.3. Ảnh đáy chậu cho bởi lưỡng chất phẳng nước - không khí 22
    Hình 1.4. Tia sáng gãy khúc tại I 25
    Hình 2.1. Khúc xạ ánh sáng liên tiếp qua n môi trường . 45
    Hình 2.2. Ánh sáng mặt trời khúc xạ qua các tầng khí quyển 45
    Hình 2.3. Đường đi của tia sáng từ điểm S dưới đáy chậu . 46
    Hình 2.4. Đường đi của tia sáng qua tấm thủy tinh 51
    Hình 2.5. Bắn thế nào để mũi tên trúng con cá . 52
    Hình 2.6. Hòn đá ma . 52
    Hình 2.7. Ảo ảnh sa mạc . 53
    Hình 2.8. Đường đi của tia sáng qua các lớp không khí trên sa mạc . 54
    Biểu đồ 3.1. Đa giác về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐG . 76
    Biểu đồ 3.2. Đường tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC sau khi
    TNSP 85
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghị quyết Hội nghị TW8, khoá XI về đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào
    tạo đã nêu: "Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
    quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến đã được xã hội và
    cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả ĐG
    trong quá trình học với ĐG cuối kì, cuối năm học; ĐG của người dạy với tự ĐG của
    người học; ĐG của Nhà trường với ĐG của gia đình và của xã hội".
    Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết
    định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tường chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới
    PPDH và ĐG KQHT, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động,
    sáng tạo và NL tự học của người học"; " Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển
    sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công
    bằng, kết hợp kết quả kiểm tra, ĐG trong quá trình giáo dục với kết quả thi".
    Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 Ban hành chương trình hành động
    của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ
    8, BCH TW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
    yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ thị: "Đổi mới hình thức, phương pháp
    thi, kiểm tra và ĐG kết quả giáo dục theo định hướng ĐG NL người học; kết hợp ĐG
    cả quá trình với ĐG cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền
    giáo dục phát triển".
    Mục tiêu đổi mới GD hiện nay là DH tiếp cận NL của HS. Do vậy công tác
    KTĐG theo hướng tiếp cận NL là một việc làm hết sức cần thiết và phải được coi
    trọng. Thực tiễn công tác KTĐG ở trường THPT hiện nay cho ta thấy tình trạng đánh
    đồng việc cho điểm với ĐG năng lực HS; có xu hướng chú trọng kiến thức ghi nhớ
    hơn là rèn kĩ năng và năng lực HS; công tác KTĐG chịu sức ép của thi cử và bệnh
    thành tích; các kết quả KT thường để xếp loại HS hơn là tìm ra điểm mạnh yếu của
    HS để giúp HS tiến bộ và định hướng cho GV trong việc cải tiến nội dung và PP
    giảng dạy; GV và nhà quản lý còn yếu về NL đánh giá trong GD.
    Việc đổi mới KTĐG KQHT của HS theo hướng tiếp cận NL là việc làm cần thiết
    và là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình DH tiếp cận NL được tốt hơn. Hiện nay, một số
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    trường THPT tổ chức KT theo hình thức trắc nghiệm, còn lại các trường thường KTĐG
    kết quả học tập của HS theo hình thức tự luận. Hơn nữa, các trường chỉ quan tâm đến
    việc ĐG kết thúc, việc KTĐG quá trình theo hướng tiếp cận NL ít được quan tâm.
    Ra đời cuối thế kỷ XVI, DH GQVĐ đã dần trở thành một trong những xu thế
    DH hiện đại, ngày càng khẳng định ưu thế và phát triển mạnh mẽ. Lí thuyết DH
    GQVĐ có thể được sử dụng trong DH cho nhiều môn học của nhiều cấp học.
    Riêng đối với Vật lí là một bộ môn Khoa học TN nên các kiến thức vật lí gắn
    liền với thực tiễn. Do vậy nếu vận dụng tốt PPDH GQVĐ trong DHVL sẽ nâng cao
    NL cho HS; giúp HS có thể phát hiện và giải quyết các VĐ trong quá trình học tập và
    ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Với những ưu
    thế đó, PPDH GQVĐ đã được GV áp dụng rộng rãi trong dạy Vật lí phổ thông tuy
    nhiên việc ĐG năng lực GQVĐ của HS lại chưa được GV và các nhà quản lí GD
    quan tâm đúng mức.
    Trong chương trình Vật lí ở THPT, chương "Khúc xạ ánh sáng" là một trong
    những chủ đề quan trọng đối với kiến thức Vật lí THPT, kiến thức chương này khá
    trừu tượng; HS khó hình dung. Nếu gắn thực tiễn với DH chương “Khúc xạ ánh
    sáng” sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn. Vì vậy, PP phát hiện và giải quyết vấn đề
    thường được vận dụng trong chương này. Vì lí do đó, việc tổ chức ĐG năng lực
    GQVĐ của HS chương "Khúc xạ ánh sáng" Vật lí 11 là hết sức cần thiết góp phần
    nâng cao chất lượng kiến thức môn Vật lí cho HS THPT. Từ những lý do trên, chúng
    tôi chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong
    dạy học chương “Khúc xạ ánh sáng”, Vật lí 11.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Vận dụng lí luận về KT, ĐG KQHT theo định hướng phát triển NL của HS để
    thiết kế công cụ và đề xuất quy trình tổ chức ĐG năng lực GQVĐ của của HS trong
    dạy học chương "Khúc xạ ánh sáng", Vật lí 11.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động KTĐG năng lực GQVĐ của HS THPT.
    - Phạm vi nghiên cứu: KTĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học chương
    "Khúc xạ ánh sáng", Vật lí lớp 11, ban cơ bản.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu thiết kế được các công cụ, lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và đề
    xuất được quy trình ĐG năng lực GQVĐ của HS thì có thể sẽ giúp GV điều chỉnh
    PPDH từ đó phát triển năng lực GQVĐ và nâng cao chất lượng kiến thức môn Vật lí
    cho HS THPT.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về KTĐG KQHT của HS, chú trọng nghiên
    cứu cơ sở lí luận về ĐG KQHT theo định hướng phát triển NL học sinh và ĐG NL
    GQVĐ của HS trong DHVL THPT.
    - Tìm hiểu một số phương pháp và kỹ thuật ĐG dựa trên NL HS.
    - Tìm hiểu thực trạng ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DHVL ở một số
    trường THPT hiện nay.
    - Tìm hiểu mục tiêu dạy và nội dung DH chương "Khúc xạ ánh sáng", Vật lí 11.
    - Xác định các thành tố năng lực GQVĐ, xác định các tiêu chí và thang đo
    năng lực nhằm xác nhận năng lực GQVĐ của học sinh trong DHVL.
    - Thiết kế các công cụ và đề xuất quy trình ĐG năng lực GQVĐ của HS trong
    DH chương "Khúc xạ ánh sáng", Vật lí 11.
    - Tiến hành TN sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học và ĐG tính khả
    thi, hiệu quả của các kết luận được rút ra từ luận văn.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về các
    nội dung có liên quan đến đề tài luận văn nhằm hệ thống hoá những cơ sở lý luận về
    ĐG năng lực GQVĐ của HS trong DH chương "Khúc xạ ánh sáng", Vật lí 11.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng về ĐG năng lực
    GQVĐ của HS trong DHVL THPT.
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức TN sư phạm các nội dung đã
    đề xuất trong luận văn nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. Dùng PP thống kê
    toán học để xử lý các số liệu thu được từ TN.
    - Phương pháp case - study: Quan sát, theo dõi sự tiến bộ của một số trường hợp
    điển hình trong quá trình TNSP để rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    7. Đóng góp mới của luận văn
    - Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐG năng lực GQVĐ của
    HS trong DHVL.
    - Về thực tiễn: Xây dựng được công cụ ĐG, thiết kế quy trình và kỹ thuật ĐG
    năng lực GQVĐ của HS trong DH chương "Khúc xạ ánh sáng", Vật lí 11; nội dung luận
    văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình DHVL ở THPT.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đánh giá năng lực GQVĐ của học
    sinh trong DHVL
    - Chương 2: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong DHVL.
    - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
     
Đang tải...