Luận Văn Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.P

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỬ TRONG FILE WORLD
    LỜI MỞ ĐẦU 3

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH KHỐI KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER VÀ TỔNG QUAN VỂ NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM Ở VIỆT NAM . 6
    I. Mô hình về khối kim cương của M. Porter . 6

    I.1 Các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia . 6

    I.2 Sự vận động, tương tác của lợi thế quốc gia 10

    I.3 Hệ thống các nhân tố quyết định . 14

    I.4 Tính bền vững của lợi thế 15

    II. Tổng quan về ngành chế biến tôm Việt Nam 16

    II.2 Tình hình sản xuất của ngành chế biến tôm ở Việt Nam hiện 17

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CHẾ BIẾN TÔM

    Ở VIỆT NAM . 20

    I. Điều kiện về yếu tố sản xuất . 20

    I.1 Nguồn vốn tài chính . 20

    I.2 Điều kiện tự nhiên 23

    I.3 Công nghệ 25

    I.4 Nguồn nguyên liệu . 27

    I.5 Giá tôm nguyên liệu . 28

    I.6 Cơ sở hạ tầng . 29

    II. Điều kiện về cầu . 30

    III. Các ngành hỗ trợ, ngành có liên quan 38

    IV. Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh nội địa . 44



    V. Vai trò của chính phủ . 47

    VI. Cơ hội . 55

    VII. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành CB tôm VN so với năm 2008. . 57

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH CB TÔM VIỆT NAM . 60
    I.1 Giải pháp về phát triển nguồn tôm nguyên liệu cho chế biến tôm 60

    I.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng . 63

    I.3 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 64

    I.4 Giải pháp về công nghệ . 65

    I.5 Phát triển thị trường . 67

    I.6 Tạo liên kết trong chế biến tôm . 69

    I.7 Nâng cao vai trò của NN 70

    KẾT LUẬN 73

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75

    LỜI MỞ ĐẦU

    Sự cần thiết nghiên cứu

    Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có những biểu hiện không ổn định: giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng tăng, thị trường tài chính, tiền tệ có những biến động phức tạp, chính phủ phối hợp cùng các ngành, các địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh triển khai các biện pháp, các kế hoạch nhằm thực hiện đồng bộ sáu nhóm giải pháp trong đó có thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu. Trong các mặt hàng thủy xuất khẩu, tôm chế biến luôn là một trong những mặt hàng mũi nhọn, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Nhưng, cùng với vấn đề xuất khẩu mặt hàng này, chúng ta lại cần phải đề cập đến vấn đề là làm sao để ngành chế biến tôm của Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước đã thương mại hóa ngành này từ hơn hai mươi năm trước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc với những thế mạnh về cả nguồn lực, nguồn khai thác, khoa học công nghệ,

    Vậy, vấn đề cấp thiết lúc này là phải xem xét, đánh giá thật kĩ lưỡng các tiềm năng

    của ngành chế biến tôm Việt Nam để khai thác tối đa các nguồn lực nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.

    Mô hình khối kim cương về năng lực cạnh tranh quốc gia của Michael.E.Porter- “cha đẻ” thuyết chiến lược cạnh tranh, đã được nhiều quốc gia ứng dụng trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mình, làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển. Do đã từng được giảng dạy về mô hình này, với phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành chế biến tôm theo mô hình khối kim cương của Michael. E. Porter: “Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm Việt Nam theo mô hình khối kim cương của Michael.E.Porter”.

    Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm thể hiện cái nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh của ngành chế tôm của Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng
    cạnh tranh của ngành.
    Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Đã có một số nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành chế tôm Việt Nam nhưng chỉ ở mức nghiên cứu từng thị trường xuất khẩu hay những nghiên cứu về những gói kích cầu của nhà nước. Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu một cách tổng quan, toàn diện ngành chế biến tôm Việt Nam rất khó có thể đáp ứng được những yêu cầu hay những đòi hỏi của nhà nước và doanh nghiệp trong ngành chế tôm Việt Nam.

    Phương pháp nghiên cứu

    Trong đề tài nghiên cứu có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết hợp những kết quả thống kê lấy từ sách báo, internet với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.

    Phạm vi nghiên cứu

    Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ xem xét ngành công nghiệp chế biến

    tôm xuất khẩu của Việt Nam.

    Các số liệu được lấy từ năm 2000 đến 2011.

    Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng ngành chế biến tôm ở Việt Nam.

    Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Chế biến tôm Việt Nam là một ngành xuất khẩu mũi nhọn trong ngành thủy sản.
     

    Các file đính kèm:

    • 2.doc
      Kích thước:
      2.8 MB
      Xem:
      1
    • 2.pdf
      Kích thước:
      1.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...