Đồ Án đánh giá năng lực canh tranh của viễn thông việt nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới wto

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1. Một số vấn đề chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
    1.1.1. Cạnh tranh
    1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
    Cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
    1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh
    § Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
    - Cạnh tranh giữa người mua và người bán, là sự cạnh tranh về giá
    - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
    - Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau, nhằm giành lấy khách hàng, giành thị phần và lợi nhuận cao.
    § Căn cứ theo phạm vi nghành kinh tế
    - Cạnh tranh trong nội bộ nghành: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ.
    - Cạnh tranh giữa các nghành: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
    § Căn cứ vào tính chất cạnh tranh:
    - Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường.
    - Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có các sản phẩm không đồng nhất với nhau.
    - Cạnh tranh độc quyền: trên thị trường chỉ có nột hoặc một số ít doanh nghiệp bán một sản phẩm, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
    1.1.2. Năng lực cạnh tranh
    1.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
    - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường .
    1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh của doanh nghiệp
    - Tiêu chí từ bản thân nội bộ doanh nghiệp:
    + Tiêu chí về chất lượng nhân sự (trình độ, kỹ năng, phẩm chất)
    + Tiêu chí về vốn, năng lực tài chính, thị trường và thị phần sẵn có lẫn tiềm năng
    + Năng lực quản lý, kinh nghiệm sẵn có về thị trường và sản phẩm
    + Trình độ áp dụng khoa học kĩ thuật
    - Tiêu chí từ môi trường bên ngoài
    + Nhu cầu của khách hàng như thị hiếu, sở thích, trào lưu
    + Môi trường ngành: hoạt động cạnh tranh lành mạnh và có tốc độ tăng trưởng cao, có sự hỗ trợ từ các ngành kinh tế có liên quan và phụ trợ
    + Chính sách của chính phủ thuận lợi
    + Các yếu tố khác như môi trường tự nhiên, địa lý.
    1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông
    - Hạ tầng cơ sở, trình độ công nghệ và quản lý, trình độ lao động;
    - Sự trung thành của khách hàng
    - Giá cước các gói sản phẩm và dịch vụ cơ bản và gia tăng;
    - Chất lượng dịch vụ viễn thông
    - Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng;
    - Thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, công nghệ viễn thông mới;
    - Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp;
    - Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần;
    - Vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
    1.2. Cạnh tranh viễn thông khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
    - Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, thị trường viễn thông trong nước sẽ bùng nổ thực sự khi có sự tham gia ngày càng sâu rộng của các đối tác nước ngoài
    - Về sản xuất kinh doanh, sức ép về cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều vì các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những Tập đoàn viễn thông nươc ngoài rất lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế
    - Các doanh nghiệp phải phát triển mạnh mạng lưới, áp dụng những công nghệ tiên tiến, thu hút lượng khách hàng lớn trước khi các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường. Chiến lược kinh doanh thường xuyên thay đổi để bám sát với thực tế thị trường
    1.3. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số Tập đoàn viễn thông trên thế giới
    1.3.1. Xu hướng phát triển viễn thông của các nước trên thế giới
    - Viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới và là một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Việc tư nhân hoá, quy định lại, toàn cầu hoá, sắp xếp lại thương mại và cạnh tranh được thực hiện trong các thay đổi lớn về thị trường và công nghệ. Sẽ diễn ra quá trình mua bán, sáp nhập hoặc phá sản của các mạng di động Các nước phải có có các chính sách, quy định và các tổ chức chịu trách nhiệm trong vấn đề khai thác viễn thông
    - Các công nghệ mới được đưa vào thị trường, ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn và Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng trên Internet
    1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn viễn thông trên thế giới
    - Kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế.
    - Tăng cường tích tụ về vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận, trong đó điểm mấu chốt là tập trung sắp xếp đổi mới quản lý, xác lập lại cơ cấu sản xuất kinh doanh,
    - Tự khai thác, vận hành một hệ thống công nghệ cao, thiết kế và sản xuất cho phù hợp với mục đích và nhu cầu của người dùng.
    1.3.3. Mô hình phát triển viễn thông Trung Quốc khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
    - Thực hiện sáp nhập tài sản của sáu công ty viễn thông và tạo ra ba tổ hợp doanh nghiệp công nghệ cao sẽ cạnh tranh với nhau để cung cấp các dịch vụ cố định, di động, băng rộng và các dịch vụ viễn thông tương lai khác
    - Thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ cố định trước khi triển khai các dịch vụ không dây 3G tốc độ cao. Cắt giảm các chi phí viễn thông, tránh đầu tư trùng lắp về mạng lưới và gia tăng tỷ lệ thâm nhập điện thoại trên khắp cả nước.
    - Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Trung Quốc bán cổ phần thiểu số cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để thu hút thêm đầu tư nước ngoài khi triển khai 3G và xây dựng mạng lưới
    1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
    - Mở cửa thị trường viễn thông, xoá bỏ dần độc quyền doanh nghiệp, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển trong lĩnh vực viễn thông và Internet.
    - Thực hiện cổ phần hóa, thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng ưu thế về mặt công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...