Luận Văn đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp sài gòn chi nhánh khánh hoà với các ngân hàng khác t

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ VỚI CÁC NGÂN HÀNG KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp bách của đề tài
    Ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương
    mại thế giới (WTO).Điều này đã đem đến cho các doanh nghiệp trong nước thời cơ
    và thách thức mới, đặc biệt là đối với các tổ chức Tài chính -Tín dụng, vốn từ lâu
    đã được Nhà nước bảo hộ. Với những cam kết cụ thể, bên cạnh những ngành có
    thêm những điều kiện thuận lợi, một số ngành sẽ phải gặp thách thức lớn hơn. Tài
    chính Ngân hàng là ngành thuộc nhóm thứ hai. Bắt đầu từ ngày 01/04/2007, Ngân
    hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Trong vòng 05 năm
    kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế một số quyền của Chi nhánh
    Ngân hàng nước ngoài, nhưng đến ngày 01/01/2011 các Ngân hàng 100% vốn nước
    ngoài đã được đối xử bình đẳng hoàn toàn nhưcác Ngân hàng trong nước. Đồng
    thời, các NHTM quốc doanh cũng đang từng bước triển khai cổ phần hóa. Như vậy,
    các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm dịch
    vụ đa dạng, trình độ quản trị cao và các NHTM quốc doanhđược cổ phần hóa với
    một sức mạnh mới sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh khổng lồ của các Ngân hàng cỡ
    trung như SCB.
    Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, có 33 TCTD, 3 Quỹ
    tín dụng nhân dân, 136 điểm giao dịch của các Ngân hàng, chủ yếu tập trung ở
    Thành Phố Nha Trang, với sự có mặt của 07 ngân hàng có sở hữu của nhà nước và
    26Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh. Vì vậy, sự cạnh tranh khốc liệt để chiếm
    lĩnh thị phần luôn diễn ra không ngừng.
    Để có thể trụ vững và tiếp tục phát huy vị thế của mình trong bối cảnh như vậy,
    trư ớc tiên, các Ngân hàng cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ở
    tất cả mọi mặt để từ đó định ra những bước đi phù hợp, phát huy điểm mạnh, khắc
    phục điểm yếu nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, tính cạnh tranh của Ngân hàng. Trên
    cơ sở đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
    TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ VỚI
    CÁC NGÂN HÀNG KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ ”.
    -2 -2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu tổng quát
    Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TNCP Sài Gòn -Chi
    Nhánh Khánh Hòa (SCB Khánh Hòa) nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao hơn nữa
    năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong thời gian tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của SCB Khánh Hòa
    qua 3 năm từ 2009 đến 2011.
    Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, của SCB Khánh Hòa trong kinh doanh
    Ngân hàng.
    Đánh giá thị trường kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng tại Khánh Hòa;
    đồng thời phân tích một số thời cơ và thách thức đối với SCB Khánh Hòa.
    Từ đó, đề ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB Khánh Hoà.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn –
    chi nhánh Khánh Hòa.
    Phạm vi nghiên cứu: 3 năm 2009, 2010 và 2011.
    Nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Chi nhánh Khánh Hòa
    tại 78 Lý Thánh Tôn, Nha Trang.
    *** Giới hạn của đề tài: Đề tài chủ yếu dựa trên các báo cáo của Ngân hàng
    để phân tích, đánh giá. Việc so sánh cụ thể với các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh
    Khánh Hoà chỉ ở mức độ số liệu tổng hợp của NHNN, mang tính chất tương đối (do
    giới hạn về khả năng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu cũng như hạn chế về khả
    năng thu thập thông tin của tác giả (lý do khách quan)).
    -3 -4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp thu thập số liệu.
    Số liệu được SCB Khánh Hòa cung cấp bao gồm các báo cáo phân tích, kế
    hoạch hoạt động kinh doanh 3 năm 2009, 2010, 2011 và những thông tin, văn bản
    khác liên quan.
    Thông tin về lĩnh vực Ngân hàng được thu thập từ mạng Internet, báo chí,
    tạp chí và thống kê của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
    4.2. Phương pháp phân tích số liệu.
    Phương pháp thống kê, so sánh: đây là phương pháp phổ biến trong việc
    phân tích vấn đề. Nội dung của phương pháp này là nhìn nhận từng chỉtiêu cả về
    tuyệt đối và tương đối, theo diễn biến về thời gian (kỳ này so với kỳ trước) hay về
    không gian (ngân hàng này so với ngân hàng khác).
    Đánh giá năng lực cạnh tranh theo ma trận SWOT
    5. Kết cấu luận văn
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn được
    chia làm 3 chương như sau:
    Chương 1 : Cơ sở lý luận
    Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Chi
    nhánh Khánh Hoà với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằmhoàn thiện năng lực cạnh tranh của
    SCB –Chi nhánh Khánh Hoà
    -4 -CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại
    1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
    Mặc dù NHTM ra đời từ rất lâu nhưng các nhà kinh tế học, các nhà kinh tế
    vẫn chưa nhất trí với nhau về định nghĩa ngân hàng bởi do sự khác biệt về luật
    pháp, số lượng các nghiệp vụ, bối cảnh kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau.
    Theo đạo luật ngân hàng Pháp (1941): Ngân hàng thương mại là những xí
    nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp là thường xuyên nhận tiền bạc của công chúng
    dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho
    chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.
    Tại Việt Nam, theo đạo luật các tổ chức tín dụng số47/2010/QH12, khoản 3
    điều 4 thì NHTM được định nghĩa như sau: Ngân hàng thương mạilà loại hình
    ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
    doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    Trong đó, Hoạt động ngân hànglà việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên
    một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
    a) Nhận tiền gửi;
    b) Cấp tín dụng;
    c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
    Có thể nói rằng NHTM là một loại định chế tài chính trung gian cực kỳ quan
    trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ vào hệ thống định chế này mà các nguồn
    tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng
    đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm phục vụ phát triển
    kinh tế xã hội.
    -5 -Như vậy, dù có những khái niệm khác nhau về NHTM nhưng nhìn chung
    NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ tín
    dụng, với chức năng chủ yếu là làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán giữa
    cácdoanh nghiệp, các cá nhân trong nền kinh tế.
    1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
    Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó. Các
    chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng
    nhìn chung có các chức năng sau:
    1.1.2.1. Chức năng tạo tiền
    Để phục vụ cho lưu thông giúp cho nền kinh tế phát triển, NHNN đưa một
    lượng tiền nhất định vào trong lưu thông. Lượng tiền đó phải đảm bảo đáp ứng nhu
    cầu của nền kinh tế, nhưng lượng tiền cung ứng vượt quá nhu cầu củanền kinh tế sẽ
    gây ra lạm phát có hại cho nền kinh tế. Với một lượng tiền cung ứng ban đầu, thông
    qua hoạt động nhận tiền gửi và cho vay của hệ thống NHTM đã làm tăng lượng
    tiền cung ứng so với ban đầu. Đây là chức năng chủ yếu của NHTM mà NHNN với
    nhữngcông cụ của mình như dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, có thể thực hiện
    các chính sách tiền tệ quốc gia nhằm đưa ra một khối lượng tiền phù hợp ổn định
    được giá trị đồng tiền.
    1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
    Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
    hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
    của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
    khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM
    Doanh
    nghiệp, tổ
    chức kinh
    tế, hộ gia
    đình, cá
    nhân
    Ngân
    hàng
    thương
    mại
    Doanh
    nghiệp, tổ
    chức kinh
    tế, hộ gia
    đình, cá
    nhân
    Huy
    động
    vốn
    Cấp
    tín
    dụng
    -6 -cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm
    chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu,
    khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các
    chủ thể kinh tế không phải giữ tiền mặt, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người
    phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để
    thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất
    nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình
    chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu
    chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
    Như vậy NHTM đã tạo điều kiện cho việc thanh toán giữacác tổ chức, cá
    nhân , được thuận tiện và đặc biệt là tiết kiệm được chi phí cho xã hội. Bởi vì
    việc thanh toán qua ngân hàng được thực hiện tập trung, chuyên nghiệp và có công
    nghệ cao. Và cũng qua hoạt động thanh toán NHTM thu được những lợi ích nhất
    định. Ngày nay, hoạt động thanh toán càng ngày phát triển tại NHTM. Việc thanh
    toán không dùng tiền mặt được các ngân hàng khuyến khích.
    1.1.2.3. Chức năng trung gian tín dụng
    Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
    ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng
    vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng
    này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là
    người cho vay và hưởng lợinhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi
    suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và
    người đi vay.
    1.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
    1.2.1. Cạnh tranh
    Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
    vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường
    xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các
    phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Website :
    www.saga.com
    www.google.com
    www.scb.com.vn, NH TMCP Sài Gòn
    www.kienthuctaichinh.com, Mô hình phân tích SWOT
    www.vietmanagement.com, Phân tích SWOT
    www.wikipedia.org
    www.vnecon.vn
    www.acb.com.vn, NH TMCP Á Châu
    www.kienlongbank.com.vn, NH TMCP Kiên Long
    www.techcombank.com.vn, NH TMCP Kỹ Thương
    www.sbv.gov.vn, NHNN Việt Nam
    Giáo trình :
    Giáo trình Ngân hàng thương mại, Thầy Thái Ninh
    Giáo trình Quản trị chiến lược, Thầy Lê Chí Công
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...