Tiểu Luận Đánh giá mục tiêu giáo dục toán theo các mức độ nhận thức của BLOOM thong qua nội dung

Thảo luận trong 'Toán Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề t ài :


    ĐÁNH GIÁ CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC TOÁN THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA BLOOM THÔNG QUA NỘI DUNG


    CHƯƠNG TỔ HỢP – XÁC SUẤT














    Trong khoa học cũng như trong cuộc sống, chúng ta thường phải xác định số phần tử của một tập hợp hoặc phải tính toán xem khả năng xảy ra của một biến cố ngẫu nhiên là bao nhiêu. Chương trình toán 11 đưa các kiến thức về tổ hợp và xác suất sẽ bước đầu giúp chúng ta giải được một số bài toán đơn giản thuộc loại đó.


    Sau khi học xong chương “ tổ hợp – xác suất ” các em học sinh phải đạt được các mục tiêu giáo dục toán theo các mức độ của nhận thức của Bloom như sau.


    A . Nhận biết .


    - Kiến thức và thông tin.

    - Kỹ thuật và kỹ năng.


    B . Thông hiểu.


    - Chuyển đổi.


    - Giải thích.


    C . Vận dụng.


    - Áp dụng để giả quyết tình huống mới.


    D. Những khả năng bậc cao.


    - Phân tích.


    - Tổng hợp.


    - Đánh giá.


    Nội dung cụ thể của các mục tiêu dạy học chương “ tổ hợp – xác suất ” theo các


    mức độ của nhận thức của Bloom được trình bày như sau.


    1. Nhận biết.




    1.1 Nhận biết các kiến thức và thông tin.


    Trong phạm trù này học sinh được đòi hỏi phải gọi tên, nhận biết các quy tắc, khái niệm, các công thức. Nắm được ý nghĩa của các sự kiện chứ chưa cần phải hiểu. Các phạm trù con của kiến thức và thông tin toán học bao gồm:


    - Kiến thức về ngôn ngữ: Học sinh cần phải nhận diện, làm quen với các ký hiệu thuât ngữ toán học thuần tuý.


    - Kiến thức về những sự kiện toán học cụ thể: mục tiêu này học sinh cần phải gọi


    tên, nhận biết và nắm được ý nghĩa của các công thức, những quan hệ toán học.


    - Kiến thức về cách thức và phương tiện sử dụng trong những trường hợp cụ thể: mục tiêu này đòi hỏi học sinh phải nắm được các quy ước trong toán, các kiến thức về phân loại

    - Kiến thức về các quy tắc và các tổng quát hoá: Mục tiêu này đòi hỏi học sinh phải gọi ra được các quy trừu tượng của toán học để giúp mô tả, giải thích, dự đoán các hiện tượng hay là nhớ lại các quy tắc, các tổng quát hoá.


    Sau khi học xong chương “ tổ hợp – xác suất ” học sinh cần phải :


    - Nắm được hai quy tắc đếm cơ bản là quy tắc cộng và quy tắc nhân .


    - Nắm được khái niệm hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp .


    - Nhớ các công thức tính số hoán vị, số tổ hợp và số chỉnh hợp .


    - Nhớ công thức khai triển nhị thức Niu-Tơn.


    - Nắm được các khái niệm : phép thử, không gian mẫu, kết quả thuận lợi cho một biến cố.


    - Nắm được cách tính xác suất theo định nghĩa cổ điển.


    - Nắm được quy tắc cộng và nhân xác suất.


    - Làm quen với khái niệm biến ngẫu nhiên rời rạc và các đặc trưng quan trọng của biến cố ngẫu nhiên rời rạc là: kỳ vọng ,phương sai, độ lệch chuẩn.


    - Nhớ công thức tính kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn.


    1.2. Nhận biết các kỹ thuât và kỹ năng.


    Đây là khả năng học sinh sử dụng trực tiếp việc tính toán, khả năng thao tác trên các biểu diễn ký hiệu, các lời giải. Mục tiêu này bao gồm việc sử dụng các thuật toán như các kỹ năng thoa tác, các phép tính, những đơn giản hoá và các lời giải có tính tương tự mà học sinh đã được gặp.


    Sau khi học xong chương này học sinh cần phải:


    - Biết vận dụng hai quy tắc đếm cơ bản, các công thức tính số hoán vị, số chỉnh hợp, số tổ hợp để giải các bài toán áp dụng trực tiếp các quy tắc, các công thức đó hoặc học sinh có thể giải các bài toán tương tự ví dụ giáo viên đã ra trên lớp, mặc dù có khác nhau về chi tiết.

    - Biết áp dụng trực tiếp công thức khai triển nhị thức Niu-Tơn


    - Biết vận dụng các quy tắc cộng và nhân xác suất để giải các bài toán xác suất đơn giản.







    rạc.

    - Biết tính kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của các biến cố ngẫu nhiên rời
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...