Luận Văn Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường tại huyện Côn Đảo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC BẢNG iii
    DANH MỤC HÌNH iv
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
    MỞ ĐẦU 1

    I. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1
    II. MỤC TIÊU 2
    III. NHIỆM VỤ 2
    CHƯƠNG I 3
    ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI, NHÂN VĂN HUYỆN CÔN ĐẢO 3

    I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔN ĐẢO 3
    I.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
    I.1.3. Địa chất 6
    I.1.4. Khí hậu 10
    I.1.5. Thủy văn, hải văn 13
    I. 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 13
    I.2.1. Hoạt động kinh tế 13
    I.2.2. Xã hội 16
    CHƯƠNG II 23
    LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 23
    II.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TỔN THƯƠNG 23
    II.2. CÁC NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI 24
    II.3. CÁC NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG TẠI VIỆT NAM 25
    CHƯƠNG III 27
    CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA 27

    III.1. PHUƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG 27
    III.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA, THU THẬP SỐ LIỆU; PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 29
    III.2.1. Khảo sát thực địa, thu thập số liệu 29
    III.2.2. Phân tích hệ thống 29
    III.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 29
    III.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG HUYỆN CÔN ĐẢO 30
    III.3.1. Quy trình đánh giá 30
    III.3.2. Phương pháp đánh giá 30
    III.4. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 31
    III.5. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG 31
    CHƯƠNG IV 33
    ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN CÔN ĐẢO 33

    IV.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM DO CÁC YẾU TỐ GÂY TỔN THƯƠNG 33
    IV.1.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các tai biến địa động lực 33
    IV.1.2. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các tai biến địa hóa 36
    IV.1.3. Đánh giá mức độ nguy hiểm do các tai biến liên quan đến khí hậu 49
    IV.1.4. Phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến 52
    IV.2. ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TỒN THƯƠNG 53
    IV.2.1. Tài nguyên thiên nhiên biển và ven biển 53
    IV.2.2. Công trình hạ tầng dân sinh 68
    IV.2.3. Phân vùng mật độ đối tượng bị tổn thương 75
    IV.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU, PHỤC HỒI CỦA HỆ THỐNG TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 76
    IV.3.1. Khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên 76
    IV.3.2. Khả năng ứng phó tai biến của hệ thống xã hội 78
    IV.3.3. Phân vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội 85
    IV.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG 86
    IV.4.1. Phương pháp thực hiện 86
    IV.4.2. Phân vùng mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường 87
    CHƯƠNG V 89
    ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG HUYỆN CÔN ĐẢO TRÊN CƠ SỞ PHÂN VÙNG MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG 89

    V.1. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 89
    V.1.1. Luật pháp và chính sách (tầm quy mô và vĩ mô) 89
    V.1.2. Quản lý tổng hợp đới bờ 89
    V.1.3. Lồng ghép quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với quy hoạch môi trường 91
    V.1.4. Quản lý, kiểm soát nguồn thải 92
    V.1.5. Đồng quản lý hay cộng đồng tham gia quản lý 93
    V.2. GIẢI PHÁP KINH TẾ, KỸ THUẬT, QUAN TRẮC 93
    V.2.1. Quan trắc, giám sát môi trường 93
    V.2.2. Xây dựng công trình 94
    V.2.3. Xử phạt 94
    V.3. GIÁO DỤC, NÂNG CAO KHẢ NĂNG BVMT, ỨNG PHÓ RỦI RO SỰ CỐ 95
    KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98


    MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu có những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường các tỉnh duyên hải miền Trung. Hiện tượng bão lụt, tràn dầu diễn ra nhiều hơn khiến môi trường biển ở đây bị tổn thất nặng nề. Để quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường tại những khu vực chịu sức ép về tài nguyên môi trường từ các tai biến và hoạt động nhân sinh như trên, Việt Nam đã tiếp cận hướng nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương của các hệ thống tự nhiên – xã hội. Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội là một trong những bước quan trọng trong việc đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam.
    Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội được hiểu là khả năng chống chịu, phục hồi của các đối tượng bị tổn thương trước các yếu tố gây tổn thương. Đối với vùng biển và đới ven biển Việt Nam khả năng ứng phó được xác định bởi hai yếu tố chính: khả năng ứng phó của tự nhiên (các thành tạo địa chất, hệ thống kênh rạch, vùng cửa sông, bãi cát, ) và khả năng ứng phó của xã hội (cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và trình độ dân trí của người dân, ).
    Để xây dựng bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội, nhóm thực hiện DATP5 đã tiến hành khảo sát thực địa, thu thập tài liệu thực tế và phỏng vấn người dân tại địa phương. Kết quả thu được từ quá trình khảo sát thực địa như sau:
    - Thu thập các báo cáo kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, hiện trạng môi trường các huyện, xã ven biển của vùng nghiên cứu: huyện Côn Đảo.
    - Điều tra, khảo sát, tham vấn cộng đồng, thu thập thông tin phiếu điều tra phục vụ cho việc xây dựng Bộ bản đồ khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
    - Xác định khả năng ứng phó của tài nguyên – môi trường bao gồm: các thành tạo địa chất, rừng ngập mặn, vùng cửa sông, xác định khả năng ứng phó xã hội bao gồm: cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục, trình độ dân trí của người dân
    Trên cơ sở thực tế và các tài liệu thu thập được, nhóm thực hiện đưa ra bộ dữ liệu về khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội tại huyện Côn Đảo.
    I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
    Dự án thành phần “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững” được xây dựng trên cơ sở pháp lý sau:
    - Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg, ngày 01/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
    - Công văn số 2810/BTNMT-KHCN ngày 4/7/2006 của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường về việc giao nhiệm vụ xây dựng các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
    - Quyết định số 1146/QĐ-BVMT ngày 7/8/2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường về việc thành lập nhóm xây dựng đề cương dự án: “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; Kiến nghị các giải pháp bảo vệ”.
    - Công văn số 1125/BVMT ngày 1/8/2006 của Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường về việc giao đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp xây dựng các dự án do Cục Bảo vệ Môi trường chủ trì thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TN-MT biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.
    II. MỤC TIÊU
    - Xây dựng bộ dữ liệu về các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố tự nhiên và con người cường hóa tai biến, gây tác động bất lợi đối với tài nguyên - môi trường vùng biển và ven biển); các đối tượng bị tổn thương (tài nguyên sinh vật, tài nguyên vị thế, cảnh quan địa chất, đất ngập nước, khoáng sản rắn, dầu khí, đất, nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, thành phố lớn ven biển, ); khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên – xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, các chính sách, luật bảo vệ TN-MT, đê, kè, thông tin liên lạc, ) phục vụ đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường huyện Côn Đảo.
    - Xây dựng bộ dữ liệu về đánh giá hiện trạng MĐTT và dự báo sơ bộ MĐTT tài nguyên – môi trường vùng biển và đới ven biển huyện Côn Đảo theo các kịch bản khác nhau.
    III. NHIỆM VỤ
    - Xây dựng được phương pháp đánh giá mức độ tổn thương môi trường tự nhiên cho khu vực ven biển và biển thuộc huyện Côn Đảo và xây dựng quy trình gồm 3 bước: nhận định; đánh giá; thành lập sơ đồ vùng.
    - Nghiên cứu các yếu tố gây tổn thương môi trường tự nhiên huyện Côn Đảo.
    - Nghiên cứu mật độ đối tượng bị tổn thương trong khu vực ven huyện Côn Đảo.
    - Nghiên cứu khả năng chống chịu, phục hồi của hệ thống tự nhiên xã hội huyện Côn Đảo trước các yếu tố gây tổn thương.
    - Đề xuất biện pháp phát triển bền vững khu vực ven biển huyện Côn Đảo trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương hệ thống tự nhiên – xã hội
     
Đang tải...