Thạc Sĩ Đánh giá mức độ tổn thương đới bờ đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong điều kiện mực nước biển dâng

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 24/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 3260 km kéo dài từ Trà Cổ (Móng Cái- Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), gồm 28 tỉnh thành giáp biển. Địa mạo bờ biển Việt Nam hình thành và phát triển trong khu vực biển Đông liên
    quan chặt chẽ với địa chất kiến tạo của vành đai động Thái Bình Dương, đây là một vùng luôn luôn biến động và không ngừng phát triển. Trong phần diện tích biển của Việt Nam có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, Phú Quốc là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Thái Lan. Với dải bờ biển cài đẹp, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Phú Quốc rất có tiềm năng trong phát triển du lịch biển. Cũng như nhiều dạng địa hình ven biển khác, bờ biển đảo Phú Quốc chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố khí tượng thuỷ văn như: sóng, gió, triều và các dạng tai biến tự nhiên như bão, xói lở – bồi tụ. Mặt khác, việc xây dựng các khu du lịch và đô thị làm tăng mật độ dân cư tại khu vực ven biển. Áp lực phát triển kinh tế kết hợp với những ảnh hưởng tiêu cực, khó dự đoán của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đã góp phần gia tăng mức độ rủi ro cho đới bờ đảo Phú Quốc.
    Đề tài “Đánh giá mức độ tổn thương đới bờ đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong điều kiện mực nước biển dâng” được thực hiện nhằm dự báo mức độ và diện tích bị tổn thương cho các khu vực ven biển của đảo làm cơ sở cho những dự án quy hoạch, sử dụng đất, phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Khoanh vùng dự báo mức độ tổn thương đới bờ Phú Quốc theo kịch bản
    nước biển dâng 0.75 m.
    Nội dung nghiên cứu
    – Tính toán chỉ số tổn thương đới bờ (CVI)
    – Tính toán chỉ số tổn thương tài nguyên văn hoá đới bờ (CRVI)
    – Thành lập bản đồ phân vùng tổn thương đới bờ theo CVI
    – Thành lập bản đồ phân vùng tổn thương tài nguyên văn hoá đới bờ theo CRVI
    Phạm vi nghiên cứu
    Phần đất liền: Lấy ranh giới cách đường bờ 2 km, có tổng diện tích là 208.3 km2
    Phần biển: Lấy ranh giới cách đường bờ 7.5 km.
    Ý nghĩa của đề tài
    Ý nghĩa khoa học: Lần đầu tiên ứng dụng kết hợp các chỉ số CVI và CRVI để tính toán và dự báo tổn thương đới bờ cho dạng địa hình đảo
    Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo giúp địa phương xây dựng các dự án quy hoạch sử dụng đất, đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và dân cư vùng ven biển, thích ứng với các ảnh hưởng của mực nước biển dâng hướng tới phát triển bền vững.
    Bố cục luận văn
    Luận văn gồm 76 trang, 89 hình và 11 bảng, được chia thành 3 chương chính với bố cục như sau:
    Mở đầu
    Chương I: Tổng quan
    Chương II: Phương pháp nghiên cứu
    Chương III: Đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ do mực nước biển dâng
    Kết luận

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . iv
    DANH MỤC HÌNH v
    ABSTRACT viii
    Mở đầu
    Tính cấp thiết của đề tài . 1
    Mục tiêu nghiên cứu 1
    Nội dung nghiên cứu . 1
    Phạm vi nghiên cứu . 2
    Ý nghĩa của đề tài 2
    Bố cục luận văn . 2
    Chương 1. Tổng quan
    1.1 Tổng quan về đới bờ 1
    1.2 Biến đổi khí hậu và nước biển dâng . 5
    1.2.1 Biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên thế giới 5
    1.2.2 Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam . 6
    1.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 8
    1.3.1 Tính tổn thương đới bờ . 8
    1.3.2 Các phương pháp đánh giá tính tổn thương đới bờ do BĐKH và mực nước
    biển dâng . 9
    1.3.3 Phương pháp chỉ số tổn thương đới bờ 10
    1.4 Tổng quan đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 17
    1.4.1 Đặc điểm tự nhiên . 17
    1.4.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 23
    Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
    2.1 Khung định hướng phương pháp nghiên cứu . 3
    2.2 Phương pháp sử dụng cho luận văn 26
    2.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 26
    2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 28
    2.2.3 Phương pháp viễn thám 30
    ii
    2.2.4 Phương pháp GIS 31
    2.2.5 Phương pháp chỉ số tổn thương đới bờ 33
    2.2.6 Phương pháp chỉ số tổn thương tài nguyên văn hoá 43
    Chương 3. Đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ do ảnh hưởng nước biển dâng
    3.1 Đặc điểm địa môi trường . 48
    3.1.1 Các bãi, doi ngầm ven bờ: 48
    3.1.2 Bãi biển tích tụ 49
    3.1.3 Bãi biển mài mòn 50
    3.1.5 Thềm 1 mài mòn: 52
    3.1.6 Các đụn cát ven biển: 53
    3.2 Đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ đảo Phú Quốc . 54
    3.2.1 Kết quả tính toán CVI và thành lập bản đồ tổn thương 54
    3.2.2 Đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ . 56
    3.3 Đánh giá tính tổn thương tài nguyên văn hoá . 66
    3.3.1 Kết quả tính toán CRVI và thành lập bản đồ tổn thương tài nguyên văn hoá
    66
    3.3.2 Đánh giá nguy cơ tổn thương tài nguyên văn hoá 69
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...