Thạc Sĩ Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Ung thư vú . 3
    1.1.1. Khái niệm và tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú 3
    1.1.2. Tiến triển và các giai đoạn ung thư vú . 4
    1.1.3. Chẩn đoán ung thư vú 8
    1.2. TBUTM và vai trò của survivin mRNA, hMAM mRNA trong phát hiện
    TBUTM 13
    1.2.1. Đặc điểm TBUTM . 13
    1.2.2. Kỹ thuật phát hiện TBUTM trên thế giới . 14
    1.2.3. Phát hiện tế bào ung thư vú trong máu bằng nhân bản các mRNA
    của hMAM và survivin 21
    1.3. Nghiên cứu phát hiện tế bào ung thư vú bằng kỹ thuật sinh học phân tử
    ở Việt Nam . 32
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và xử lý số liệu . 34
    2.2.2. Địa điểm, thiết bị nghiên cứu . 36
    2.2.3. Các bước tiến hành 36
    2.3. Thời gian và kinh phí đề tài 48
    2.4. Vấn đề đạo đức của đề tài 48
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
    3.1. Xây dựng quy trình phát hiện sao chép gen hMAM và survivin ở dòng tế
    bào ung thư vú nuôi cấy . 49
    3.1.1. Kết quả RT-PCR phát hiện hMAM mRNA và survivin mRNA ở dòng tế bào 49
    3.1.2. Giải trình tự sản phẩm PCR gen hMAM, survivin đã khuếch đại 50
    3.2. RT-PCR phát hiện sự sao chép hMAM mRNA và survivin mRNA
    trong mô và trong máu bệnh nhân ung thư vú . 55
    3.2.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 55
    3.2.2. RT-PCR phát hiện sự sao chép hMAM mRNA và survivin mRNA
    trong mô bệnh nhân ung thư vú 58
    3.3. Realtime PCR đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin
    mRNA trong nhóm nghiên cứu . 70
    3.3.1. Xây dựng đường chuẩn xác định số bản sao từ dòng tế bào ung thư vú 70
    3.3.2. Mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA ở mô ung thư vú 79
    3.3.3. So sánh mức độ sao chép hMAM mRNA và survivin mRNA trong
    máu và trong mô bệnh nhân ung thư vú 82
    3.3.4. Diễn tiến sự sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA theo giai
    đoạn bệnh 86
    Chương 4: BÀN LUẬN . 87
    4.1. Xây dựng quy trình phát hiện sự sao chép gen hMAM và survivin ở
    dòng tế bào ung thư vú nuôi cấy 87
    4.2. RT-PCR phát hiện sự sao chép hMAM mRNA và survivin mRNA trong
    mô và trong máu bệnh nhân ung thư vú 91
    4.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm ung thư vú nghiên cứu 91
    4.2.2. RNA tổng số, tổng hợp cDNA, điện di sản phẩm RT- PCR . 93
    4.2.3. Tỷ lệ sao chép hMAM mRNA và survivin mRNA trong mô ung thư vú
    và mối liên quan với các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng trong bệnh ung
    thư vú 97
    4.2.4. Tỷ lệ sao chép hMAM mRNA và survivin mRNA trong máu ung
    thư vú và mối liên quan với các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng trong
    bệnh ung thư vú 102
    4.3. Realtime PCR đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin
    mRNA trong nhóm nghiên cứu . 109
    4.3.1. Xây dựng đường chuẩn xác định số bản sao từ dòng tế b ào ung
    thư vú . 110
    4.3.2. Sao chép hMAM mRNA và survivin mRNA ở mô ung thư vú và
    mô u xơ vú . 112
    4.3.3. So sánh mức độ sao chép hMAM mRNA và survivin mRNA trong
    máu và trong mô bệnh nhân ung thư vú 114
    KẾT LUẬN . 119
    KIẾN NGHỊ 120
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ung thư vú (breast cancer) làtên gọi của ung thư có nguồn gốc từ mô vú,
    phần lớn từ các ống dẫn sữa hoặc các tiểu thùy [1]. Được coi là loại ung thư
    hay gặp trên thế giới, ung thư vú đứng hàng đầu trong các loại ung thư ở nữ
    giới. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (The International Agency for
    Research on Cance-IARC), ung thư vú chiếm 23% tổng số các loại ung thư ở
    phụ nữ trên thế giới[2]. Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 1,15 triệu phụ
    nữ mắc bệnh ung thư vú mới được chẩn đoán và 465.000 ca tử vong[3]. Tại
    Việt Nam,người ta ước tính tỷ lệ mắc ung thư vúchuẩn theo tuổi năm 2000 là
    17,4/100.000 dân, đến năm 2010 là 29,9/100.000 dân đứngđầu trong các
    loạiung thư ở phụ nữ[4]. Không những là loại ung thư phổ biến,ung thư vú
    còn là nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ ở nhiều nước trên thế
    giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo các nhà ung thư học nguy cơ
    mắc ung thư vú theo suốt cuộc đời người phụ nữ từ 20 tuổi đến 70 tuổi, ung
    thư vú nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống trên 5 năm cao
    hơn một cách rõ rệt. Một nghiên cứu về kết quả điều trị theo giai đoạn cho
    thấy tỷ lệ sống sau 5 năm là 97,4% khi bệnh còn ở tại chỗ, 77,4% khi bệnh ở
    tại vùng, 21,2% khi đã có di căn xa, vì vậy chẩn đoán sớm ung thư vúđược
    coi là vấn đề quan trọng, cấp thiết trong sự nghiệp phòng chống ung thư[5].
    Từ hơn hai thập niên gần đây công nghệ sinh học, đặc biệt là sinh học
    phân tử đã có những tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực chẩn đoán, điều trị
    và theo dõi sau điều trị ung thư vú nhờ đó mà việc phát hiện ung thư vú sớm
    hơn, đánh giá giai đoạn ung thư vú chính xác hơn, có nhiều phương thức điều
    trị chuyên biệt phù hợp cho từng bệnh nhân cải thiện kết quả sống thêm và
    chất lượng sống cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là phát
    hiệncác tế bào ung thư dựa vào sự sao chép của các mRNA bất thường đặc
    trưng khối u mà ở người bình thường không thấy sự sao chép này, từ đó có thể phát hiện tế bào ung thư từ mô ung thư và tế bào ung thư di chuyển trong
    máu (TBUTM)ngay từ giai đoạn rất sớm[6]. Các nghiên cứu trên thế giới đã
    chứng minhcó rất nhiều gen liên quan đến ung thư vú, trong đó survivin,
    hMAM, được coi là gen có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.Theo nghiên cứu Shen
    Chang xing, độ nhạy của hMAM mRNA, survivinmRNAtrong huyết thanh
    của bệnh nhân ung thư vúlà 36,2%, 33%, khi kết hợp 2 gen này và hTERT thì
    độ nhạy là 70%, không thấy có sự biểu hiện của hMAM mRNA,
    survivinmRNA ở người không mắc ung thư vú [7]. Theo các nghiên cứu gần
    đây của Chen CC về bốn loại mRNA là PTT1,survivin, UbcH10, TK
    (thymidin kinase) từ các TBUTM cho thấy độ nhạy đạt 76%-85%, độ đặc hiệu
    75%-79% khi sử dụng từng dấu ấn riêng biệt, khi kết hợp 3 loại dấu ấn độ
    nhạy đạt 86%, độ đặc hiệu đạt tới 88%. Sử dụng 3 dấu ấn là mRNA khả năng
    phát hiện khối u nhỏ hơn 2cm là 79%, lớn hơn 2cm là 100%, phát hiện khối u
    vú ở giai đoạn 1 là 73%, giai đoạn 2 là là 95%, giai đoạn 3 là 100%[8]. Việc
    phát hiện nhiều dấu ấn ung thư có bản chất là mRNA đặc hiệu từ các TBUTM
    đã mở ra triển vọng phát hiện khối u di căn từ giai đoạn sớm vì vậy nghiên
    cứu:
    Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào
    ung thư vú
    Được tiến hành với các mục tiêu:
    1. Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ mô ung
    thư vú.
    2. Đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNAtừ tế bào
    ung thư vú lưu hành trong máu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...