Luận Văn Đánh giá mức độ phù hợp của công tác tín chỉ hóa ở Khoa Kinh Tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Giới thiệu tổng quan
    1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
    Ngày nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, ngày càng xuất hiện nhiều trường đại học trên lĩnh vực cả nước đặc biệt là ở Đồng bằng sông cửu Long, nơi mà Đại Học Cần Thơ đang giữ vị trí số 1 nhưng trước mắt đã ra đời một số trường mới như: Đại Học dân lập cửu Long, Đại học An Giang, Đại Học Tây Đô và các trường đại học ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL cho nên hơn bao giờ hết cuộc cạnh tranh giữa các trường với nhau sẽ trở nên khốc liệt hơn chính vì lẻ đó trường Đại học cần thơ đã mạnh dạn thực hiện công tác tín chỉ hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học nhưng công tác tín chỉ hóa có tốt hơn phương pháp học theo niên chế hay không thì chưa biết được và việc thực hiện công tác tín chỉ hóa ở Trường Đại Học Cần Thơ, cụ thể ở Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh có những thuận lợi và khó khăn gì thì chưa ai nghiên cứu hơn nữa công tác tín chỉ hóa có phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay hay không đó là vấn đề cần quan tâm. Chính vì những lý do đó mà tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá mức độ phù hợp của công tác tín chỉ hóa ở Khoa Kinh Tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Cần Thơ”.
    1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
    Có thể nói việc trường Đại Học Cần Thơ, hay Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đang áp dụng phương pháp mới “tín chỉ hóa” là khá phù hợp trong giai đoạn hiện nay: Khóa 33 mới tựu trường, Khóa 30 thì ra trường, nhưng nó cũng là vấn đề không khỏi gây khó khăn cho các sinh viên Khóa 31,32. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp cũ “niên chế” thì kết quả là sinh viên khá vất vả vì thời lượng lên lớp khá nhiều, sinh viên không đủ thời gian để tự nghiên cứu, đọc tài liệu tham khảo cũng như không được làm bài tập nhiều, khó áp dụng sát thực tế được nên dễ đẫn đến tình trạng “nước tới chân mới nhảy”. Vì vậy, đối với phương pháp mới “tín chỉ hóa” sinh viên có thể vừa được kiểm tra bài, vừa tự nghiên cứu và được biết thêm nhiều kiến thức do thảo luận nhóm. Sự đổi mới này cũng là sự tìm tòi, nghiên cứu khá lâu của thầy cô, những cánh chim không mỏi luôn tìm cách để học sinh, sinh viên tiếp thu những kiến thức nhanh nhất đem lại kết quả học tập tốt nhất. Cả phương pháp cũ và mới đều có ưu và nhược điểm riêng. Ngay cả khi áp dụng phương pháp cũ thì những sinh viên trong những năm cũ cũng không khỏi bâng khuâng và lo lắng khi mới bước vào trường. Vì vậy đối với sinh viên khóa mới “33” hiện nay cũng vậy, vì mới áp dụng nên các sinh viên cũng khá bất ngờ vì nó liên quan đến “kết quả học tập”. Nhưng Trường Đại học Cần Thơ đã quyết định đưa phương pháp này, chứng tỏ sau một quá trình nghiên cứu tình hình học tập của tất cả các sinh viên và căn cứ vào khả năng học tập của học trò mình nên đã đưa ra quyết định đó. Vì vậy nó cần phải có thời gian để khắc phục những thiếu sót còn gặp phải. Thầy cô chính là những người cha, người mẹ luôn tìm cách để đưa cả một đàn con thân yêu đến với một tương lai tươi đẹp, nên tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp mới tuy có gây khó khăn cho sinh viên trong thời gian đầu nhưng sau một thời gian thử nghiệm nhất định sẽ tìm ra những tồn tại và khuyết điểm để khắc phục.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    2.1. Mục tiêu chung
    Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của công tác tín chỉ hóa tại Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ và đưa ra các biện pháp giúp cho phương pháp dạy và học theo tín chỉ thực hiện ngày càng tốt hơn.
    2.2. Mục tiêu cụ thể

    Tìm hiểu thực trạng công tác tín chỉ hoá ở Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ.
    Đánh giá thực trạng hiệu quả của công tác tín chỉ hóa ở Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ.
    Tìm ra những thuận lợi và khó khăn về việc áp dụng công tác tín chỉ hóa tại Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ.
    Đề xuất những biện pháp khắc phục những khó khăn giúp cho công tác dạy và học theo tín chỉ được thực hiện tốt hơn.
    3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu:
    3.1. Các giả thuyết cần kiểm định

    Về phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá học phần của giáo viên theo phương pháp “tín chỉ hóa” không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên.
    Chương trình học của phương pháp “tín chỉ hoá” không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên.
    Về việc đăng ký học phần cũng như công tác thi cử theo phương pháp mới ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
    Các giả thuyết trên được kiểm định bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tần và thống kê mô tả dựa trên số liệu sơ cấp.
    3.2. Câu hỏi nghiên cứu
    - Việc áp dụng chương trình học của phương pháp “tín chỉ hoá”, liệu sinh viên có thích nghi kịp không?
    - Phương pháp giảng dạy và việc đánh giá học phần của giáo viên theo phương pháp “tín chỉ hoá” sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhiều hay ít?
    - Việc đăng ký học phần không còn theo phương pháp niên chế, mà theo phương pháp hoàn toàn mới mẻ liệu sinh viên có thích ứng kịp không?
    - Về công tác thi cử của phương pháp “tín chỉ hoá” sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như thế nào?
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Phạm vi về không gian
    - Đề tài được thực hiện tại Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ.
    4.2. Phạm vi về thời gian
    Đề tài được thực hiện từ ngày 22/01/2008 đến ngày 20/12/2008. Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu điều tra thực tế năm 2008.
    4.3. Phạm vi về nội dung
    - Tìm hiểu phản hồi của sinh viên về công tác tín chỉ hóa tại Khoa kinh tế-Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.
    - Đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại mắc phải.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1 Phương pháp luận
    5.1.1. Tổng quan về tín chỉ
    5.1.1.1. Tín chỉ là đại lượng xác định khối lượng kiến thức, kĩ năng (trung bình) mà sinh viên tích luỹ được từ môn học trong 15 giờ tín chỉ (cùng loại hoặc khác loại) được thực hiện mỗi tuần 01 giờ tín chỉ và kéo dài trong một học kì gồm 15 tuần.
    @ Tín chỉ được sử dụng làm đơn vị để tích lũy khối lượng học tập của sinh viên. (Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 6”).

    Mục tiêu của tín chỉ hoá

    Hoà nhập phương thức quản lý đào tạo của hầu hết các Đại Học trên thế giới,
    Quản lý hiệu quả công tác đào tạo ở trường Đại học Cần Thơ,
    Đáp ứng công tác phân cấp quản lý tới các đơn vị,
    Khuyến khích học tập, tạo khả năng rút ngắn thời gian học tập cho SV.(Theo nguồn Lộ trình công tác tín chỉ hoá Trường Đại Học Cần Thơ).
    5.1.2. Học phần
    Học phần là lượng kiến thức tương đối trọn vẹn được dạy hết trong một học kỳ. Mỗi học phần có tên gọi riêng và được ký hiệu bằng một mã số.
    Có hai loại học phần: học phần bắt buộc sinh viên phải tích luỹ (học phần bắt buộc); học phần sinh viên tự lựa chọn để tích luỹ (học phần tự chọn).(Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 5”).
    5.1.2.1. Đăng ký học phần
    Tất cả sinh viên phải thực hịên đăng ký học phần trước khi học kỳ mới bắt đầu, riêng sinh viên mới trúng tuyển không phải đăng ký cho học kỳ đầu tiên của khoá học.
    Sinh viên nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo và những quy định của Trường: trao đổi với Cố vấn học tập để được hướng dẫn đăng ký học phần.
    Số tín chỉ đăng ký trong một học kỳ:
    - Học kỳ chính: 15 – 20 TC.
    - Học kỳ hè: 6- 8 TC.(Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 9”)


    5.1.2.2. Đánh giá học phần
    Điểm học phần được tính căn cứ vào một học phần hoặc tất cả các điểm thành phần, bao gồm điểm kiểm tra trong quá trình học, điểm phần thực hành, điểm đánh giá nhận thức, điểm tham gia thảo luận, điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm đồ án và điểm thi kết thúc học phần. Điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và phải có trọng số không dưới 50%. (Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 19”).
    5.1.3. Khóa học
    5.1.3.1. Định nghĩa:
    Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo. Trong thời gain khoá học, ngoài nhiệm vụ chính là học tập và rèn luyện, sinh viên còn có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động khác của Trường như: lao động xây dựng trường, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể (Theo nguồn Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 3”)
    5.1.3.2. Học kỳ và số học kỳ:
    Khoá học gồm nhiều học kỳ. Học kỳ là khoảng thời gian nhất định dành cho giảng dạy, học tập và đánh gía kết quả học tập. Có hai loại học kỳ:
    - Học kỳ chính kéo dài 19 tuần gồm: 15 tuần học; 4 tuần thi và xử lý kết quả.
    - Học kỳ hè kéo dài 9 tuần gồm: 6 tuần học; 3 tuần thi và xử lý kết quả. Học kỳ này tạo điều kiện cho sinh viên học vượt hoặc hoàn tất các học phần còn nợ.(Theo nguồn từ Quy chế học vụ Trường Đại Học Cần Thơ “Điều 4”)
    5.2. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
    Chủ yếu tôi thu thập số liệu tại Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ bằng cách phỏng vấn trực tiếp các sinh viên từ các Khóa 30, 31, 32, 33.
    5.3. Phương pháp thu thập số liệu
    - Thu thập số liệu sơ cấp: soạn bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các sinh viên từ các Khóa học của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và xử lý thông tin thông qua bảng câu hỏi có chọn lọc. Phương pháp chọn mẫu được xác định ở đây là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và để đảm bảo tính đại diện số mẫu được chọn là 175 mẫu.
    - Bên cạnh đó để thu thập số liệu sơ cấp tôi còn dùng phương pháp ngẫu nhiên phân tần và cách tiến hành như sau: Xác định danh sách tổng thể đó là Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh. Tuỳ thuộc vào nội dung nghiên cứu, ta chọn một tiêu thức phân tầng thích hợp, ở đây tôi chọn các ngành trong Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh để chọn làm tiêu thức phân tầng.
    Căn cứ vào tiêu thức phân tầng có ý nghĩa thích hợp, ta tiến hành chia nhỏ tổng thể thành từng lớp hay từng nhóm nhỏ. Khi phân nhóm phải đảm bảo thoả điều kiện là các phần tử trong cùng một nhóm phải có tính đồng nhất cao và các phần tử giữa các nhóm phải có sự khác nhau đáng kể. Từ đó ta tính ra tỷ lệ hay tỷ trọng từng nhóm trong tổng thể. Sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm theo tỷ lệ tương xứng với kích thước của nhóm, nghĩa là dựa vào tỷ lệ số đơn vị tổng thể trong từng nhóm để xác định số quan sát ở mỗi nhóm, ở đây tôi chọn số lượng sinh viên trong từng ngành đưa ra chỉ tiêu một số tương đối nào đó cho từng khóa và chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn trực tiếp. Được sự giúp đỡ tận tình của các sinh viên Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, tôi đã thu thập được số liệu từ bảng phỏng vấn trực tiếp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...