Luận Văn Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do gia tăng diện tích nuôi cá basa - cá tra và đề xuất giải pháp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: MỞ ĐẦU

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế nghành thủy sản của Việt Nam đã có những bước nhảy vọt. Thủy sản là nghành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu đứng thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn độ và Inđônêxia (Nguồn: www.vasep.com.vn). Sản phẩm chủ yếu khai thác từ các nguồn đánh bắt và nuôi trồng. Ngày nay sản lượng thủy sản từ nuôi trồng đã tăng mạnh do hoạt động nuôi trồng đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi cả nước mà điển hình là tại Đồng bằng Sông Cửu long.
    Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã đang và sẽ mở rộng tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu long, đặc biệt là tỉnh An Giang, nơi đầu nguồn của nghề nuôi cá tra và cá ba sa. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng hoạt động nuôi trồng thủy sản thì môi trường cũng bị ô nhiễm với nguyên nhân là do người nuôi chưa nhận biết được tầm quan trọng giữa nuôi trồng thủy sản với môi trường, lợi về kinh tế, nhưng cũng có khi hại về môi trường nếu chúng không được kiểm soát.
    Lượng thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi, nước thải từ các ao nuôi không qua xử lí, các hóa chất sử dụng để cải tạo ao là những nguyên nhân chính khiến môi trường nước trở nên bị ô nhiễm. Tài nguyên nước mặt đã được sử dụng một cách hoang phí do sự thiếu hiểu biết hoặc biết nhưng thờ ơ không quan tâm của các người nuôi cá gây tác động xấu đến môi trường nước.
    Việc sử dụng con giống không đạt tiêu chuẩn, nguồn thức ăn không đảm bảo nguồn gốc cũng như thức ăn tự chế biến là các nguyên nhân chính làm cho sản lượng không tăng theo diện tích. Giá cá lên xuống thất thường là nguyên nhân làm cho người dân đua nhau đào ao thả cá và cũng đua nhau bỏ hoang ao. Vì thế tài nguyên đất đã không được sử dụng đúng mục đích và sử dụng triệt để đã và đang gây mất cân bằng sinh thái và làm suy giảm nghiêm trọng vườn cây ăn trái tại đồng bằng này.
    Mặt khác với diện tích nuôi cá basa – cá tra ngày càng tăng không tuân theo quy hoạch cũng như ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Liệu đây là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế thủy sản nước nhà? Liệu chỉ số kinh tế có tăng theo diện tích nuôi? Khi diện tích nuôi tăng một cách ồ ạt và tự phát thì sẽ mang lại “hiệu quả” hay “hậu quả” nhiều hơn? Môi trường sẽ ra sao nếu diện tích nuôi cá tiếp tục tăng? Đời sống của người dân nuôi cá cũng như các hộ không nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước xu thế này? Môi trường sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu xu thế này vẫn tiếp tục diễn ra trong tương lai?
    Để giải quyết vấn đề đang được quan tâm này, giúp cho người dân có cái nhìn đúng hơn về cái lợi và cái hại của xu thế tăng diện tích nuôi cá basa – cá tra một cách ồ ạt, tự phát cũng như giúp các nhà quản lí đề ra giải pháp quản lí hiệu quả nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao mà vẫn đảm bảo môi trường trong sạch, em xin đề xuất thực hiện đồ án tốt nghiệp “Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do gia tăng diện tích nuôi cá basa - cá tra và đề xuất giải pháp phát triển ngư nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang”. Với việc lấy điển hình tỉnh An Giang – một trung tâm lớn nhất của nghề nuôi cá basa – cá tra ở Việt Nam, em hy vọng có thể áp dụng rộng rãi kết quả đạt được từ nghiên cứu này cho các tỉnh nuôi trồng thủy sản khác trên cả nước.
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    Nghiên cứu, phân tích và đánh giá lợi ích kinh tế trong tương quan với các tác động đến môi trường do việc gia tăng diện tích nuôi cá basa - cá tra tại tỉnh An Giang, từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh tế ngư nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
    1.3 Nội dung nghiên cứu
    Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện các nội dung sau:
    - Tổng hợp, biên hội và kế thừa các tài liệu, các nghiên cứu có liên quan
    - Điều tra diện tích nuôi cá basa – cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang
    - Khảo sát, xem xét qui trình nuôi cá basa – cá tra, hiện trạng môi trường khu vực nuôi
    - Điều tra mức độ hưởng ứng phong trào nuôi cá basa – cá tra trên địa bàn tỉnh
    - Phân tích lợi ích kinh tế từ hoạt động nuôi cá basa - cá tra
    - Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường trước kia và hiện tại khi phong trào nuôi cá basa - cá tra hình thành, dự đoán trong tương lai
    - Phân tích bài toán tăng trưởng diện tích nuôi cá basa - cá tra, lợi nhuận kinh tế thu được và sự xuống cấp của môi trường
    - Đề xuất các giải pháp quản lí kinh tế và môi trường, hướng đến phát triển ngư nghiệp bền vững.
    1.4 Giới hạn của đề tài
    Giới hạn về nội dung
    Đề tài chỉ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động nuôi cá basa – cá tra gây nên và phân tích lợi ích thiết thực đạt được từ hoạt động này, từ đó đánh giá tổng hợp xem nên tăng hay hạn chế diện tích nuôi là hợp lí. Qua đó đề xuất các giải pháp quản lí diện tích nuôi hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế nhiều nhất mà ít ảnh hưởng đến môi trường
    Giới hạn về thời gian và không gian
    Đề tài chỉ thực hiện trong vòng 3 tháng và chỉ tiến hành thực hiện đánh giá cho tỉnh An Giang.
    1.5 Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận:
    Phát triển kinh tế là xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia mà người ta dựa vào đó để phát triển nền kinh tế của quốc gia mình. Các nhân tố môi trường, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố tức cực góp phần thành công nền kinh tế của mỗi quốc gia. Lấy điển hình như các nước vùng vịnh nền kinh tế chủ lực của họ là nền kinh tế khai thác dầu mỏ (World Bank, 1999). Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, với chiều dài bờ biển, diện tích biển rộng lớn, sự ưu ái của thiên nhiên , hệ thống sông ngòi chằng chịt là một ưu thế cho việt nam phát triển nền kinh tế mũi nhọn đó là nền kinh tế khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
    Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lơi giúp Việt Nam cũng như các nước trong khu vực có tiềm năng lớn về nghành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Với 20 năm tham gia trên thị trường thủy sản quốc tế và có sản lượng đúng thứ 4 trên thế giới (Nguồn: www.vasep.com.vn, 2003) là một ưu thế cho Việt Nam tiếp tục phát huy nền kinh tế tiềm năng này. Trước kia sản lượng thủy sản chủ yếu được khai thác từ các nguồn đánh bắt tự nhiên. Thế nhưng trong những năm gần đây thị trường thế giới như Mỹ, Nhật, EU có phần chuộng mặt hàng cá da trơn chủ yếu là cá basa và cá tra được nuôi ở môi trường nước ngọt do đó đã có sự tăng trưởng sản lượng nuôi trồng trong nước (Nguồn: www.vasep.com.vn 2003). Vì thế, với diện tích đất rộng lớn kèm theo hệ thống sông rạch dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nắm bắt cơ hội lớn này là chuyển sản lượng chủ yếu từ đánh bắt sang nuôi cá nước ngọt bằng hình thức nuôi bè, đăng đầm hay đào ao thả cá.
    Mô hình này đã có những bước tiến triển tốt cho sự chuyển mình của nền kinh tế thủy sản. Đời sống của người dân gắng bó với nghề ngày một ổn định hơn nhờ một thị trường rộng lớn và giàu tiềm năng. Trước kia, thị trường quốc tế còn dễ dàng trong việc nhập hàng thủy sản vì nguyên liệu còn ít. Sau khi gia nhập WTO đồng nghĩa với việc hưởng các quyền lợi là nghĩa vụ của Việt Nam trên thị trường thế giới cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng mà trong đó mặt hàng thủy sản thì còn đòi hỏi cao về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường trong quá trình nuôi. Chính điều này khiến cho đầu ra của con cá nuôi của Việt Nam gặp nhiều trở ngại do người nuôi chỉ biết nuôi mà ít biết đến kĩ thuật nuôi như thế nào mới là đúng, mới là sạch, mới là hiệu quả mà đặc biệt là các yếu tố môi trường đang được thế giới quan tâm.
    Với phương châm một người làm thành công thì sẽ có nhiều người khác làm theo. Vì thế ngoài các công ty lớn có đầu tư kĩ thuật, vốn, xin phép nuôi cá hợp pháp, tuân theo các qui định kĩ thuật và qui hoạch thì vấn nạn hiện nay là sự gia tăng diện tích nuôi cá một cách ồ ạt không theo qui hoạch, tạo nên sự mất cân đối trong sử dụng tài nguyên đất và nước. Mặt khác với tốc độ gia tăng này đã khiến các cơ quan quản lí nhà nước liên quan không thể quản lí được và sẽ tiềm ẩn là nguyên nhân gây nên những hậu quả khó lường cho môi trường.
    Như chúng ta đã biết, việc nuôi cá dù là nuôi bè, đăng đầm hay đào ao đều tác động trực tiếp đến môi trường nước và đất. Việc nuôi không đúng kĩ thuật gây nên dịch bệnh, thức ăn cho cá dư thừa, nước từ ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông và cũng thải trực tiếp vào sông là những nguyên nhân chính gây nên sự suy thoái môi trường trầm trọng. Theo kết quả quan trắc mới nhất từ Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở những khu vực nuôi cá tập trung đã đến lúc báo động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...