Thạc Sĩ Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp tại trường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC BẢNG .8.
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .1.0
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ 1.1
    MỞ ĐẦU 1.2
    1 Lý do chọn đề tài 1.2 .
    2 Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn .1.4
    3 Mục đích nghiên cứu của đề tài .1.5
    4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 1.5.
    5 Phương pháp nghiên cứu
    5.1 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
    5.1.1 Câu hỏi nghiên cứu
    5.1.2 Giả thuyết nghiên cứu
    6 Mô hình nghiên cứu 1.7 .
    7 Phạm vi nghiên cứu
    7.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu .
    7.2 Phương pháp nghiên cứu
    7.3 Phạm vi nghiên cứu

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 2.1
    1.1 Tổng quan .2.1
    1.1.1 Tóm tắt tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 2.1 .
    1.1.2 Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài
    1.1.2.1 Một số nghiên cứu trong nước .
    1.1.2.2 Một số nghiên cứu nước ngoài .29 .
    1.2 Cơ sở lý thuyết 3.2 .
    1.2.1 Một số khái niệm .
    1.2.1.1 Khái niệm về làm việc đúng chuyên ngành
    1.2.1.2 Khái niệm về đánh giá (Evaluation)
    1.2.1.3 Khái niệm về đào tạo mục tiêu năng lực và chuẩn đầu ra
    1.2.1.4 Khái niệm về đáp ứng yêu cầu đào tạo
    1.3 Khái niệm và cấu trúc quá trình dạy học .
    1.3.1 Khái niệm
    1.3.2 Cấu trúc quá trình dạy học
    1.4 Các thành tố trong hoạt động giáo dục ảnh hưởng đến việc đào tạo
    ra con người đáp ứng yêu cầu về năng lực
    1.4.1 Các thành tố, cấu trúc của hoạt động giáo dục và mối quan hệ
    của các thành tố
    1.4.2 Các thành tố, cấu trúc của hoạt động giáo dục
    1.4.3 Nội dung giáo dục
    1.5 Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục .4.5
    1.6 Kết quả giáo dục .4.5 .
    1.7 Mối quan hệ giữa các thành tố 4.5.
    1.8 Chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội 48
    1.9 Lý thuyết của Daniel L. Stufflebeam và mô hình CIPP –
    Stufflebeam
    1.9.1 Khung lý thuyết mô hình CIPP – Stufflebeam
    1.9.2 Áp dụng lý thuyết mô hình CIPP trong lý thuyết đo lường
    hiện đại vào việc đánh giá tại cơ sở
    1.9.3 Vận dụng mô hình CIPP để tiến hành lập kế hoạch đánh giá
    tại cơ sở

    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .5.6
    2.1 Thiết kế nghiên cứu 56
    2.2 Phương pháp chọn mẫu .56
    2.3 Qui trình, các công cụ và chiến lược thu thập phân tích dữ liệu .58
    2.4 Phạm vi nghiên cứu cụ thể 59
    2.5 Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn 60
    2.6 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (Simple Random) 61
    2.7 Thống kê bộ phiếu hỏi
    2.7.1 Thống kê phiếu hỏi dung khảo sát chương trình sinh viên
    năm 4
    2.7.2 Thống kê phiếu hỏi dùng cho sinh viên đã tốt nghiệp .
    2.7.3 Thống kê khảo sát nhà sử dụng lao động
    2.7.4 Khảo sát độ tin cậy của thang đo “Nhà sử dụng lao động” .
    2.7.5 Khảo sát thang đo mức độ yêu cầu của NSDLĐ về kiến thức,
    kỹ năng và năng lực nghiệp vụ
    2.7.6 Khảo sát thang đo mức độ đáp ứng của KS CNTT về kiến
    thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ
    2.7.7 Khảo sát thang đo mức độ yêu cầu của NSDLĐ về phẩm chất
    cá nhân
    2.7.8 Khảo sát thang đo mức độ đáp ứng của KS CNTT về phẩm
    chất cá nhân
    2.7.9 Kết luận về độ tin cậy thang đo

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .6.9
    3.1 Phân tích và đọc kết quả khảo sát nhà sử dụng lao động
    3.1.1 Về kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ
    3.1.2 Về phẩm chất nghề nghiệp
    3.1.3 Về kỹ năng và năng lực tổ chức, điều hành
    3.1.4 Phân tích tương quan giữa sự đánh giá của NTD và mức độ tự
    đánh giá của các KS CNTT .
    3.1.5 Kiểm định tham số của mức độ hài lòng của NTD lao động .
    3.1.6 Kết luận
    3.1.7 Phân tích các yếu tố khác trong bảng hỏi dành cho nhà sử
    dụng lao động
    3.1.8 Phân tích các yếu tố mà nhà sử dụng lao động “mong muốn”
    để các kỹ sư có thể nâng cao chất lượng .
    3.2 Phân tích và đọc kết quả khảo sát sinh viên năm 4 101
    3.3 Phân tích và đọc kết quả khảo sát sinh viên đã tốt nghiệp .106 .

    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP .1.11
    4.1 Kết luận 111
    4.2 Hạn chế của đề tài .1.1 2 .
    4.3 Kiến nghị - Giải Pháp .1.1 2 .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .1.13
    PHỤ LỤC .1.18

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang từng bước cải cách để theo kịp các
    nước phát triển trong khu vực và quốc tế thì việc xem sự phát triển bền vững và chất
    lượng của giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước ta. Thêm vào đó, trong
    giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
    nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
    thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và
    nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng
    yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát
    triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
    Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ Sài gòn được
    thành lập theo quyết định số 17A-2001/CĐKN, ngày 02/5/2001. Hiện nay, khoa
    Công nghệ thông tin chủ yếu đảm nhiệm việc đào tạo nhân lực về Công nghệ thông
    tin ở ba cấp bậc: Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, và Đại học. Khoa cũng có
    nhiệm vụ giảng dạy các kiến thức tin học đại cương cho sinh viên của các khoa
    không chuyên của trường. Việc đào tạo và nghiên cứu của khoa Công Nghệ Thông
    Tin được tập trung ưu tiên vào các công nghệ hiện đại và tiên tiến có thể ứng dụng
    nhanh và hiệu quả cho việc xây dựng, khai thác và phát triển các phần mềm ứng
    dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hiện
    nay tứ các nguồn thông tin như báo, đài, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu lao
    động cho rằng việc đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực này còn nhiều bất cập về
    chất lượng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về mặt tri thức
    cũng như các kỹ năng mềm.
    Vấn đề trình độ chuyên môn được được đào tạo được xếp hàng đầu trong quá
    trình đào tạo của bất kỳ sinh viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hay khoa học tự
    nhiên.Trong suốt quá trình học tập 4 năm tại trường sinh viên phải được đào tạo :
    KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ. Vì vậy, việc đánh giá ba yếu tố này có đạt
    so với yêu cầu xã hội đang cần nói chung và nhà tuyển dụng nói riêng. Thực tế mà
    nói, hiện nay hầu như ở Việt Nam chưa quen với việc doanh nghiệp và nhà trường
    cùng nhau ngồi lại để cùng nhau đánh giá những mặt còn tồn tại của đơn vị, cũng
    như chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữ doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lực và đơn
    vị đào tạo ra nguồn năng lực đó. Từ đó, tạo ra sự tương tác giữa cung và cầu về chất
    lượng cũng như số lượng nguồn lao động phục vụ cho xã hội nói chung và nguồn
    lao động chuyên ngành về công nghệ thông tin nói riêng.
    Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới(15/7/2011), tại Việt Nam có đến 50%
    các công ty may mặc, hóa chất cho rằng lao động được đào tạo không đáp ứng nhu
    cầu. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao
    đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi tuyển dụng. Riêng ngành công nghệ thông
    tin thì có đến 80 - 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp được tuyển dụng phải trải qua ít
    nhất một năm đào tạo lại tại các doanh nghiệp. Thêm vào đó, tình hình giữa nhà
    tuyển dụng tại Việt Nam và các trường đại học không có mối liên hệ nào cả hoặc
    nếu có chỉ là hình thức thông qua các buổi hội thảo, mạn đàm và thực tập ngắn hạn
    cho sinh viên mà thôi. Từ đó dẫn đến việc đào tạo không theo nhu cầu của xã hội và
    đào tạo tràn lan không mang tính ứng dụng thực tiễn cao cho sự phát triển chung
    của toàn xã hội. Giữa nhà tuyển dụng và cơ sở đào tạo chưa thật sự thấy sự lợi ích
    từ việc hợp tác qua lại trong việc phản hồi từ nhà tuyển dụng lao động cũng như nhà
    trường, nên tạo ra thế thụ động từ nhà tuyển dụng cũng như về phía nhà trường
    không có thông tin để kịp thời điều chỉnh khung chương trình đào tạo kịp thời để
    đáp ứng với sự phát triển của xã hội.
    Một tác giả khác cho rằng : Trong những năm gần đây, một trong những vấn
    đề bức xúc của ngành giáo dục đại học ở nước ta là đào tạo chưa gắn liền với nhu
    cầu của xã hội, trong đó đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn sinh
    viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm hoặc công việc không đúng với chuyên môn
    được đào tạo. Theo thống kê của bộ giáo dục và đào tạo, 63% sinh viên tốt nghiệp
    không có việc làm, 37% tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu công việc, nhiều
    công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian,
    chi phí để đào tạo lại thì mới sử dụng được. Các doanh nghiệp luôn than phiền
    chương trình đào tạo ở bậc đại học còn nặng tính “sách vở” và thiếu tính thực tiễn.
    (Phùng Xuân Nhạ (2008), “Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp ở Việt
    Nam hiện nay”, Khoa Kinh Tế Quốc Tế trường ĐH. Kinh Tế, ĐH. Quốc Gia Hà
    Nội).
    Từ những phân tích bên trên cũng như các số liệu đáng tin cậy từ các tổ chức
    trong xã hội phản hồi qua các bài tạp chí của các nhà chuyên môn có uy tín đã làm
    cho bản thân tôi dấy lên sự hoài nghi về thực trạng được phản ảnh. Liệu nó có đúng
    như vậy hay không ? hay là có sự nhầm lẫn gì ở đây ?. Từ đó, cộng với những kiến
    thức học được từ chuyên môn chính là ngành CNTT và các môn khoa học của
    ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục, tôi quyết định đi tìm câu trả lời cho mối
    hoài nghi này. Vì vậy. bằng việc nghiên cứu luận văn “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỐT NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI
    GÒN”
    với sự đam mê và niềm tin tôi hy vọng sẽ tìm được câu trả lời xác đáng và
    tìm ra các giải pháp để giải quyết những mặt còn tồn tại và cải thiện tốt hơn những
    mặt tốt của việc đào tạo cho sinh viên ngành CNTT tại trường tôi công tác hiện nay.
    Từ đó, tìm ra định hướng đúng để giúp trường, khoa và đặc biệt là sinh viên đánh
    giá đúng trình độ, năng lực và kỹ năng để từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng
    cao và đa dạng của xã hội hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...