Thạc Sĩ Đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của học viên cao học Khóa I - Khóa II chuyên ngành Đo lường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của học viên cao học Khóa I - Khóa II chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (INFEQA)

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 8
    1. Lý do chọn đề tài . 8
    2. Mục đích nghiên cứu . 10
    3. Giới hạn nghiên cứu 10
    4. Câu hỏi nghiên cứu . 10
    5. Giả thuyết nghiên cứu . 11
    6. Đối tượng nghiên cứu 11
    7. Khách thể nghiên cứu . 11
    8. Phạm vi nghiên cứu . 11
    NỘI DUNG 12
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN . 12
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước . 12
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài . 12
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước . 16
    1.2. Cơ sở lí luận 18
    1.2.1. Mục tiêu đào tạo . 18
    1.2.1.1. Khái niệm mục tiêu đào tạo 18
    1.2.1.2. Các cấp độ của mục tiêu đào tạo . 18
    1.2.1.3. Vai trò của mục tiêu đào tạo . 21
    1.2.2. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng mục tiêu đào tạo . 24
    1.2.3. Khái niệm năng lực 24
    1.2.4. Đánh giá trong giáo dục và đánh giá mức độ đạt được mục tiêu . 25
    1.2.5. Chất lượng đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo . 26
    1.2.6. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra . 28
    CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Mẫu nghiên cứu 31
    2.2. Công cụ thu thập thông tin 31
    2.3. Nội dung và tiến trình nghiên cứu 36
    2.3.1. Nội dung nghiên cứu 36
    2.3.2. Tiến trình nghiên cứu . 36
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 37
    2.4.1. Nghiên cứu tài liệu . 37
    2.4.2. Khảo sát 37
    2.4.3. Phỏng vấn sâu . 38
    2.5. Thu thập, xử lý dữ liệu và kết quả 38
    2.5.1. Quá trình thu thập thông tin và kết quả thu được . 38
    2.5.2. Quá trình xử lí dữ liệu và kết quả thu được . 39
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
    CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC KHÓA I, KHÓA II – VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT
    LƯỢNG GIÁO DỤC 40
    3.1. Mô tả về chương trình đào tạo Thạc sỹ Đo lường và đánh giá của Viện
    Đảm bảo chất lượng giáo dục . 40
    3.1.1 Mục tiêu chương trình 40
    3.1.2 Khung chương trình 41
    3.2. Mô tả về các học viên Khóa I, Khóa II – Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
    43
    3.2.1. Phân bố học viên theo độ tuổi . 43
    3.2.2. Phân bố học viên theo tuổi và giới 43
    3.2.3. Phân bố học viên theo địa bàn công tác 44
    3.2.4. Phân bố học viên theo cơ quan công tác . 44
    3.2.5. Phân bố học viên theo lĩnh vực công tác . 45
    3.2.6. Phân bố học viên theo chức vụ 45
    3.2.7. Sự thay đổi vị trí công tác và lĩnh vực công tác của học viên . 46
    3.2.8. Thời gian công tác trong lĩnh vực ĐLĐG . 47
    3.2.9. Phân bố học viên theo nhu cầu tham gia khóa học . 47
    3.3. Thực trạng mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của các học viên Khóa I,
    Khóa II 48
    3.3.1. Mức độ đáp ứng mục tiêu về kiến thức . 50
    3.3.2. Mức độ đáp ứng mục tiêu về kỹ năng . 59
    3.3.3. Mức độ đáp ứng mục tiêu về năng lực 67
    3.3.4. Mức độ đáp ứng mục tiêu về phẩm chất, tư cách đạo đức 78
    3.3.5. Đánh giá chung về chương trình đào tạo . 81
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 94
    1. Kết luận 94
    2. Khuyến nghị . 94
    3. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo . 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
    PHỤ LỤC . 103
    PHỤ LỤC 1 104
    PHỤ LỤC 2 113
    PHỤ LỤC 3 118
    PHỤ LỤC 4 119
    PHỤ LỤC 5 120
    PHỤ LỤC 6 123

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, giáo dục đại học (GDĐH) của nước ta đã có
    nhiều biến đổi và đang phát triển mạnh cả về quy mô, loại hình đào tạo, từng bước
    hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù đã có nhiều chuyển
    biến mạnh mẽ, nhưng GDĐH nước ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập.
    Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
    và chưa sánh ngang tầm với nhiều trường đại học trong khu vực và trên thế giới.
    Nâng cao chất lượng đào tạo được xác định là yêu cầu cấp bách và cần được
    quan tâm hàng đầu đối với GDĐH ở nước ta hiện nay nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vươn lên ngang tầm khu vực và tiến
    tới trình độ GDĐH của thế giới. Chính vì vậy, sự ra đời của các bộ phận Đảm bảo
    chất lượng được coi là minh chứng cho đòi hỏi duy trì và cải thiện chất lượng giáo
    dục.
    Trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học
    (ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm
    2007), BGDĐT chỉ đạo các trường đại học phải “có tổ chức đảm bảo chất lượng
    giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ
    có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao các hoạt
    động của nhà trường”. [13]. Chính vì vậy, việc đào tạo/tuyển dụng đội ngũ cán bộ
    có năng lực thực hiện công tác đảm bảo chất lượng (ĐBCL) đã và đang là một trong
    những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu đối với các đơn vị đào tạo.
    Nắm bắt trước được yêu cầu này, ngày 2 tháng 3 năm 1995, Giám đốc Đại
    học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã kí quyết định số 57/TCCB thành lập Trung tâm
    đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục - CEQARD nay là
    Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) – INFEQA với sứ mạng là thực
    hiện các nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ
    trong lĩnh vực quản trị đại học, đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy
    chuẩn quốc tế.
    9
    Không chỉ đóng vai trò là cơ quan chuyên trách của ĐHQGHN, Viện
    ĐBCLGD còn là cái nôi đầu tiên trên cả nước đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Đo
    lường và Đánh giá (ĐL&ĐG) trong giáo dục với mục tiêu “đào tạo các chuyên gia
    có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên sâu về
    ĐL&ĐG để thực hiện hiệu quả các chương trình ĐLĐG trong giáo dục phổ thông,
    giáo dục đại học và trong các chương trình/dự án nghiên cứu có liên quan đến giáo
    dục, dân sinh và dân trí cũng như quản lý v.v góp phần nâng cao chất lượng và
    hiệu quả cho các hoạt động giáo dục, quản lý, điều hành và đầu tư phát triển”
    (CEQARD, 2008).
    Với yêu cầu của công tác đảm bảo chất lượng hiện nay, các học viên của
    Viện được kì vọng sẽ là lực lượng nòng cốt đáp ứng yêu cầu về nhân lực có trình độ
    chuyên môn cho các phòng, ban chuyên trách tại các cơ sở đào tạo.
    Điều 7 của Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại
    học (ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm
    2007) còn đề cập rõ việc “các trường đại học phải có kế hoạch đánh giá chất lượng
    đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào
    tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội” như là một tiêu chuẩn để đánh giá chất
    lượng hoạt động đào tạo. [13]
    Như vậy, có thể nói việc đánh giá chất lượng người học sau khi ra trường đã
    trở thành yêu cầu đối với các đơn vị đào tạo nhằm không ngừng đổi mới, cải tiến,
    hoàn thiện hơn nữa chương trình, chất lượng đào tạo và Viện ĐBCLGD cũng không
    nằm ngoài phạm vi đó.
    Câu hỏi đặt ra ở đây là: Các học viên cao học chuyên ngành ĐL&ĐG trong
    giáo dục của Viện đáp ứng tới mức độ nào so với các mục tiêu đào tạo đã đề ra?
    Đây chính là lý do tôi chọn Đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của học
    viên cao học Khóa I - Khóa II chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo
    dục - Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (INFEQA) làm đề tài cho luận văn tốt
    nghiệp.
    10
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nhằm đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo của học viên cao học
    Khóa I và Khóa II chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của Viện ĐBCLGD. Từ
    đó, đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa chương trình đào tạo Thạc
    sỹ ĐL&ĐG của Viện.
    3. Giới hạn nghiên cứu
    Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả thực hiện đánh giá mức độ đáp ứng mục
    tiêu đào tạo của sản phẩm đào tạo (ở đây là các học viên Khóa I, Khóa II đã hoàn
    thành chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của
    Viện).
    Các mục tiêu ở đây chính là các mục tiêu mà chương trình đào tạo Thạc sỹ
    ĐL&ĐG của Viện ĐBCLGD đề ra. Đó là các mục tiêu về phẩm chất tư cách đạo
    đức, kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên sâu về đo lường và đánh giá.
    Những thông tin được thu thập và phân tích chủ yếu dựa trên nhận định chủ
    quan của học viên và cán bộ quản lý, đồng nghiệp nơi học viên công tác.
    4. Câu hỏi nghiên cứu
    Các học viên Khóa I, Khóa II chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của
    Viện ĐBCLGD đáp ứng được tới mức nào so với các mục tiêu đào tạo đã đề ra ở
    khía cạnh phẩm chất, tư cách đạo đức?
    Các học viên Khóa I, Khóa II chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của
    Viện ĐBCLGD đáp ứng được tới mức nào so với các mục tiêu đào tạo đã đề ra ở
    khía cạnh kiến thức?
    Các học viên Khóa I, Khóa II chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của
    Viện ĐBCLGD đáp ứng được tới mức nào so với các mục tiêu đào tạo đã đề ra ở
    khía cạnh kỹ năng?
    Các học viên Khóa I, Khóa II chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của
    Viện ĐBCLGD đáp ứng được tới mức nào so với các mục tiêu đào tạo đã đề ra ở
    khía cạnh năng lực chuyên sâu về đo lường và đánh giá?
    11
    5. Giả thuyết nghiên cứu
    Các học viên Khóa I và Khóa II chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của
    Viện ĐBCLGD đáp ứng tốt mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên sâu và
    phẩm chất, tư cách đạo đức.
    6. Đối tượng nghiên cứu
    Mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo.
    7. Khách thể nghiên cứu
    Các học viên Khóa I, Khóa II đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ
    chuyên ngành ĐL&ĐG trong giáo dục của Viện ĐBCLGD, gồm 20 học viên.
    Người quản lý và đồng nghiệp tại nơi làm việc của các học viên Khóa I,
    Khóa II đã tốt nghiệp và hiện đang công tác trong lĩnh vực ĐLĐG.
    8. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu được thực hiện với các học viên Khóa I, Khóa II đã tốt nghiệp
    chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành ĐL&ĐG của Viện ĐBCLGD tính đến hết
    tháng 2 năm 2011.
    Để có ý kiến đánh giá khách quan về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của
    học viên, nghiên cứu được tiến hành với cán bộ quản lý và đồng nghiệp tại nơi làm
    việc của họ. Do nội dung của đề tài chủ yếu nhằm khai thác mức độ đáp ứng mục
    tiêu thuộc chuyên ngành ĐLĐG mà học viên đã được đào tạo nên nghiên cứu chỉ
    tập trung vào các đối tượng là cán bộ quản lý và đồng nghiệp của các học viên hiện
    đang công tác trong lĩnh vực ĐLĐG.
    Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011.
    12

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
    Trên thế giới, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài dù được thực
    hiện bằng các cách thức khác nhau nhưng đều có điểm chung là đánh giá mức độ
    đáp ứng mục tiêu đào tạo nhằm cải thiện chất lượng/hiệu quả đào tạo. Việc đánh giá
    mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo có ba xu hướng chủ yếu: thứ nhất là dựa trên kết
    quả học tập của người học, thứ hai là dựa trên kết quả tại nơi học viên công tác và
    thứ ba là kết hợp cả đánh giá kết quả của người học trong quá trình học và kết quả
    tại nơi làm việc.
    Liên quan đến xu hướng thứ nhất, có thể kể đến công trình nghiên cứu của
    Ủy ban giáo dục Đại học các bang miền Trung, Hoa Kỳ. Nghiên cứu này xác định
    đánh giá kết quả học tập của sinh viên là bước thứ ba trong một chu trình gồm bốn
    bước nhằm đánh giá việc dạy và học tương ứng với chu trình đánh giá việc lập kế
    hoạch của cơ sở đào tạo. Trong đó, bước thứ nhất là đưa ra các mục tiêu học tập rõ
    ràng bao gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực mà sinh viên được trông đợi
    là sẽ đạt được sau khi hoàn thành thành công một khóa học, một chương trình đào
    tạo, một yêu cầu giáo dục nói chung, hay các trải nghiệm cụ thể khác. Bước thứ hai
    là triển khai các khóa học, các chương trình và các trải nghiệm, cung cấp cho sinh
    viên cơ hội để đạt được các mục tiêu học tập này. Bước thứ ba là đánh giá việc đạt
    được các mục tiêu học tập của sinh viên. Bước cuối cùng là sử dụng kết quả của các
    đánh giá này nhằm cải thiện việc dạy và học đồng thời đưa ra các quyết định phân
    bổ nguồn lực và lập kế hoạch. Các tác giả của nghiên cứu này cũng nhấn mạnh “Do
    kết quả học tập của sinh viên là thành phần cơ bản trong sứ mệnh của hầu hết các cơ
    sở giáo dục đại học nên việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một thành tố
    cần thiết trong quá trình đánh giá hiệu quả của cơ sở đào tạo”. [38]
    Cùng chung hướng nghiên cứu này, các tác giả Rebecca Cartwright, Ken
    Weiner và Samantha Streamer – Veneruso trong nghiên cứu về Đánh giá kết quả

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
    ngành đào tạo, số 2196/BGDĐT – GDĐH, ban hành ngày 22 tháng 4 năm
    2010, truy cập ngày 18-8-2010, tại trang web:
    http://www.moet.gov.vn/?page=1.19&view=2244.
    2. Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh (n.d), Khảo sát doanh nghiệp,
    truy cập ngày 18-8-2012, tại trang web:
    www.dch.hcmut.edu.vn/files/ksdn.doc.
    3. Đại học Đà Lạt (n.d), Khảo sát cựu sinh viên, truy cập ngày 18-8-2010, tại
    trang web:
    http://210.245.126.58/WebSurvey/128809415035570000/53901F624512/sv.
    aspx?nlpe0p453p50q455yzfwsjue.
    4. Đại học Quốc gia Hà Nội, Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia
    Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10
    năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, truy cập ngày 18-8-2010,
    tại trang web: http://www1.vnu.edu.vn/dhqg/contents/index.php?ID=2950.
    5. Đặng Hữu Hoàng (2008), Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống gia
    đình, truy cập ngày 14-7-2010, tại trang web:
    http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/200830.
    6. Học viện Ngoại giao (n.d), Điều tra việc làm của sinh viên sau khi tốt
    nghiệp, truy cập ngày 18-10-2010, tại trang web:
    http://www.hocvienngoaigiao.org.vn/ ./Phieu%20dieu%20tra%20viec%20la
    m ./download.
    7. Học viện Tài chính (2010), Khảo sát sinh viên sau tốt nghiệp, truy cập ngày
    18-8-2010, tại trang web: http://kiemtoan.com.vn/forum/.
    8. Lan Hương (2008), Hơn 50% sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại, truy cập
    ngày 16-8-2010, tại trang web: http://www.ier.edu.vn/content/view/81/54/.
    98
    9. Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng Đo lường và Đánh giá trong giáo dục,
    Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục.
    10. Nguyễn Hoàng (n.d), Đánh giá chất lượng giáo dục, truy cập ngày 8-9-2010,
    tại trang web:
    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Danh-gia-chat-luong-giao-duc/40024979/157/.
    11. Nguyễn Khánh Đức (n.d), Phát triển chương trình đào tạo, truy cập ngày 18-8-2010, tại trang web:
    http://www.ntt.edu.vn/userfiles/file/ThuVien/Boiduongnghiepvusupham/ptch
    uong_trinh_gd-09.doc.
    12. Nguyễn Lăng Bình và cộng sự (2010), Dạy và học tích cực – Lí luận cơ bản:
    Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục, tr.5-15.
    13. Nguyễn Phương Nga (2010), Kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam,
    Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.57-58.
    14. Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự (1998), Tâm lý học, Tài liệu đào tạo giáo
    viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sư phạm, Dự án phát triển giáo
    viên Tiểu học, Bộ giáo dục và đào tạo, tr. 68.
    15. Nguyễn Thị Hoa (2009), Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh
    viên trường cao đẳng sư phạm Sơn La, Luận văn Thạc sỹ Đo lường và Đánh
    giá, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo
    dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, truy cập ngày 8-9-2010, tại trang web:
    http://www.ceqard.vnu.edu.vn/Desktop.aspx/Noi-dung-bai-viet/Luan-vanthac-si/Luan_van_cua_hoc_vien_khoa_1/.
    16. Ngô Thanh Tùng (2009), Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc
    của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 thông qua ý
    kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội,
    Luận văn Thạc sỹ Đo lường và Đánh giá, Trung tâm Đảm bảo chất lượng
    đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, truy
    cập ngày 8-9-2010, tại trang web:
    99
    http://www.ceqard.vnu.edu.vn/Desktop.aspx/Noi-dung-bai-viet/Luan-vanthac-si/Luan_van_cua_hoc_vien_khoa_1/.
    17. Trần Khánh Đức (2005), Năng lực nghề nghiệp và vấn đề đánh giá chất
    lượng trong giáo dục đại học, trong Nguyễn Phương Nga, chủ biên, Giáo dục
    Đại học chất lượng và đánh giá, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
    Nội, tr.306.
    18. Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm
    nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
    Luận án Tiến sỹ Quản lí giáo dục, Khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    19. Trần Thị Tú Anh (2008), Nghiên cứu đánh giá chất lượng giáo dục đại học
    tại Học viên Báo chí và Tuyên truyền, Luận văn Thạc sỹ Đo lường và Đánh
    giá, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo
    dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, truy cập ngày 8-9-2010, tại trang web:
    http://www.ceqard.vnu.edu.vn/Desktop.aspx/Noi-dung-bai-viet/Luan-vanthac-si/Luan_van_cua_hoc_vien_khoa_1/.
    20. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và Đo lường kết quả học tập, Nhà
    xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 7-8.
    21. Trung tâm từ điển Vietlex (2007), Từ điển tiếng Việt, tr.123.
    22. Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh (2010), Khảo sát sinh
    viên tốt nghiệp từ 2002-2006, truy cập ngày 18-8-2010, tại trang web:
    http:www.hungvuong.edu.vn.
    23. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2009), Khảo sát sinh viên tốt
    nghiệp hệ chính quy, truy cập ngày 18-8-2010, tại trang web:
    http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&task
    =view&id=431.
    24. Trường Đại học Nha Trang (n.d), Khảo sát thông tin về chất lượng sinh viên
    tốt nghiệp và nhu cầu tuyển dụng, truy cập ngày 18-8-2010, tại trang web:
    www.ntu.edu.vn/ ./phieu%20ks%20doannghiep-07(1).doc.aspx.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...