Thạc Sĩ Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Phương pháp nghiên cứu .3
    3.1. Câu hỏi nghiên cứu 3
    3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .4
    3.3. Phương pháp nghiên cứu .4
    3.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .5
    4. Cấu trúc của luận văn 5
    PHẦN NỘI DUNG 7

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 7
    1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 7
    1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài .13
    1.3. Khung lý thuyết của đề tài .20

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.1. Xây dựng công cụ đo lường .24
    2.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu 25
    2.3. Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường 27
    2.4. Kiểm tra độ hiệu lực của công cụ đo lường 32

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 37
    3.1. Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp37
    3.2. Tổ chức đào tạo sau khi tuyển dụng cho sinh viên mới tốt nghiệp .41
    3.3. Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ 48
    3.4. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc .52
    PHẦN KẾT LUẬN 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .65
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi sự cạnh tranh diễn ra ngày
    càng gay gắt thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
    đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu và
    hoạch định chính sách đang rất quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực vì đó
    là chìa khóa để tăng trưởng, phát triển bền vững, cạnh tranh hiệu quả trong kỷ
    nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế.
    Thị trường lao động khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ lực là
    Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu nhân lực cao về số lượng và chất lượng.
    Theo thống kê và dự báo của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực,
    Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn 2010 - 2015, với tốc độ tăng chỗ làm
    việc mới là 3-3,5%/năm, thành phố sẽ có nhu cầu chung về nhân lực là
    280.000 - 300.000 chỗ làm việc/năm (Trần Anh Tuấn, 2010). Ngành công
    nghệ thông tin là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực lớn. Theo dữ
    liệu của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, mỗi năm, các cơ sở
    đào tạo công nghệ thông tin trên cả nước đào tạo được 10.000 sinh viên với
    tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, trong khi đó nhu cầu nhân lực ngành công
    nghệ thông tin hiện tại là 30.000 người (Trần Anh Tuấn, 2010). Do đó, các
    doanh nghiệp công nghệ thông tin đang thiếu lao động một cách trầm trọng.
    Quyết định 1755/QĐ-TTg, ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
    duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin
    và truyền thông” đã chỉ ra rằng công nghệ thông tin là một ngành mũi nhọn
    của quốc gia, ngành có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận và thúc đẩy tăng
    trưởng quốc gia. Quyết định cũng chỉ ra rằng để đạt yêu cầu tăng trưởng, nhu
    cầu lao động ngành công nghệ thông tin hàng năm là rất cao, đến năm 2020
    “80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường
    đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao
    động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công
    nghiệp công nghệ thông tin đạt một triệu người”.
    Trong khi đó, những năm gần đây, tình trạng sinh viên công nghệ thông
    tin sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc việc làm không phù hợp
    chuyên môn vẫn còn nhiều. Theo số liệu khảo sát của dự án giáo dục đại
    học về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, chỉ có 30% đáp ứng được yêu
    cầu của nhà tuyển dụng trong khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học
    hàng năm (Dự án Giáo dục Đại học 2, 2005). Trong đó, sinh viên tốt nghiệp
    ngành công nghệ thông tin cũng không thoát khỏi tình trạng này. Như vậy, số
    lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin được tuyển
    dụng vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin quá ít.
    Thực trạng trên cho thấy hiện trạng công tác đào tạo của trường đại học
    chưa đồng bộ với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, mức độ đáp ứng của
    sản phẩm đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp đã và đang được các
    lãnh đạo, nhà khoa học, nhà giáo và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục
    đào tạo phân tích, trao đổi và bàn bạc. Điển hình có các nghiên cứu của
    Nguyễn Kim Dung (2005), Bùi Mạnh Nhị (2006), Trần Anh Tài (2009), Lê
    Văn Hảo (2010) . Ngoài ra, các nghiên cứu, phát biểu về đánh giá nhằm tìm
    biện pháp nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học còn được trình
    bày trong các hội thảo, hội nghị.

    Cho đến nay, có rất nhiều bình luận liên quan đến mức độ đáp ứng đối
    với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có nhiều nghiên
    cứu chuyên biệt cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Do đó,
    đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp
    đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên
    địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)
    ” được đặt ra nhằm nghiên cứu, phân tích
    các đánh giá của doanh nghiệp, cụ thể là nhà tuyển dụng của các doanh
    nghiệp, về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành
    công nghệ thông tin.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá mức độ đáp ứng đối với công
    việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin.
    Mục tiêu cụ thể của luận văn là khảo sát các đánh giá của nhà tuyển
    dụng về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại
    học ngành công nghệ thông tin, xét trên các phương diện kiến thức, kỹ năng,
    và thái độ của sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...