Thạc Sĩ Đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài: . 1
    2. Ý nghĩa của đề tài: . 4
    3. Mục đích nghiên cứu: 4
    4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: 4
    5. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu 5
    6. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu: 5
    6.1. Đối tượng nghiên cứu: Đo lường mức độ đáp ứng những đòi hỏi của
    thị trường lao động của chương trình đào bậc cao đẳng ngành Tài chính
    ngân hàng. . 5
    6.2 . Khách thể nghiên cứu: Nhà truyển dụng nơi sinh viên tốt nghiệp
    ngành Tài chính ngân hàng của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính
    Vĩnh Long đang làm việc, cán bộ giáo viên và sinh viên tốt nghiệp
    trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long. . 5
    7. Phương pháp nghiên cứu: . 5
    8. Phạm vi khảo sát . 6

    Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến
    đề tài 7
    1.1.1 . Các nghiên cứu trong nước: 7
    1.1.2 . Các nghiên cứu ngoài nước: 12
    1.2. Các vấn đề lý thuyết của đề tài nghiên cứu . 22
    1.2.1. Những khái niệm về chương trình đào tạo và phát triển chương
    trình đào tạo 22
    1.2.2 Khái niệm đáp ứng: . 26
    1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 27

    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 29
    2.1 Giới thiệu về chương trình đào tạo ngành Tài chính- Ngân hàng của
    Trường CĐ KTTC VL . 29
    2.2 Qui trình nghiên cứu: 30
    2.3 Thiết kế công cụ khảo sát . 31
    2.4 Mẫu nghiên cứu 32
    2.5 . Đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ đo lường 33

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
    3.1 Kết quả tự đánh giá mức độ đáp ứng với đòi hỏi thị trường lao động
    của sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng 39
    3.1.1 Mức độ đáp ứng về kiến thức : . 40
    3.1.2 . Mức độ đáp ứng về kỹ năng đối với công việc: 41
    3.1.3 Thái độ: . 44
    3.2 Kết quả đánh giá của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp . 44
    3.2.1 Kiến thức . 45
    3.2.2 Kỹ năng . 47
    3.2.3 Thái độ: . 49
    3.3 Tìm hiểu mức độ đáp ứng của thành tố kiến thức của sinh viên tốt
    nghiệp cao đẳng ngành tài chính ngân hàng với đòi hỏi của thị trường lao
    động giữa đánh giá của nhà tuyển dụng và tự đánh giá của sinh viên: 52
    3.4 Tìm hiểu mức độ đáp ứng của thành tố kỹ năng của sinh viên tốt
    nghiệp cao đẳng ngành tài chính ngân hàng với đòi hỏi của thị trường lao
    động giữa đánh giá của nhà tuyển dụng và tự đánh giá của sinh viên: 56
    3.5 Tìm hiểu mức độ đáp ứng của thành tố thái độ của sinh viên tốt
    nghiệp cao đẳng ngành tài chính ngân hàng với đòi hỏi của thị trường lao
    động giữa đánh giá của nhà tuyển dụng và tự đánh giá của sinh viên: 59
    3.6. So sánh mức độ đáp với đòi hỏi của thị trường lao động về nhóm
    các kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp trong tự đánh
    giá của sinh viên tốt nghiêp và đánh giá của nhà tuyển dụng . 61
    3.6.1. Kiến thức : . 61
    3.6.2. Kỹ năng: 63
    3.6.3. Thái độ 65
    KẾT LUẬN 69
    TÀI LIỆU THAM KẢO . 72
    Tài liệu việt nam . 72
    Tài liệu nước ngoài . 73
    PHỤ LỤC . 75

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:

    Một trong những tác động chủ yếu của toàn cầu hóa là xu hướng phát
    triển nguồn nhân lực. Xuất phát điểm không chỉ từ những thay đổi về kỹ
    thuật và sự gia giảm liên tục các chi phí truyền thông và vận chuyển, mà
    còn từ sự tương tác giữa các quốc gia phát triển và vai trò ngày càng trở
    nên quan trọng của các nước đang phát triển đối với sự gia tăng nền kinh tế
    toàn cầu. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng
    hơn và trở thành một thị trường rộng khắp, tương tác và phụ thuộc lẫn
    nhau.
    Theo đánh giá của Cục việc làm - Bộ Lao động Thương binh và Xã
    hội, (năm 2007) khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO, các
    cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng việc làm và việc làm ở các lĩnh vực
    mới, các khu vực mới, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu
    vực dịch vụ; khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ngày càng gia tăng đòi
    hỏi nhu cầu sử dụng lao động cũng tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng
    và có tác động trực tiếp đến vấn đề tuyển dụng lao động.
    Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng nhanh cả về
    chất lượng và số lượng nhân lực, hàng loạt các trường đại học, cao đẳng,
    trung cấp ra đời. Sự gia tăng số lượng các cơ sở giáo dục, sự đa dạng các
    loại hình đào tạo đặt cho nền giáo dục những yêu cầu cao hơn về chất
    lượng và kiểm soát chất lượng đào tạo.
    Ngày 01 tháng 11 năm 2007, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành
    Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng,
    trong đó bao gồm nội dung đánh giá về chương trình giáo dục. Một trong
    những tiêu chí đánh giá chương trình giáo dục được đưa ra là “Chương
    trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế
    một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào
    tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường
    lao động”.
    Tuy nhiên, theo đánh giá của Bành Tiến Long (năm 2009) chất lượng
    và hiệu quả giáo dục đại học của ta còn thấp. Và theo ông muốn cải tiến
    nâng cao chất lượng thì phải thực hiện đồng bộ một loạt vấn đề. Trước hết
    phải đổi mới tư duy giáo dục đại học, phải hiện đại hoá hệ thống, đổi mới
    cơ chế chính sách nhằm thực sự tạo ra một môi trường giáo dục đại học
    mới, có không gian thoáng đạt cho hoạt động sáng tạo trong giảng dạy và
    nghiên cứu các trường có tính độc lập và tự chủ, nguồn tài chính ổn định và
    bền vững, các trường phải chịu trách nhiệm xã hội trước các nhà tài trợ và
    những người có quyền lợi liên quan. Các công việc cụ thể được coi là then
    chốt trong việc thay đổi mặt bằng chất lượng là nội dung, chương trình,
    phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, nguồn tài
    chính và cơ sở vật chất, công tác nghiên cứu khoa học, công tác hợp tác
    quốc tế. Trong thực tế sản phẩm đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
    của thị trường lao động.
    Theo kết quả điều tra khảo sát của Trung tâm Giới thiệu việc làm
    thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, sau khi tiến hành lấy ý kiến 1.000
    doanh nghiệp (DN) tuyển dụng, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của sinh
    viên, học sinh tốt nghiệp trường nghề tìm việc làm (gọi chung là ứng viên).
    cho thấy có đến 40% DN nhận định: Ưu điểm của ứng viên là nắm vững
    kiến thức cơ bản về ngành nghề học, nhưng chỉ có 12% nhận xét ứng viên
    có kỹ năng làm việc chuyên môn và cùng 12% có khả năng thích nghi công
    việc thực tế. Ngược lại, đánh giá về hạn chế của ứng viên, có đến 38% DN
    nhận xét là các ứng viên thiếu kinh nghiệm và bí quyết chuyên môn, 20%
    thiếu hiểu biết về các vấn đề kinh tế, sản xuất kinh doanh, 20% hạn chế
    kiến thức ngoại ngữ, tin học
    Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước (NHNN), đến năm 2012,
    tổng số nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng 180.000 người, trong đó
    làm việc trong hệ thống NHNN hơn 6.000 người, số còn lại làm việc trong
    các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân. Theo số liệu của Viện
    Nhân lực Ngân hàng tài chính (BTCI), lượng sinh viên trong ngành ra
    trường trong năm học 2012- 2013 có khoảng 29.000 người đến 32.000
    người và đến năm 2016 là 61.000 người. Số sinh viên được tuyển dụng
    khoảng 15.000 đến 20.000 người. Như vậy, vẫn còn hơn ½ số sinh viên ra
    trường sẽ không có việc làm. Cung nhân lực đã vượt qua cầu thực tế.
    Nguyên nhân do đâu khiến sinh viên tốt nghiệp không được tuyển dụng:
    sinh viên không đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng, nhu cầu sử dụng nhân
    lực của ngành tài chính ngân hàng, chất lượng đào tạo .
    Như vậy, vẫn còn nhiều khác biệt giữa kiến thức và kỹ năng được
    đào tạo với kỹ năng người sử dụng lao động cần, nghĩa là “cung” chưa đáp
    ứng “cầu”. Câu hỏi đặt ra là: Thật sự chương trình đào tạo mà các trường
    đang xây dựng có đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động hay
    không? Việc đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động về
    chương trình đào tạo mà các trường đang áp dụng sẽ cung cấp thông tin cần
    thiết cho việc nghiên cứu giáo dục và đánh giá chương trình chương trình
    đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, và đánh giá
    chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo.
    Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả đào tạo của một trường là vấn đề
    rất quan trọng. Theo tác giả Volkwien " hình thức hiệu quả nhất của đánh
    giá và cải tổ tổ chức là đánh giá chương trình đào tạo học trực tiếp tại
    trường" (Volkwien, 2009, tr 20).
    Nếu xem giáo dục như là một dịch vụ đặc biệt thì cơ sở đào tạo là
    đơn vị cung ứng sản phẩm và chương trình đào tạo chính là sản phẩm, đơn
    vị sử dụng lao động chính là những khách hàng. Và khách hàng có yêu cầu
    ngày càng cao về sản phẩm theo lý thuyết cung cầu, họ có quyền lực chọn
    các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau, và vấn đề cốt lõi là chất
    lượng sản phẩm có đáp ứng được với yêu cầu khách hàng. Chính vì vậy,
    việc lựa chọn, đánh giá sản phẩm dịch vụ đào tọ hay chương trình đào tạo
    là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của cơ sở đào tạo.
    Vì vậy, tác giả nghiên cứu chọn đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng
    đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc Cao đẳng
    ngành Tài chính ngân hàng” (Nghiên cứu trường hợp trường Cao đẳng
    Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long)
    .
    2. Ý nghĩa của đề tài:
    Việc nghiên cứu mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của
    chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành Tài chính ngân hàng có ý nghĩa
    quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục.
    Trường Cao đẳng Kinh tế- Tài chính Vĩnh Long, được nâng cấp lên trường
    cao đẳng từ năm 2004, và tính đến năm 2012 đã đào tạo được 5 khoá cử
    nhân cao đẳng. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu càng có ý nghĩa giúp trường
    bổ sung tài liệu phục vụ cho công tác tự đánh gía của trường, đánh giá
    những hoạt động đã đạt được, những điểm còn khiếm khuyết để cải tiến và
    nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu của luận văn hướng tới mục tiêu cụ thể là đánh giá
    mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc
    cao đẳng ngành Tài chính ngân hàng thông qua việc đánh giá mức độ đáp
    ứng về kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên tốt nghiệp với đòi hỏi của
    thị trường lao động, để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp cải
    tiến nội dung chương trình và cách thức tổ chức thực hiện chương trình.
    4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài thực hiện nghiên cứu, đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị
    trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành Tài chính
    ngân hàng của Trường CĐKTTC Vĩnh Long.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...