Thạc Sĩ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển và ngành Máy tàu biển Trường Đại học Hàng hải

    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CÁM ƠN
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
    PHẦN MỞ ĐẦU 01
    1. Lý do chọn đề tài . 01
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 02
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 03
    4. Phương pháp nghiên cứu 03
    4.1. Câu hỏi nghiên cứu 03
    4.2. Giả thiết nghiên cứu . 03
    4.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 04
    4.4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 09
    CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước . 11
    1.2. Cơ sở lý luận thuộc về đề tài . 18
    CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu . 25
    2.2. Tiến trình nghiên cứu 26
    2.3. Xây dựng công cụ đo lường 28
    2.4. Kiểm tra độ tin cậy, tính hiệu lực của công cụ đo lường 30
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Một số thông tin về khách thể nghiên cứu . 35
    3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về đánh giá mức độ đáp ứng về kiến
    thức của sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển 39
    3.3. Phân tích kết quả nghiên cứu về đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ
    năng của sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển 55
    6
    3.4. Phân tích kết quả nghiên cứu về đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ
    nghề nghiệp của sinh viên 2 ngành đi biển đối với công việc trên biển . 70
    CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ
    KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
    HỆ CHÍNH QUY THUỘC 2 NGÀNH ĐI BIỂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU
    CÔNG VIỆC TRÊN BIỂN . 74
    4. 1. Các giải pháp đối với mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào
    tạo và huấn luyện sinh viên ngành đi biển 74
    4.2. Các giải pháp tăng cường trong công tác thực tập, nghiệp vụ tay
    nghề kỹ thuật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ
    thuyền viên ngành đi biển 80
    4. 3. Các giải pháp tăng cường đầu tư để phát triển đội ngũ cán bộ quản
    lý, giảng viên đào tạo, huấn luyện hàng hải 82
    4. 4. Nhu cầu cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và huấn luyện . 83
    4.5. Những đề xuất ý kiến về chính sách hỗ trợ cho sinh viên 83
    PHẦN KẾT LUẬN 85
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
    PHỤ LỤC . 91

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài :
    Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực
    có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất trên
    thế giới. Mặt khác, với hơn 3,260km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong
    việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển.
    Tháng 2 năm 2007, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khoá X) đã
    thông qua Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”, đây là Chiến lược
    đầu tiên của Việt Nam về biển và cũng là kim chỉ nam để định hướng phát triển các
    ngành, lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
    Cùng với việc thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới,
    việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các ngành, lĩnh vực kinh tế biển gắn với xây
    dựng và phát triển “Thương hiệu biển Việt Nam” theo định hướng Chiến lược biển
    có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đưa nước ta “Tiến nhanh ra biển, trở thành Quốc
    gia mạnh về biển và làm giàu từ biển”, như tinh thần Nghị quyết 4 về “Chiến lược
    biển Việt Nam đến 2020” đã yêu cầu.
    Ngành Hàng hải nói chung và vận tải biển nói riêng được xác định là ngành lợi
    thế lớn và trong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc mang tính quố c tế
    ngày càng cao và từng bước đáp ứng yêu cầu cho hoạt động vận tải biển ở Việt
    Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
    Bên cạnh các yếu tố làm nên “Thương hiệu biển Việt Nam” thì nhân tố con
    người trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển chung đó. Đối với các nước
    đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, với quan điểm lấy con người làm
    trung tâm, các chiến lược phát triển đều hướng vào phát triển nguồn nhân lực ở
    những khía cạnh chủ chốt về giáo dục và đào tạo, thể chất, chăm sóc sức khỏe. Đầu
    tư cho con người luôn là dạng đầu tư an toàn nhất và có hiệu quả nhất . Tháng
    3/2007, hội nghị trung ương lần thứ 4 đã khẳng định Chiến lược biển Việt Nam với
    định hướng: Kinh tế biển (trong đó có ngành Hàng hải ) sẽ đem về cho đất nước
    53,55% GDP. Chiến lược trên đặt ra cho ngành Hàng hải phải vươn lên mạnh mẽ về
    mọi mặt. Quyết định của Thủ tướng đề cập đến nhiều biện pháp, trong đó nhấn
    mạnh: phải tăng cường phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng
    2
    đội ngũ cán bộ quản lý, sỹ quan thuyền viên để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh
    doanh, mở rộng hoạt động dịch vụ hàng hải và xuất khẩu thuyền viên.
    Những năm gần đây, ngành Hàng hải Việt Nam phát triển rất mạnh, đội tàu
    trong nước và thế giới tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng sỹ quan và
    thuyền viên. Hơn nữa, các quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
    của các điều khoản trong các quy định của Công ước quốc tế ngày một nghiêm
    ngặt, đòi hỏi chủ tàu phải đổi mới trang thiết bị phù hợp và buộc phải liên tục cập
    nhật, bổ sung kiến thức cho thuyền viên.
    Lao động hàng hải thuộc nhóm đặc thù, công việc phức tạp do môi trường làm
    việc chịu ảnh hưởng sóng, gió, bão tố và mức độ rủi ro cao, đòi hỏi thuyền viên phải
    có sức khỏe tốt, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, ý thức làm việc, lao động cao, trình
    độ kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng và tinh thông ngoại ngữ. Tuy vậy,
    thực trạng nhân lực ngành hàng hải nói chung vẫn trong tình trạng yếu và thiếu.
    Trong năm 2010, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đang triển khai kiểm tra việc
    thực hiện các công ước quốc tế quy định về vấn đề đào tạo thuyền viên, việc cấp các
    chứng chỉ có liên quan cho thuyền viên tại các cơ sở đào tạo có đáp ứng các yêu cầu
    đề ra trong công ước quốc tế không? Như vậy, việc nâng cao chất lượng công tác
    đào tạo và huấn luyện thuyền viên của Trường Đại học Hàng hải ngày càng trở nên
    cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững nguồn nhân lực Hàng hải.
    Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về việc nâng cao năng lực đào tạo
    hàng hải Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành hàng hải, tuy nhiên
    việc đi sâu, tìm hiểu mức độ đáp ứng công việc trên điều kiện môi trường biển của
    sinh viên chính quy khi tốt nghiệp ra trường chưa được triển khai, các thông tin,
    thống kê còn thiếu. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “ Đánh giá mức độ
    đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành Điều khiển
    tàu biển và Máy tàu biển của Trường Đại học Hàng hải” làm hướng nghiên cứu
    với mong muốn đóng góp một phần cải thiện chất lượng đào tạo và huấn luyện
    nguồn nhân lực các ngành đi biển chất lượng cao cho trường Đại học Hàng hải.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là thực hiện việc tìm hiểu mức độ đáp ứng công
    việc trên biển của sinh viên chính quy đã tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải thông
    3
    qua trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc và thái độ đối với công việc mà sinh viên
    đã được trang bị khi còn học trong Nhà trường. Trên cơ sở phân tích, xử lý, đánh
    giá các kết quả đã thu được để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
    đào tạo, công tác huấn luyện cho nguồn nhân lực đi biển của Trường Đại học Hàng
    hải, đảm bảo đưa ra được những sản phẩm nguồn nhân lực hoàn thiện nhất đáp ứng
    tốt các yêu cầu của công việc trên biển.
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài giới hạn ở mức độ phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng công việc trên
    biển của sinh viên chính quy thuộc 2 ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển đã
    tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải đang làm việc trên tàu thuộc các công ty vận
    tải biển trong nước và nước ngoài.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    4.1. Câu hỏi nghiên cứu:
    + Các mức độ về kiến thức của sinh viên chính quy 2 ngành Điều khiển tàu
    biển và Máy tàu biển được đào tạo trong nhà Trường được trang bị đã đáp ứng ở
    mức nào trước những yêu cầu công việc trên biển?
    + Các mức độ về kỹ năng của sinh viên chính quy 2 ngành Điều khiển tàu
    biển và Máy tàu biển được đào tạo trong nhà Trường được trang bị đã đáp ứng ở
    mức nào trước những yêu cầu công việc trên biển?
    + Các mức độ về thái độ nghề nghiệp của sinh viên chính quy 2 ngành Điều
    khiển tàu biển và Máy tàu biển được đào tạo trong nhà Trường được trang bị đã đáp
    ứng ở mức nào trước những yêu cầu công việc trên biển?
    4.2. Giả thuyết nghiên cứu:
    + Các kiến thức mà sinh viên chính quy tốt nghiệp 2 ngành Điều khiển tàu biển
    và Máy tàu biển được đào tạo trong Nhà trường đáp ứng tương đối khá tốt những yêu
    cầu công việc trên biển.
    + Các kỹ năng mà sinh viên chính quy tốt nghiệp 2 ngành Điều khiển tàu
    biển và Máy tàu biển được luyện tập trong Nhà trường đáp ứng tốt những yêu cầu
    công việc trên biển.
    4
    + Thái độ nghề nghiệp mà sinh viên chính quy tốt nghiệp 2 ngành Điều khiển
    tàu biển và Máy tàu biển được rèn luyện trong Nhà trường đáp ứng tốt những yêu
    cầu công việc trên biển.
    4.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.3.1. Đối tượng nghiên cứu,
    Đối tượng nghiên cứu là các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ
    nghề nghiệp của sinh viên chính quy 2 ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển
    đã được đào tạo và huấn luyện trong Trường Đại học Hàng hải đáp ứng được những
    yêu cầu công việc trên biển.
    4.3.2. Khách thể nghiên cứu:
    + Sinh viên hệ chính quy đã tốt nghiệp ra trường từ 3 năm trở lại đây (khóa
    45, 46, 47) của 2 ngành Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển đang làm việc trên các
    con tàu thuộc một số công ty vận tải biển trong nước và nước ngoài.
    + Ngoài ra, để tăng độ tin cậy của các thông số từ phía sinh viên, đề tài sẽ lấy dữ
    liệu, một số thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp các đối tượng thuyền viên trên ở
    trên tàu như: Thuyền trưởng, Đại phó, Máy trưởng, Máy nhất, cán bộ quản lý tại công ty,
    giảng viên tham gia công tác giảng dạy, huấn luyện đã có thâm niên đi tàu.
    + Căn cứ vào số lượng tàu biển của một số công ty vận tải biển của Việt
    Nam, đề tài đã chọn ra một số chức danh cho vấn đề nghiên cứu, cụ thể: sỹ quan
    vận hành (sỹ quan boong; sỹ quan máy); thủy thủ; thợ máy, Vậy chức trách công
    việc của các vị trí được nghiên cứu trong đề tài được quy định trong bộ công ước
    quốc tế STCW78/95 như sau [18, tr 20-30]:
    + Phó hai: Chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng khi tàu
    hành trình và đại phó khi tàu không hành trình, có nhiệm vụ sau đây:
     Trực tiếp phụ trách và tổ chức quản lý, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị
    hàng hải, hải đồ và các tài liệu về hàng hải, dụng cụ và thiết bị phòng chống cháy
    trên tàu;
     Quản lý buồng lái, buồng hải đồ, nhật ký hàng hải; bảo quản và tu chỉnh
    hải đồ; các tài liệu hàng hải khác theo các thông báo nhận được; chuẩn bị hải đồ, tài
    liệu về hàng hải cho chuyến đi; kiểm tra đèn hành trình, máy móc, thiết bị và dụng
    cụ hàng hải thuộc phạm vi mình phụ trách;
    5
     Bảo quản và duy trì sự hoạt động của đồng hồ tàu, thời kế, lấy nhật sai
    thời kế hàng ngày và ghi nhật ký thời kế;
     Bảo quản, kiểm tra sai số và chỉnh lý các dụng cụ, thiết bị hàng hải trên tàu;
    quản lý các linh kiện, phụ tùng dự trữ thay thế của máy móc, thiết bị máy móc, thiết bị
    hàng hải, trực tiếp khởi động và la bàn con quay theo lệnh của thuyền trưởng;
     Lập kế hoạch dự trù phụ tùng thay thế, các hạng mục sửa chữa định kỳ và
    đột xuất; đảm bảo cho các máy móc hàng hải luôn ở trạng thái hoạt động bình
    thường; có độ chính xác cao, đồng thời quản lý và sử dụng hợp lý vật tư, trang thiết
    bị được cấp;
     Thường xuyên kiểm tra chất lượng các bình chữa cháy, tổ chức quản lý và
    thay thế các chất trong bình khi hết hạn sử dụng; quản lý tốt các dụng cụ, trang bị
    phòng chống cháy, đảm bảo cho các trang thiết bị đó luôn ở vị trí quy định và sẵn
    sàng hoạt động;
     Giúp đại phó theo dõi việc giao nhận và bốc dỡ hàng hóa theo đúng sơ đồ
    đã được thuyền trưởng duyệt;
     Khi có điều động ra tàu, vào cảng phải có mặt ở phía lái tàu hoặc vị trí do
    thuyền trưởng chị định để chỉ huy thực hiện lệnh của thuyền trưởng; trường hợp cần thiết
    theo sự phân công của thuyền trưởng, đảm nhiệm một số nhiệm vụ của đại phó;
     Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng, phải báo cáo đại phó về các công việc
    chuẩn bị của mình cho chuyến đi;
     Đảm nhiệm các công việc của phó ba nếu trên tàu không bố trí chức danh
    này trừ nhiệm vụ trực ca do thuyền trưởng đảm nhiệm;
     Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập phó hai;
     Đảm nhiệm ca trực từ 00 giờ đến 04 giờ và từ 12 giờ đến 16 giờ hàng ngày
     Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công,
    + Phó ba: Chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng khi tàu
    hành trình và của đại phó khi tàu không hành trình, có nhiệm vụ sau đây:
     Trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện cứu
    sinh như xuồng cứu sinh, phao tự thổi; phao tròn, áo phao cá nhân và phải đảm bảo
    các dụng cụ, thiết bị này luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng an toàn, thuận lợi khi có
    tình huống khẩn cấp xảy ra;
    6
     Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trên xuồng cứu sinh, lập kế
    hoạch và định kỳ tiến hành thay thế, bổ sung các dụng cụ, nước ngọt, lương khô,
    thuốc cấp cứu sau khi đã được thuyền trưởng phê duyệt;
     Trực tiếp phụ trách công tác hành chính trên tàu và quản trị trên tàu nếu
    trên tàu không bố trí chức danh này
     Giúp đại phó trong việc kiểm tra, bảo quản các dụng cụ, thiết bị cứu thủng;
     Giúp phó hai trong việc bảo quản, chỉnh lý các dụng cụ, thiết bị hàng hải,
    tu chỉnh hải đồ và các tài liệu hướng dẫn hàng hải khác;
     Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng, phải báo cáo đại phó biết về việc
    chuẩn bị của mình,
     Khi điều động tàu ra, vào cảng, có mặt ở buồng lái để thực hiện lệnh của
    thuyền trưởng trong việc điều khiển tau chuông, ghi chép nhật ký điều động, xác
    định vị trí tàu và các nghiệp vụ hàng hải khác;
     Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập phó ba;
     Đảm nhiệm ca trực từ 08 giờ đến 12 giờ và từ 20 giờ đến 24 giớ hàng ngày,
     Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công,
    + Thủy thủ: Chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thủy thủ trưởng,
    có nhiệm vụ sau đây:
     Bảo quản, bảo dưỡng vở, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự
    phân công của thủy thủ trưởng hoặc thủy thủ phó;
     Theo dõi việc bốc dỡ hàng hóa, kịp thời phát hiện những bao bì rách, bị ướt,
    bốc dỡ không đúng quy định và báo cáo sỹ quan trực ca boong biết để xử lý, Nắm vững
    công việc khi ra vào cảng, đóng mở hầm hàng, làm dây, nâng và hạ cần cẩu, đo nước,
    bảo quản đưa đón hoa tiêu lên và rời tàu, thông thạo thông tin tín hiệu bằng cờ và đèn;
     Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định
    đặt các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản và sử dụng các trang
    thiết bị đó đúng quy định;
     Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về các chế độ làm việc, ăn ở,
    sinh hoạt, an ninh, trật tự và vệ sinh trên tàu;
    7
     Nếu thủy thủ được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật lặn thì khi thực hiện
    công việc dưới nước theo sự phân công của đại phó hoặc thủy thủ trưởng phải đảm
    bảo an toàn và hoàn thành nhiệm vụ được giao,
    + Máy ba: Chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng, có nhiệm
    vụ sau đây:
     Trực tiếp quản lý và khai thác máy phát điện, máy nén gió độc lập, máy
    lọc dầu đốt, bơm dầu đốt, thiết bị hâm nóng nhiên liệu và thiết bị khác, Trên các tàu
    máy hơi nước, máy ba phụ trách đốt lò, nồi hơi và các máy móc, thiết bị thuộc lò và
    nồi hơi; trực tiếp điều hành công việc của thợ lò, nếu trên tàu không bố trí trức danh
    trưởng lò;
     Tổ chức tiếp nhận, bảo quản, phân phối điều chỉnh tính toán nhiêu liệu cho tàu;
     Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với các máy
    móc, thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã
    được phê duyệt
     Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho máy móc, thiết bị thuộc mình quản lý và tổ
    chức quản lý, sử dụng vật tư kỹ thuật theo quy định hiện hành;
     Theo dõi ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý các hồ sơ, tài liệu của
    máy móc thiết bị do mình phụ trách;
     Khai thác công suất máy đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo đảm tình trạng kỹ
    thuật, chế độ hoạt động của các máy móc, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm
    hiện hành
     Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo máy trưởng biết việc
    chuẩn bị của mình cho chuyến đi;
     Đảm nhiệm nhiệm vụ của máy tư nếu trên tàu không bố trí chức danh máy
    tư, trừ nhiệm vụ trực ca do máy trưởng đảm nhiệm;
     Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn thực tập cho máy ba
     Trực ca từ 00 giờ đến 04 giờ và từ 12 giờ đến 16 giờ hàng ngày;
     Đảm nhiệm các công việc khác do máy trưởng phân công
    + Máy tư: chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của máy trưởng, có nhiệm vụ sau:
     Trực tiếp quản lý và khai thác hệ thống đường ống, hệ thống nước dằn, hệ
    thống ống thông gió buồng máy, hệ thống nước sinh hoạt và vệ sinh, nồi hơi phụ,
    8
    máy xuồng cứu sinh, các máy bơm độc lập, máy móc thiết bị trên boong nhưn máy
    neo, máy tời, máy cầu thang, hệ thống phát âm hiệu,
     Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với các máy
    móc thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã
    được phê duyệt
     Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho máy móc, thiết bị do mình quản lý và tổ
    chức quản lý, sử dụng vật tư được cấp theo quy định hiện hành
     Trước khi nhận hàng, cùng với đại phó kiểm tra hầm hàng, nước dằn và
    các hệ thống đường ống để chuẩn bị cho việc xếp hàng;
     Theo dõi, ghi chếp các thông số kỹ thuật và quản lý các hồ sơ tài liệu của
    máy móc thiết bị do mình phụ trách;
     Khai thác máy đảm bảo tình trạng kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy
    móc, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành;
     Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo cho máy trưởng biết việc
    chuẩn bị của mình cho chuyến đi,
     Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập máy tư trên tàu
     Đảm nhiệm các công việc khác do máy trưởng phân công
    + Thợ máy chính (fitter): chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của máy hai,
    có nhiệm vụ như sau:
     Bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị theo yêu cầu và hướng dẫn của
    máy trưởng và các sỹ quan máy
     Bảo quản các máy công cụ và đồ nghề được trang bị tại xưởng
     Thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết bị bộ phận máy
     Khi cần thiết, thực hiện nhiệm vụ trực ca của thợ máy theo sự phân công
    của máy trưởng
    + Thợ máy (Oiler): chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của máy hai và sự
    phân công trực tiếp của sỹ quan máy trực ca, có nhiệm vụ sau:
     Thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, vệ
    sinh buồng máy, nơi làm việc, tiếp nhận phụ tùng, vật tư theo sự phân công của máy hai,
     Sử dụng máy móc, thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, phòng độc, chống nóng, chống
    khói, lọc nước biển, dầu mỡ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy trình quy phạm,
    9
    4.4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu:
    4.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
    - Nghiên cứu Bộ luật về các tiêu chuẩn Huấn luyện cấp bằng đi ca cho thuyền viên
    trong Công ước quốc tế STCW của tổ chức Hàng hải Quốc tế 1996: Bảng A-II/1: Quy
    định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu đối với sỹ quan boong trực ca biển trên tàu 500 T
    đăng ký toàn phần hoặc lớn hơn; Bảng A-II/3: Quy định về tiêu chuẩn năng lực tối thiểu
    đối với sỹ quan boong trực ca biển và đối với thuyền trưởng trên tàu nhỏ hơn 500 T đăng
    ký toàn phần, đảm nhận hành trình gần bờ; Bảng A-II/4: Quy định tiêu chuẩn năng lực
    tối thiểu cho thủy thủ là thành viên của một ca trực biển; Bảng A-III/1: Quy định về tiêu
    chuẩn năng lực tối thiểu cho sĩ quan máy trực ca trong máy có người điều khiển hoặc
    phân công làm nhiệm vụ sỹ quan máy trong một buồng máy không có người điều khiển
    theo chu kỳ; Bảng A-III/4: Quy định tiêu chuẩn năng lực tối thiểu đối với thợ máy là
    thành viên của ca trực máy .
    - Nghiên cứu Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra cho sinh viên 2 ngành ĐKTB và MTB .
    - Nghiên cứu các văn bản của quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến
    công tác giáo dục đại học: Luật giáo dục; Chuẩn nghề nghiệp .
    - Nghiên cứu Bộ công ước quốc tế STCW về tiêu chuẩn thuyền viên; Luật Hàng
    hải dành cho sinh viên ngành Điều khiển tàu biển và sinh viên ngành Máy tàu biển.
    - Nghiên cứu chương trình khung, mục tiêu đào tạo, số liệu về đội ngũ cán bộ,
    giảng viên, sinh viên, thuyền viên có liên quan chất lượng đầu ra của sinh viên 02
    ngành đi biển của Trường Đại học Hàng hải.
    4.4.2. Phương pháp thu thập thông tin:
    + Phương pháp điều tra khảo sát.
    + Phương pháp phỏng vấn sâu.
    4.4.3. Công cụ sử dụng để nghiên cứu:
    + Phiếu xin ý kiến để thu thập thông tin, dữ liệu;
    + Dùng các phần mềm toán học ứng dụng chuyên ngành để tổng hợp, xử lý,
    phân tích, đánh giá các số liệu thu được (SPSS; Excel; .).
    4.4.4. Phương pháp chọn mẫu; tính toán mẫu khảo sát:
    Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không
    theo tỷ lệ, Mẫu khảo sát gồm sinh viên hệ chính quy đào tạo tại trường Đại học
    10
    Hàng hải bao gồm cả bậc đại học và cao đẳng, Gồm cựu sinh viên 02 ngành đi biển
    là Ngành Điều khiển tàu biển và ngành Máy tàu biển thuộc các khóa đào tạo 45, 46,
    47 đang làm việc trên các tàu vận tải biển trong và ngoài nước,
    11

    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước :
    1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước:
    + Trong các hội thảo do Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đề cập nhiều tới mối
    quan hệ giữa đào tạo và việc sử dụng nguồn nhân lực, Tại hội thảo quốc gia “Đào
    tạo theo nhu cầu xã hội” tổ chức năm 2005, 2007 hay “Đổi mới quản lý hệ thống
    giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
    năm 2010 đã cho thấy vấn đề đáp ứng công việc của sinh viên sau khi ra trường.
    Các nghiên cứu được trình bày trong các hội thảo tập trung chủ yếu về: Khả năng
    đáp ứng thị trường lao động của nguồn nhân lực hiện có về số lượng và cơ cấu; Cơ
    chế và giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa chương trình đào tạo và nhu cầu sử
    dụng nhân lực thực tế [15, tr 21]. Các nhà nghiên cứu và các trường đại học tham
    gia hội thảo đã trình bày những đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua
    nhãn quan của họ và không nghiên cứu đề cập đến quan điểm đánh giá của các nhà
    tuyển dụng lao động. Có một vài nghiên cứu đánh giá năng lực đáp ứng công việc
    của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học nhưng hướng tiếp cận là phía cựu sinh viên
    và thường do các trường đại học thực hiện. Cách tiếp cận này rất hiệu quả để các
    trường đại học nhận được những phản hồi trực tiếp về những kỹ năng và kiến thức
    cần trong thực tế công việc nhằm điều chỉnh chương trình giảng dạy.
    + Trong nghiên cứu: “Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị trưởng lao
    động”, năm 2007, tác giả Phạm Thị Huyền, giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc
    dân cho rằng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay cung không đáp ứng cầu về cả
    mặt số lượng và chất lượng. Về số lượng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực đạt chuẩn ở
    hầu hết các ngành từ công nghệ thông tin đến các ngành kinh tế như tài chính ngân
    hàng, marketing, du lịch hay đóng tàu. Về chất lượng, có thể nói tỷ lệ sinh viên tốt
    nghiệp đại học đáp ứng được yêu cầu thực tế công việc hiện tại là rất thấp. Nghiên
    cứu này cũng trích dẫn các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới là tới 50% doanh
    nghiệp may mặc, hóa chất đánh giá lao động được đào tạo không đáp ứng nhu cầu
    của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo cần được đào
    tạo lại ngay sau khi tuyển dụng, cá biệt, lịch vực phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A – Danh mục tài liệu trong nước:
    1. GS.TS Nguyễn Hữu Châu (2008), “Chất lượng giáo dục – Những vấn đề lý
    luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nộ.i
    2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu
    ra ngành đào tạo cho các trường Đại học, Học viên, Cao đẳng trong cả nước”,
    3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học
    giai đoạn 2010 – 2020”.
    4. Lê Văn Điểm (2012), Luật Hàng hải dành cho sinh viên ngành Máy tàu biển”,
    Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
    5. Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Quý Hùng (2006), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân
    lực ngành giao thông vận tải, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
    6. Phạm Thị Huyền (2007), Giáo dục đại học ở Việt Nam: Nhìn từ thị trường lao
    động, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
    7. PGS,TS Nguyễn Công Khanh (2012), Trích Xử lý và phân tích số liệu nghiên
    cứu với phần mềm SPSS, Đại học Sư phạm Hà Nội.
    8. Nguyễn Mạnh Khoa (11/2009), “ Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam
    tham gia công ước lao động hàng hải 2006 của Tổ chức Lao động quốc tế”,
    Nội san khoa học kỹ thuật Điều khiển tàu biển Số 13.
    9. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
    với SPSS, Nhà xuất bản thống kê.
    10. Chủ nhiệm đề tài PGS, TS, Nguyễn Văn Nam (2005), Các giải pháp cơ bản gắn
    đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã
    hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đề tài nghiên cứu khoa
    học cấp bộ.
    11. PGS,TS Nguyễn Cảnh Sơn (4/2007), “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao
    năng lực quản lý đội ngũ thuyền viên xuất khẩu tại Việt Nam”, tạp chí Khoa
    học – Công nghệ Hàng hải số 9.
    12. Lâm Quang Thiệp (200), Giáo dục đại học , Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
    Hà Nội.
    90
    13. Mai Bá Lĩnh, Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Đức Trung (11/2006) “Nghiên cứu
    yếu tố con người trong việc đào tạo huấn luyện sỹ quan, sinh viên khối đi
    biển”, tạp chí Khoa học – Công nghệ Hàng hải số 7.
    14. Ngô Lực Tài (2009), “Xuất khẩu thuyền viên có phải là một thế mạnh của
    ngành Hàng hải Việt Nam?”, Tạp chí Biển Việt Nam số 9.
    15. Phan Văn Tại; Đinh Gia Vinh; Nguyễn Văn Trọng (2011), “Nâng cao chất
    lượng đào tạo ngành đi biển tại Trường Cao đẳng Hàng hải 1 trong giai đoạn
    tới”, tuyển tập báo cáo, Hội nghị Khoa học công nghệ Hàng hải.
    16. Nguyễn Đức Trí (6/2010), “Một số vấn đề về trình độ đào tạo và chất lượng
    người lao động hiện nay”, tạp chí Khoa học giáo dục số 57.
    17. Chủ nhiệm đề tài PGS,TS Đặng Văn Uy (2007), Nâng cao năng lực đào tạo
    hàng hải các cấp tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ,
    18. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (2010)“Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục
    Đại học giai đoạn 2010-2012”.
    19. Nhà xuất bản giao thông (2008) “Một số văn bản pháp luật về thuyền viên
    làm việc trên tàu biển Việt Nam” Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
    B – Danh mục tài liệu nước ngoài:
    20. Patrick E,Grifffin: “Program development an Evaluation”, Assessment
    Research Centre RMIT Coburg.
    21. The Asia Maritime & Fisheries Universities Forum 2,Proceedings, Vietnam
    Maritime University 2010.
    22. Internarional Association of Maritime Universities, Globalization and
    Maritime Education and Training, Dailan Maritime University Press 2008.
    23. Saint Michael’s College, The Year 2000 Self – Study Report.
    24. Evaluation Manual, Commission on Institutions of Higher Education,1996.
    25. New England Association of Schools an Colleges Accreditation Commisson,
    Self-report, August, 2002.
    26. Saint Michael’s College, The Year 2000 Self-Study Report.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...