Thạc Sĩ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC BẢNG .5
    Mở đầu .8
    1. Lý do chọn đề tài 8
    2. Mục đích nghiên cứu 10
    3. Giới hạn nghiên cứu 11
    4. Phương pháp nghiên cứu 11

    Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .15
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 23
    Chương 2: THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ .28
    2.1. Mẫu nghiên cứu và kế hoạch đánh giá 28
    2.2. Xây dựng công cụ đo lường . 32
    2.3. Đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ đo lường 34

    Chương 3 : ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN
    KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG 38
    LAO ĐỘNG HÀ NỘI
    38
    3.1. Mức độ đáp ứng về kiến thức của sinh viên đối với yêu cầu của thị trường
    lao động Hà Nội 38
    3.2. Mức độ đáp ứng về kỹ năng của sinh viên đối với yêu cầu của thị trường
    lao động Hà Nội 48
    3.3. Mức độ đáp ứng về thái độ nghề nghiệp của sinh viên đối với yêu cầu của
    thị trường lao động Hà Nội .58

    Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ KIẾN
    THỨC, KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN VÀ THÁI ĐỘ NGHỀ NGHIỆP CỦA
    SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT BIỂN ĐỐI VỚI
    .69
    YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 69
    4.1. Giải pháp về kiến thức .69
    4.2. Giải pháp về kỹ năng chuyên môn 71
    4.3. Giải pháp về thái độ nghề nghiệp 73
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .77
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 79


    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài

    Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra rất mạnh
    mẽ ở trên thế giới. Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Vấn
    đề giáo dục là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển
    đó. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ cấp thiết.
    Giáo dục là một dịch vụ hàng hóa và chất lượng đào tạo của một cơ sở
    giáo dục sẽ thể hiện năng lực và uy tín của cơ sở giáo dục đókhi cung cấp “sản
    phẩm ” của mình ra thị trường lao động. Một sản phẩm đào tạo có chất lượng tốt
    sẽ được thị trường đón nhận vàngược lại. Vì vậycó thể nói chất lượng đào tạo là
    sự sống còn của nhà trường.
    Quá trình hội nhập kinh tế đưa lại cho nền giáo dục cách nhìn nhận mới về
    chương trình đào tạo theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa làm cho
    nền giáo dục tiếp cận với nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Mặt khác xã
    hội đang đòi hỏi cấp bách sản phẩm đào tạo của nhà trường thỏa mãn nhu cầu
    của nhà tuyển dụng trong điều kiện hiện tại và tương lai là sinh viên sau khi tốt
    nghiệp phải có kiến thức cơ bản để phát triểntoàn diện, có kỹ năng thực hành
    thành thạo về chuyên môn, có khả năng làm việc, giải quyết công việc thuộc
    chuyên môn đào tạo trong thực tế.
    Ngày 5/1/2009 Bộ giáo dục công bố tại Hội nghị toàn quốc chất lượng
    giáo dục Đại học diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh kết quả khảo sát từ đề tài
    trọng điểm cấp Bộ do Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, các
    nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp vì không đáp
    ứng được yêu cầu chuyên môn. Trường hợp tuyển dụng của tập đoàn Intel đầu
    năm 2007 sử dụng bài Test đối với 2000 sinh viên năm cuối tại 5 Đại học lớn ở
    thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ có 90 em đáp ứng trên 60% yêu cầu của
    quy định tuyển dụng. Hầu hết các ý kiến cho rằng việc đánh giá các sản phẩm
    giáo dục như sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học sẽ chỉ ra chính
    xác kết quả thực tế của các trường.
    Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
    ngành đào tạo ĐH-CĐ. Theo Bộ GD-ĐT đây là giải pháp góp phần nâng cao
    chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ
    sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, cũng như về năng lực của
    người học sau khi tốt nghiệp.
    Hiện nay nhiều trường Đại học cao đẳng đã công bố chuẩn đầu ra. Nhà
    trường và xã hội cũng rất quan tâm đến việc làm và khả năng đáp ứng công việc
    của sinh viên tốt nghiệp. Sinh viên có đáp ứng được mục tiêu đào tạo đề ra của
    trường học hay không, có làm việc đúng chuyên ngành và phát huy được kiến
    thức kỹ năng như thế nào. Điều đó sẽ giúp nhà trường có những giải pháp phù
    hợp trong quá trình đào tạo.
    Trường Đại học Thủy lợi là trường đại học chuyên ngành ở nước ta đào
    tạo nguồn nhân lực trình độ cao về lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện và tài nguyên
    nước phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh kinh tế và phát
    triển nông thôn trên phạm vi cả nước. Nền kinh tế xã hội của quốc gia, khu vực
    và quốc tế hiện nay cũng như sự phát triển của khoa học đòi hỏi Trường Đại học
    Thuỷ lợi phải trở thành một trường đại học hiện đại, tiên tiến để có thể đảm trách
    được nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu
    của ngành nước. Khoa Kỹ thuật biển là khoa liên kết đào tạo với Hà Lan trên cơ
    sở dự án “ Nâng cao năng lực đào tạo ngành Kỹ thuật bờ biển tại trường Đại
    học Thủy lợi”để đào tạo ra nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội nhằm khai thác
    và phát triển bền vững khu vực ven biển và hải đảo. Khoa áp dụng chương trình
    đào tạo của Hà Lan tuy nhiên tính phù hợp của chương trình cần phải xem xét.
    Do đó đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinhviên khoa Kỹ thuật biển có ý
    nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cải tiến chương trìnhđào tạo để phù hợp với
    yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động nói riêng và nhu cầu thực tế của thị
    trường lao động hiện nay.
    Vì vậy, tác giả chọn đề tài “ Đánh giá mức độ đáp ứngcông việccủa
    sinh viên tốt nghiệp khoaKỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao
    động Hà Nội
    ”làm đề tài luận văn thạc sỹ cho chuyên ngành Đo lường và đánh
    giá trong giáo dục.
    - Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài
    + Kếtquả nghiên cứu của đề tài nhằm xem xét, đánh giá được mức độ
    đáp ứng của sinh viên đối với công việc thực tế mà họ đang đảm nhận trên địa
    bàn Hà Nội. Đó chính là mong muốn của khoa Kỹ thuật biển khi cung cấp sản
    phẩm đào tạo ra thị trường đạt được chất lượng kỳ vọng.
    + Từ kết quả nghiên cứu đócung cấp thông tin cho khoa để khoa Kỹ thuật
    biển có thể có những điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp nhằm tăng
    cường khả năng đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường
    lao động nói chung, thị trường lao động Hà Nội nói riêng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ
    thuật biển trên các mặt: kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng công việc của
    sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...