Thạc Sĩ Đánh giá mức độ cảm nhiễm một số loại virut ở đàn tôm sú bố mẹ tại quảng nam và thử nghiệm một số bi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 29/11/13
    Last edited by a moderator: 29/11/13
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢM NHIỄM MỘT SỐ LOẠI VIRUT Ở ĐÀN TÔM SÚ( Penaeus monodon fabricius, 1978) BỐ MẸ TẠI QUẢNG NAM VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIÊN PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN SỰ LÂY NHIỄM VIRUT TỪ TÔM MẸ SANG ĐÀN ẤU TRÙNG


    MỤC LỤC
    Lờicam đoan i
    Lờicám ơn . ii
    Mụclục . iii
    Thuậtngữvàcáctừviếttắt . vi
    Danh mụccácbảng vii
    Danh mụccáchình viii
    MỞ ĐẦU . 1
    Phần 1
    TỔNG QUAN
    I. Tìnhhìnhnghiên cứubệnhvirus ởtôm he (Penaeus.sp) trên thếgiới 3
    1. Bệnh MBV . 3
    2. Bệnh virus đốm trắng 5
    3. Bệnh gan tụy do Parvovirus . 8
    4. Bệnh đầuvàng(YHD) 9
    II. Nghề nuôi tôm sú, bệnh v à nghiên c ứu bệnh virus trên tôm sú ở Việt Nam 10
    1.Nghề sản xuất tôm sú giống và nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam 10
    1.1. Nghề sản xuất tôm sú giống ở Việt Nam . 10
    1.2. Nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam . 11
    2. Nuôi tôm thương phẩm tại Quảng Nam 12
    . 3. Các nghiên cứu về bệnh ở tôm sú nuôi tại Việt Nam 13
    . III. Mộtsốnghiên cứuvềbiệnphápnhằmngăn chặnsựlây nhiễmmầm
    bệnhtừtôm bốmẹsang đàn ấutrùng . 16
    Phần 2
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    I. Đốitượng, thờigian, địa điểmnghiên cứu 18
    1. Đốitượngnghiên cứu . 18
    2. Thờigian nghiên cứu 18
    3. Địa điểmnghiên cứu 18
    II. Sơ đồkhốinghiên cứu . 19
    III. Phương phápnghiên cứu 20
    III.1. Thu mẫu và các thông tin có liên quan . 20
    III.1.1. Thu mẫu . 20
    III.1.2. Thu thập các thông tin có liên quan đến hiện trạng nghề sản xuất tôm
    sú giống ở Quảng Nam . 20
    III.1.3. Cố định mẫu . 20
    III.2. Cácphương phápnghiên cứu đã ápdụng 21
    III.2.1 Phương phápkiểmtra nhanh . 21
    III.2.2. Phương pháp kiểm tra phân tôm bố mẹ . 21
    III.2.3 Phương pháp môbệnhhọc 21
    III.2.4. Phương phápPCR 23
    III.3. Các phương phápbốtríthínghiệm ápdụngbiệnphápngăn chặn
    sựlây nhiễmvirus từtôm mẹsang đàn ấutrùng . 25
    III.4. Bố trí thí nghiệm để kiểm tra khả năng lây nhiễm virus MBV
    của các tôm sú đực và cái khi nhốt chung nhau trong một dụng cụ . 29
    III.5. Phương pháp xử lý số liệu . 30
    III.5.1. Xác định tỷ lệ cảm nhiễm virus 30
    III. 5.2. Xác đ ịnh cường độ nhiễm 30
    III.5.3. Phương pháp xử lý số liệu 31
    Phần 3
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    I. Hiện trạng nghề sản xuất tôm sú giống và mức độ cảm nhiễm virus
    ở đàn postlarvae tôm sú sản xuất tại Quảng Nam . 32
    I.1. Hiện trạng nghề sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam 32
    I.1.1. Thông tin chung 32
    I.1.2 Tình hình sản xuất tôm sú giống tại Quảng Nam trong 10 năm 32
    I.2. Mức độ cảm nhiễm các loại virus ở đàn postlarvae của tôm sú sản
    xuất tại Quảng Nam 34
    II.Mức độ cảm nhiễm virus WSSV, MBV, HPV ở đàn tôm sú bố mẹ
    tại Quảng Nam . 36
    III. Kiểm tra mức độ cảm nhiễm virus MBV ở tôm sú bố mẹbằng các
    phương pháp khác nhau 39
    IV. Kết quả thực nghiệm áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm virus
    từ mẹ sang đàn ấu trùng 44
    IV.1. Đánh giá hiệu quả của biện pháp kiểm tra WSSV ở tôm mẹ trước khi
    cho tham gia sinh sản nhằm sản xuất ra đàn postlarvae không nhiễm virus
    WSSV 44
    IV.2. Hiệu quả các biện pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm MBV từ tôm mẹ sang
    đàn ấu trùng . 44
    IV.3. Thí nghiệm kiểm tra khả năng lây nhiễm virus MBV từ con tôm sú bố,
    mẹ khi nhốt chung nhau trong một dụng cụ 50
    Phần 4
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
    I. K ếtluận 52
    II. Đềxuất ýkiến 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54


    MỞ ĐẦU
    Ngành NTTSđang ngày càng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi
    nhọn của Quốc gia, nó không chỉ mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước mà
    còn góp phần đáng kể vào sự thành công củacông tác giảm nghèo, làm thay
    đổi đời sống dân cư các vùng miền núi và ven biển. Trong nuôi thuỷ sản, nuôi
    tôm là mộttrong những nghềphát triển mạnh nhất. Khâu đầu tiên quyết định
    sựtồn tạivà phát triển của nghề nuôi tôm công nghiệp là sản xuất nhân tạo
    tôm sú giống. Bắt đầu từ năm 1998,khi các nhà khoa học cho tôm sú đẻ nhân
    tạo thành công tạimiềnTrung,thì nghề nuôi tôm mới thật sự phát triển và
    phát triển rất nhanh. Hàng nghìntrại sản xuất tôm sú giống đã được xây dựng
    dọc bờ biển miền Trung, nhiều hecta mặt nướcven biển được đưa vào nuôi
    tôm thương phẩm. Tuy nhiên, dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã làm cho năng suất,
    sản lượng tôm giống và tôm thịt ở khu vực này giảm sút mạnh trong những
    năm gần đây.
    Yếu tố đầu tiên và quan trọng gây bệnh cho động vật thủy sản là sự có
    mặt của tác nhân gây bệnh trong hệ thống nuôi thủy sản. Trong các trại giống
    và ao nuôi thương phẩm, tác nhân gây bệnh làvirus gây nhiều loại bệnh nguy
    hiểm khác nhau. Có những virus gây tác hại cho ấu trùng tôm như virus
    MBV, BMN, nhưng cũng có nhiều virus nhiễm vào tôm từ giai đoạn ấu trùng,
    do lây nhiễm theo trục dọc –từ mẹ sang con, nhưng lại phát bệnh ở giai đoạn
    tôm sú nuôi thương phẩm,như virus WSSV, YHV, HPV, . Hầu hết các
    virus gây bệnh ở tôm sú đều có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp từ tôm
    mẹ sang con. Do vậy,việc nghiên cứu để đánh giá mức độ và chủng loại virus
    cảm nhiễm ở đàn tôm mẹ trong các trại tôm giống tại Quảng Nam và thử
    nghiệm các biện pháp nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm virus này từ mẹ sang
    con, là giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng tôm sú giống sản xuất tại
    địa phương và góp phầnhạn chế dịch bệnh do virus gây ra ở các ao nuôi
    thương phẩm.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đểhoàn thành chương trình đào tạo
    thạc sĩ ngành nuôi trồng thủy sản,chúng tôiđược nhà trường và khoa nuôi
    Trang 2
    trồng thủy sản cho phépthực hiện đề tài: “ Đánh giá mức độ cảm nhiễm một
    sốloạivirus ở đàn tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) bố mẹ tại
    Quảng Namvà thử nghiệmmột sốbiện pháp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm
    virustừ tôm mẹ sang đàn ấu trùng”. Đề tài được thực hiện với các nội dung
    sau:
    1. Tìm hiểu hiện trạng nghề sản xuất tôm sú và các loàivirus cảm
    nhiễm ở đàn postlarvaetôm súsản xuất tạiQuảng Nam.
    2. Nghiên cứu sự cảmnhiễmvirus WSSV, MBV, HPV trên đàn tôm sú
    bố mẹ tại Quảng Nam.
    3. Thử nghiệmmột sốbiện pháp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễmvirustừ
    tôm mẹ sang đàn ấu trùng.
    Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng rằng kết quả thu
    được sẽ là cơ sở khoa học cho các biện pháp kỹ thuật để các trại sản xuất tôm
    sú giống của Quảng Nam có thể đưa ra thị trường đàn tôm sú giống khỏe
    mạnh,không hoặc ít mang tác nhân gây bệnh nguy hiểm như virus, góp phần
    giảm thiểu các bệnh dịch trong nuôi thương phẩm.
    Trang 3
    Phần 1
    TỔNG LUẬN
    I. Tình hình nghiên cứu bệnh virus ở tôm sú(Penaeus.
    Monodon ) trên thế giới:
    Tôm sú(Penaeusmonodon) được nuôi phổ biến ở rất nhiều quốc gia
    trên thế giới, tập trung nhiều ở khu vực Châu Á và Nam Mỹ. Đây chính là đối
    tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Trên tôm sú nuôi có thể bị nhiễm nhiều loại
    tác nhân gây bệnh khác nhau: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Trong đó
    virus luôn là tác nhân có thể gây ra nhiều loại bệnhnguy hiểmkhác nhau.
    Một số bệnhvirus thường gặp trên tôm sú:
    1. Bệnh Monodon Type baculovirus (MBV):
    Khi nói đến bệnh do virus gây ra cho tôm he nuôi, không thể không nói
    đến bệnh MBV. Bệnh MBV có thể tìm thấy trong hầu hết các thông báo bệnh
    tôm ở các nước trên thế giới. MBV có mặt trong phần lớn các trang trại nuôi
    tôm ở Châu Á như: Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Singapore, Thái Lan,
    Indonesia và có thể cảm nhiễm trên nhiều loài tôm khác nhau: P.
    monodon, P. merguiensis, P. indicus, P. semisulcatus, P. penicillatus,
    P.vanamei Tuy nhiên chỉ có tôm sú (P.monodon)thường bị nhiễm cao và
    phổ biến nhất.
    Virus MBV có thể cảm nhiễm ở các giai đoạn khác nhau của tôm nuôi
    và bắt đầu từ giai đoạnzoea 2. Dấu hiệu chính của bệnh thể hiện đặc thù nhất
    ở giai đoạn postlarvae, khi tôm bị nhiễm MBV nhẹ, các dấu hiệu lâm sàng
    không rõ ràng,khi bị nhiễm nặng, tôm có dấu hiệu yếu, bỏ ăn, bơi lội lờ đờ,
    cơ thể đổi màu xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, chuyển giai đoạn
    không đồng đều [23].
    Tôm thịt khi bị nhiễm MBV,thường chết rải rác, cơthể có màu đen tối,
    kém ăn, còi cọc, chậm lớn, chu kì lột xác kéo dài, mang và bề mặt cơ thể bị
    cảm nhiễm rất nhiều các tác nhân cơ hội như:vi khuẩn dạng sợi, động vật đơn
    Trang 4
    bào (protozoa), tảo đơn hay đa bào và các tác nhân khác, sau 3 đến 4 tháng
    nuôi, tôm vẫn có kích thước rất nhỏ, người ta thường gọi là“tôm kim”. Ngoài
    ra nhiều tác giả còn cho rằng,MBV có thể làm cơ thể tôm yếu đi và mẫm cảm
    hơn với các mầm bệnh nguy hiểm khác như vi khuẩn vibrio, virus đốm trắng,
    gây tỷ lệ chết cao trong quần đàn.
    Tôm sú bố mẹ cũng có thể nhiễm MBV, nhưng tác hại trên tôm mẹ
    không rõ ràng. Nhìn hình thức bên ngoài rất khó xác định tôm mẹ có nhiễm
    MBV hay không, nên nguy cơ đưa tôm mẹ có MBV (+) vào tham gia sinh sản
    nhân tạo trong các trại giống là rất cao. Các con tôm mẹ có MBV (+) chắc
    chắn sẽtạo ra những đàn postlarvae bị dương tính với MBV. Mức độ nhiễm
    MBV nặng hay nhẹ của tôm mẹ,có quan hệ chặt chẽ với mức độ nhiễm MBV
    cao hay thấp ở đàn tôm ấu trùng.
    Năm 1999, Liao đã thông báo rằng quần đàn tôm mẹ bắt từ biển của
    Đài Loan, năm 1987 nhiễm MBV 33%, đến năm 1989 nhiễm 100%, thường
    gặp nhiễm 85%. Natividad 1992, cho biết ở Philippines đến năm 1992 rất khó
    tìm được một đàn postlarvae của tôm sú không nhiễm MBV [3].
    Tại Việt Nam, phòng bệnh học của Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản III,
    đã phát hiện 30/54 (chiếm tỷ lệ 68%) mẫu kiểm tra tôm bố mẹ nhiễm MBV,
    với mẫu postlarvaebị nhiễm là 40,5% (nguồn VietNamNet, cập nhật
    05/12/2003).
    Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ nhiễm MBV và tác hại của
    bệnh này đối với điều kiện sống của tôm, Chanratchakool (1994) đã cho rằng:
    Những đàn tôm bị nhiễm MBV nếu được sống trong môi trường thuận lợi và
    ổn định,thì hầu như tác hại không đáng kể,nhưng khi gặp điều kiện môi
    trường không ổn định, tôm bị stress thì có thể kích thích MBV tăng cường
    mức độ cảm nhiễm và gây ra dịch bệnh [18].
    MBV còn có thể lây lan theotrục ngang. Nếutôm m ẹ (+) với MBV
    nhưng trứng và giai đoạn nauplius lại (-) với virus này. Điều này cho thấy
    không có sự lây nhiễm MBV theo trục dọc như đúng với nghĩa của từ này.
    Tuy vậy,virus từ tôm mẹ được thải ra bể đẻ,theo phân rồi cảm nhiễm vào
    đàn ấu trùng qua con đường tiêu hóa,khi ấu trùng sử dụng thức ăn từ môi
    Trang 5
    trường ngoài. Do vậy, đến giai đoạn zoea 2, ấu trùng của các con tôm mẹ (+)
    với MBV mới thể hiệnkết quả (+) với virus này [14,16].
    Ngày nay, bệnh MBV đã và đang được nghiên cứu ở nhiều quốc gia,
    hàng loạt các thông báo về kết quả nghiên cứu đã được công bố. Các phương
    pháp chuẩn đoán sự nhiễm MBV trên tôm ở mức độ hiện đại như: phương
    pháp dùng kính hiển vi điện tử, phương pháp thăm dò gen, phương pháp kiểm
    tra kháng thể của virus. Ngoài ra với MBV, do đặctính của nhóm virus có tồn
    tại thể ẩn,nên phương pháp nhuộm màu gan tôm ép tươi bằng malachite
    green và phương pháp mô học,cho phép chẩn đoán chính xác sự cảm nhiễm
    của MBV trong các tế bào gan tụycủa tôm,thông qua việc phát hiện sự tồn
    tại của các thể ẩn trong mẫu nghiên cứu. Tuy vậy, hai phương pháp này dù
    sao cũng còn một số hạn chế đó là không thể phát hiện chính xác khi tôm bị
    nhiễm virus ở giai đoạn đầu tiên, chưa hình thành thể ẩn (occulusion body).
    Nhưng phương pháp này phù hợp cho việc nghiên cứu bệnh MBV ở các
    phòng thí nghiệm thô sơ của các quốc gia nghèo (D.lighner, 1996)[23].
    2. Bệnh virusđốm trắng(White spot Baculovirus-WSBV):
    Virus này có nhiều tên gọi khácnhau:WSBV (White spot Baculovirus-Bệnh đốm trắng do Baculovirus),WSSV (White spot syndrome-Hội chứng
    đốm trắng) hay SEMBV (Systemic Ectodemal and Mesodermal Baculovirus).
    Đây là loại virus có độc lực lớn, hầu hết các loài tôm he đều có thể
    nhiễm bệnh này. Các thông báo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho
    thấy,tôm sú (Penaeus monodon) và tôm he Nhật Bản (P. japonicus) chịu tác
    hại rất lớn về bệnh này [3].
    Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và phân tử của virus cho thấy,
    virus đốm trắng cũng là virus chứa ADN, bộ gen mạch đôi dạng vòng, có
    dạng hình que hai đầu tròn, kích thước lớn 300x100nm. Dựa trên sự phân tích
    gen và hình thái học của virus này mà Wang el al (1995) và Wongteerasirpaya
    et al (1995) đã phân loại virus WSSV thuộc nhóm Baculovirus không hình
    thành thể ẩn. Tuy vậy, kỹ thuật phân tích trình tựADNcủa WSSV những
    năm gần đây đã không ủng hộ luận điểm cho rằng, tác nhân gây bệnh đốm


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đỗ Thiện Hải, 2004. Điều tra một số bệnh trên tôm sú giống ở Đà
    Nẵng và đề ra các biện pháp khắc phục. Báo cáo đề tài khoa học, 46 trang.
    2. Văn Thị Hạnh và ctv, 2002. Miễn dịch thụ động ngăn ngừa bệnh
    virus ở tôm sú. Trong tuyển tập nghềcá Sông Cửu Long. Nhà xuất bản nông
    nghiệp, trang 151- 261.
    3. Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội,
    (2004), Bệnh học thuỷ sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 410 trang.
    4. Đỗ Thị Hoà, 1996. Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu trên tôm sú
    (penaeus monodon Fabricius 1798) nuôi ở khu vực Nam trung bộ. Luận án
    phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp. 134 trang.
    5. Lý Thị Thanh Loan, 2003, Một số tác nhân gây bệnh trên các loài
    tôm he nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong tuyển tập nghề cá
    sông Cửu Long. Nhà xuất bản nông nghiệp. Trang 8-12.
    6.Nguyễn Trọng Nho, 1993. Bệnh trên tôm sú và biện pháp phòng trị.
    Trong kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà xuất bản nông nghiệp, trang 8-12.
    8. Dương Ngọc Tân, 2007. Đánh giá hiệu quả quy trình sản xuất tôm sú
    giống (penaeus monondon Fabricius, 1798) không dùng kháng sinh tại công
    ty TNHH thuỷ sản Hoàn Vũ –Ninh Thuận. Luận văn thạc sỹ. Trang 11.
    9. Bùi Quang Tề, 1995. Báo cáo kết quả khảo sát bệnh MBV ( Penaeus
    monodon Baculovirus) của tôm sú nuôi ở các tỉnh phía Nam. Trong báo cáo
    tổng kết đề tài: Xác định nguyên nhân gây chết tôm ở đồng bằng sông Cửu
    Long và các giải pháp tổng hợp để phòng trị của Nguyễn Việt Thắng, phần I.
    Trang 245 -260.
    10.Bùi Quang Tề, 2001. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Tổ
    chức Aus.AID xuất bản, 100 trang.
    11. Nguyễn Việt Thắng và cộng tác viên, 1996. Xác định nguyên nhân
    gây chết tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp tổng hợp để phòng trị,
    phần II. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước. 119 trang.
    Trang 55
    12. Lê Hoàng Thuý, 2006. Điều tra, nghiên cứu bệnh trắng đục thân
    trên ấu trùng tôm sú (penaeus monodon) tại Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ. 50
    trang.
    13. Nguyễn Thị Tường Vi, 2005. Bệnh virus trên tôm sú (Penaeus
    monodon Fabricius 1798) nuôi thương phẩm tại phường Hoà Hiệp Quận Liên
    Chiểu –TP Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ. 70 trang.
    14. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, 2001. Báo cáo tình hình
    bệnh tôm nuôi ở các tỉnh ven biển phía Bắc năm 2001 và một số giải pháp
    kiến nghị.
    15.Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, 2003. Kếtquả nghiên cứu về
    bệnh tôm sú ở các tỉnh phía Bắc năm 2003.
    16. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, 2002. Báo cáo tình hình
    nuôi tôm sú và dịch bệnh hàng tháng ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long.
    6. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II , 2003. B ệnh đốm trắng và tình hình
    dịch bệnh trên tôm sú nuôi khu vực Nam bộ.
    17. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II , 2003. Đánh giá tình hình
    tôm nuôi ở bốn tỉnh nam sông Hậu năm 2003.
    18. Chen, S.N, Chang P.S and Kou G.H (1992), Infection route and
    eradication of Penaeus monodon Baculovirus (MBV) in larval gaint tiger
    prawns Penaeus monodon. In Diseases of cultured penaeid in Asia and United
    States, by Wendy Fulks and Kevan L.Main. p.177-184.
    19. Chen, S.N, P.S, Chang, G.H Kou and D.V Lightner. Studies on
    Virogenesis and Cytophathology of P. monodon Baculovirus (MBV) in the
    giant tiger prawn (P.monodon) and the red tail prawn (P.penicilatus). Fish
    pathology, 1989, 24:89-100.
    20. Chen, S.N. Baculovirus (MBV) in larval gaint tiger prawns Penaeus
    monodon. In Diseases of cultured penaeid Shrimp in Asia and United States,
    by Wendy Fulks and Kevan L. Main,1992, p.177-184.
    21. Flegel, T.W. (1992), Occurrence diagnosis and treatment of shrimp
    diseases in Thailand. In: Diseases of cultured penaeid in Asia and theUnited
    States, by Wend of Fulks and Kevan L.Main. p57-111.
    Trang 56
    22. Liao, I.C. Diseases of Penaeus monodon in Taiwan: A review from
    1977 to 1991. In: Diseases of cultured penaeid shrimp in Asia and the United
    States, by Wendy Fulks and Kevan L.Main, 1992, p.113-127.
    23. Lightner, D.V (1996), MBV type virus disease. In: A handbook of
    shrimp pathology and diagnostic procedures for diseases of cultured penaeid
    shrimp. The world aquaculture sociely, section 3:/Viruses/MBV/8.p.
    24. Lightner, D.V. MBV type virusdisease. In: A handbook of shrimp
    pathology and diagnostic procedures for diseases of cultured penaeid shrimp.
    The world Aquaculture Society, 1996, section 3:/viruses/MBV/8p.
    25. Lightner, D.V (1996), Hepatopancreatic parvovirus (HPV). In: A
    handbook of shrimp pathology and diagnostic procedures for diseases of
    cultured penaeid shrimp. The World Aquaculture sociely, section
    3:/Viruses/HPV/8.p.
    26.Lightner, D.V (1996), Yellow-head virus disease. In the handbook
    of shrimp pathology and diagnostic procedures for diseases of cultured
    penaeid shrimp. The World aquaculture sociely, section 3: Viruses/YHV/ 8p.
    27.Navitidad, J.M and D.V.Lightner. Prevalence and geographic
    distribution of MBV and other diseases in culture Gaint tiger prawn (Penaeus
    monodon) in the Philippin. In: Diseases of culturepenaeidshrimp in Asia and
    the Unitedd States, by Wendy Fulks and Kevan L.Main, Hawaii, 1992/p 111-115.
    28.Pornlerd Chanrakool et,al (1994), Health Management in the shrimp
    ponds. 52p.
    29. Tokuosano and K. Monoyama (1992). Baculovirus infection of
    penaeid shrimp in Japan. In: Diseases of cultured penaeid shrimp in Asia and
    the United states. By Wendy Fulks and Kevan L.Main, Hawai, p 160-173.
    30. Wang, Y.G, K.L.Lee, M. Najiah, M.Shariff and M.D.Hassan
    (2000), A new bacterial white spot syndrom (BWSS) in cultured tiger shrimp
    penaeus monodon and its comparison with white spot syndrom (WSSV)
    caused by virus. Dis. Aquat. Org. 41:9-18.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...